Thăm rừng “đặc sản” ở xứ Thanh
hông chỉ tạo ra các giá trị sinh thái, sinh quyển và sinh học quý giá, rừng pơ mu, sa mu ngàn năm tuổi ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (tỉnh Thanh Hóa) còn tạo công ăn việc làm cho người bản địa, mang lại giá trị lớn về văn hóa, du lịch.
Cây pơ mu 1.000 năm tuổi ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Để nhìn ngắm tận mắt khu rừng pơ mu, sa mu “đặc sản” của xứ Thanh với nhiều đại thụ ngàn năm tuổi, chúng tôi phải tới tận bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa từ hôm trước, ngủ lại bản rồi sáng hôm sau leo lên núi cao. Bản Vịn nằm rất xa, cách huyện lỵ Thường Xuân hơn 70 km và cách trung tâm TP Thanh Hóa 130 km, đường sá đi lại khó khăn.
Ngắm “thần mộc” giữa đại ngàn
Để có thể mắt thấy, tay sờ được những “cụ” cây ngàn tuổi này, việc ngược rừng của chúng tôi không hề đơn giản. Rất may, chuyến đi này, chúng tôi được ông Thiều Đình Tính, người dân địa phương có thâm niên hàng chục năm đi rừng, hộ tống. Ông gần như thông thuộc hết những cánh rừng ở Xuân Liên như trong lòng bàn tay.
Sau khoảng 3 giờ đi luồn dưới những tán rừng xanh tốt, chúng tôi đã tới tận những gốc cây pơ mu, sa mu già và thực sự choáng ngợp trước vẻ cao lớn của chúng. Trong vô số những đại thụ giữa đại ngàn hùng vĩ, không khó để nhận ra cây sa mu khổng lồ, được xem là “thần mộc” giữa rừng già Xuân Liên. Cây sống ở độ cao hơn 1.200 m, giáp biên giới Việt – Lào, có đường kính 3,9 m và chiều cao tới tán là 43 m. Năm 2013, cây sa mu này cùng với “cụ” pơ mu có đường kính 2,7 m, cao 35 m được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam vinh danh là “Cây di sản Việt Nam”.
Theo ông Lê Quang Đạo, cán bộ Trạm Kiểm lâm bản Vịn – Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, 2 “cụ” cây này được các chuyên gia Nhật Bản lấy mẫu phân tích và xác định có tuổi đời lần lượt khoảng hơn 1.000 năm và 1.500 năm. Ngoài 2 đại thụ này, Xuân Liên còn có hàng chục cây trên 1.000 năm tuổi và khoảng 50 cây có đường kính từ 1 m trở lên, các cây khoảng tầm 1 người ôm thì nhiều vô kể.
“Rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã tới đây nghiên cứu, đánh giá quần thể rừng pơ mu, sa mu tại Xuân Liên là một trong những quần thể cây hạt trần thuộc họ hoàng đàn có tuổi đời lớn nhất, số lượng tập trung dày đặc nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại và được xem như “kho báu” của Thanh Hóa” – ông Đạo cho biết.
Rừng pơ mu, sa mu ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
Giữ rừng già là giữ nguồn sống
Khoảng hơn 20 năm về trước, Thanh Hóa có rất nhiều cánh rừng bạt ngàn, được xem là đặc hữu, như lim xanh. Thế nhưng, khi “cơn bão lâm tặc” quét qua, cánh rừng lim xanh một thuở ở Vườn Quốc gia Bến En giờ chỉ còn là hoài niệm. Không phải ngẫu nghiên “kho báu” pơ mu, sa mu tại Khu BTTN Xuân Liên tồn tại được tới ngày nay nếu không có sự bảo vệ quyết liệt của lực lượng kiểm lâm, của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là người dân bản địa.
Bản Vịn gần như 100 % người Thái sinh sống, nằm gọn trong thung lũng rộng lớn, được bao bọc bởi những cánh rừng xanh mướt. Nơi đây có khí hậu khá mát mẻ vào mùa hè, bớt giá lạnh vào mùa đông. Cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, con người chất phác, hồn hậu nên bản Vịn được ví như Sa Pa thứ 2 của xứ Thanh.
Ông Lang Hồng Tuyên, Bí thư Chi bộ kiêm trưởng bản Vịn, cho biết cả bản có 180 hộ và gia đình nào cũng có ý thức bảo vệ rừng. “Bao đời nay, dân bản chúng tôi sống dựa vào rừng. Chính những cánh rừng nguyên sinh là nơi khởi nguồn, cung cấp nước cho chúng tôi sinh sống hằng ngày và trồng trọt. Vì thế, chúng tôi luôn nhắc nhở nhau cùng bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn sống của mình” – ông Tuyên bày tỏ.
Ông Nguyễn Phú Thiều, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm bản Vịn, cho biết rừng tại bản này là nơi gần như còn nguyên sinh và giàu trữ lượng nhất Xuân Liên. Công tác bảo vệ rừng tại đây được bảo đảm là nhờ có sự chung tay của người dân. “Bà con nơi đây rất có ý thức bảo vệ rừng, nhất là rừng nguyên sinh. Từ khi tổ bảo vệ rừng của bản Vịn được thành lập (do người dân trong bản bầu ra để đi tuần tra, gác rừng cùng kiểm lâm), đặc biệt là chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai, bằng cách giao khoán rừng cho hộ dân và cộng đồng bảo vệ, nhận thức của người dân đã thay đổi rất lớn, giúp họ thấy càng có trách nhiệm gắn bó với rừng” – ông Thiều nhìn nhận.
Nhờ bảo vệ được những cánh rừng thuộc loại “sách đỏ” mà hiện nay, người dân bản Vịn mở ra cho mình cơ hội rất lớn: Có thể kiếm sống được ngay trên chính khu rừng này khi du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm đang được quan tâm đầu tư tại địa phương. Ông Nguyễn Quốc Hoàn, Chánh Văn phòng UBND huyện Thường Xuân, cho biết huyện đã quy hoạch xây dựng bản Vịn thành điểm du lịch cộng đồng kết hợp du lịch khám phá nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh hiện có của địa phương, hướng tới phát triển du lịch xanh và bền vững.
Khu dự trữ đa dạng sinh học Video đang HOTKhu BTTN Xuân Liên được thành lập năm 2000, có tổng diện tích khoảng 24.000 ha, được bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là một trong những khu bảo tồn có dự trữ đa dạng sinh học quý giá của Việt Nam, với nhiều loài động thực vật nằm trong “Sách đỏ” Việt Nam và thế giới, có giá trị về khoa học và sinh thái. Tại Xuân Liên, cơ quan chức năng đã xác định 1.142 loài thực vật, trong đó có nhiều loài lần đầu tiên được ghi nhận trên thế giới. Trong số này, quần thể rừng pơ mu, sa mu thuộc loại quý hiếm trên 1.000 năm tuổi. Hệ sinh vật phong phú, đặc biệt có sự trú ngụ của vượn đen má trắn – loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, nằm trong danh mục “Sách đỏ” Việt Nam. Đây cũng là nơi sinh sống của 192 loài chim, 80 loài thú, 44 loài lưỡng cư, 41 loài bò sát, 69 loài cá và gần 1.300 loài côn trùng. |
'Đặc sản' trên bầu trời ở Na Uy, du khách khắp nơi tìm đến chỉ để 'săn' thành công
Ở Na Uy, cực quang có thể xuất hiện quanh năm, nhưng mùa 'săn' lý tưởng nhất là vào mùa thu và mùa đông.
Nghe tới cực quang, ai cũng sẽ nghĩ rằng chúng chỉ có thể xuất hiện trên phim, hay trong truyện, qua sự tô vẽ của những người nghệ sỹ hay các kỹ xảo điện ảnh. Tuy nhiên, cực quang hoàn toàn có thật ở ngoài đời.
Theo Wikipedia, trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học, được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, tạo thành những dải hay vòm sáng.
Cực quang trên bầu trời. (Ảnh Wikipedia)
Những dải, vòm sáng này liên tục chuyển động và thay đổi, làm cho chúng trông giống như những dải lụa đầy màu sắc trên bầu trời. Không hề có sự can thiệp của các công cụ, phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, cực quang có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp nhất của tự nhiên.
Cực quang thường dễ được quan sát ở khu vực có vĩ độ cao xung quanh hai địa cực của Trái Đất. Trên thế giới, nó phổ biến xuất hiện ở các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là vùng Bắc Âu như Na Uy, Phần Lan hay Thụy Điển. Trong đó, Na Uy là điểm đến hấp dẫn hơn cả, được xem là nơi "săn" cực quang đẹp nhất thế giới.
Cực quang ở Na Uy - thứ "đặc sản" trên trời ai ai cũng muốn "săn" thành công
Theo lời của các du khách, cực quang ở Na Uy gần như xuất hiện quanh năm. Khi trời tối hẳn, quang mây, thì nhìn sẽ rất rõ, khung cảnh hiện ra vô cùng đẹp mắt. Ngược lại, những ngày trời có mưa, tuyết hoặc sương mù thì nhìn khó hơn hoặc không thấy được.
Cũng bởi chỉ có thể ngắm nhìn khi trời tối, nên thời điểm thích hợp nhất để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của cực quang trên bầu trời, là vào mùa thu hoặc mùa đông, tức là khoảng tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Vì lúc này, ban đêm dài hơn ban ngày, nên du khách sẽ dễ dàng có thể nhìn thấy cực quang hơn. Thời gian này còn được các tín đồ du lịch gọi với cái tên là "mùa cực quang".
Mùa thu và mùa đông, khi thời gian ban đêm dài hơn ban ngày, cũng là khoảng thời gian lý tưởng để ngắm nhìn cực quang ở Na Uy. (Ảnh Getty)
Không chỉ ngắm nhìn cực quang giữa bầu trời đầy sao vào lúc đêm khuya, trải nghiệm thấy cực quang khi mặt trời vẫn chưa lặn hoàn toàn cũng rất thú vị. Khi này, trời vẫn sáng nhẹ, ánh nắng vẫn le lói ở một vài khu vực, đan xen với cực quang, tạo nên hiện tượng được người dân gọi là "ban ngày vùng cực".
Một trong những thành phố nổi tiếng nhất về cực quang là Tromso ở phía Bắc Na Uy. Đây cũng là thành phố cảng lớn nhất trong vùng, là điểm dừng chân lý tưởng của các đoàn thám hiểm, nhà khám phá, hay các nhiếp ảnh gia mong muốn được "bắt trọn" những dải cực quang trên bầu trời.
Thành phố cảng Tromso - điểm đến hàng đầu cho những du khách có mong muốn "săn" cực quang. (Ảnh Getty)
Cực quang xuất hiện trên bầu trời Tromso.
Dù mùa cực quang là vào mùa đông lạnh giá, nhưng lượng du khách tới và ghé thăm Tromso vẫn rất đông. Một trải nghiệm ngắm cực quang thông thường sẽ bao gồm một đêm nghỉ ở trung tâm thành phố, một đêm cắm trại ở khu vực ngoại ô, nơi rộng lớn để ngắm nhìn bầu trời sao và cực quang.
Du khách có thể tự chuẩn bị trại và các dụng cụ để du lịch tự túc, hoặc đặt dịch vụ của người bản địa. Những trải nghiệm bản địa được yêu thích đó là ngủ trong lều của người dân tộc Sami hay những ngôi nhà gỗ gọi là "keta", đốt lửa trại và ăn những món ăn truyền thống là bánh mì cùng thịt tuần lộc nướng.
Ở trong những chiếc lều...
hay đốt lửa trại giữa trời, cạnh bờ biển là một trải nghiệm rất đáng thử khi đi ngắm cực quang.
Đối với những du khách yêu thích sự khám phá hơn, có thể chọn cắm trại trong rừng sâu cùng chiếc xe trượt tuyết cắn động cơ. Trải nghiệm được những tín đồ du lịch bụi, hay các bạn trẻ rất ưa chuộng.
Ngoài cắm trại, ngắm bầu trời cực quang đêm trên tàu cũng rất thú vị. Du khách cần đặt trước vé cho việc lên tàu, còn tàu sẽ khởi hành từ chiều và trôi từ từ trên mặt nước, giúp du khách ngắm nhìn cực quang một cách trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, hãy nhớ luôn mặc áo ấm, bởi khi đi thuyền trên biển, gió sẽ mạnh và lạnh hơn so với khi ở trong đất liền.
Những con tàu phục vụ cho du khách trải nghiệm vừa ngắm cực quang vừa trôi chầm chậm trên biển. (Ảnh Travel Leisure)
Những điểm đến du lịch và đặc sản khác ở Na Uy
Không chỉ có "đặc sản" cực quang, khiến du khách mãn nhãn, đất nước Na Uy cũng có không ít những trải nghiệm đáng thử khác.
Những địa điểm độc đáo của quốc gia này, thường được các chuyên trang du lịch gợi ý có thể kể tới như thủ đô Oslo, thủ đô từng được Ủy ban Châu Âu bình chọn là thủ đô xanh, có khí hậu, không khí trong lành; vịnh hẹp Geiranger, vịnh được mệnh danh là vịnh hẹp đẹp nhất thế giới, từng được UNESCO công nhận là di sản vào năm 2005 hay quần đảo Lofoten, nơi hoang sơ, kỳ vĩ, nổi tiếng với những rặng san hô nước sâu lớn nhất thế giới và những loài động vật biển như cá voi lưng gù, hải âu, đại bàng biển...
Thủ đô Oslo, vịnh hẹp Geiranger và quần đảo Lofoten là những địa điểm du lịch được yêu thích hàng đầu của du khách khi tới với Na Uy.
Ẩm thực Na Uy cũng vô cùng đa dạng và phong phủ, đặc biệt là với những món ăn từ hải sản. Nổi tiếng có món Rakfisk, hay được biết đến nhiều hơn với cái tên cá thối. Nguyên liệu làm nên món ăn này là cá hồi tươi, cùng một vài loại cá đã được muối sẵn, rồi ủ lên men trong vòng 2 - 3 tháng cho đến khi dịch cá tiết ra. Cá trước khi đưa tới thực khách đều đã được làm sạch, sau đó ăn với thịt xông khói, mù tạt hoặc nước chấm địa phương.
Hay món Lutefisk, là món cá tuyết khô ngâm giấm, có vị chua cay đặc trưng của người Na Uy. Lutefisk ăn cùng nước sốt sền sệt, tạo nên hương vị cực kỳ độc đáo.
Những món ăn được làm từ hải sản nổi tiếng ở Na Uy, trong đó có món "cá thối". (Ảnh Wikipedia)
Cá tuyết cũng có thể tạo nên Bacalao. Đây là một món ăn phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ một nhà hàng nào tại Na Uy. Cá được nấu với cà chua, khoai tây, hành tây và tỏi.
Bên cạnh hải sản, cũng đừng quên thưởng thức món thịt cừu Farikal, thịt được chế biến theo nhiều cách, ăn rất ngon mà không bị hôi.
Nếu đang dự định một chuyến du lịch nước ngoài cùng gia đình, bạn bè và người thân, thì hãy tham khảo đất nước Bắc Âu Na Uy, để tham quan những điểm đến đẹp, thưởng thức những món ăn ngon và "săn" bầu trời cực quang ảo diệu nhé.
Những cảnh đẹp, đặc sản nên thử khi du lịch Hòn Cau, Bình Thuận Nắm những bí quyết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn trải nghiệm du lịch tại Hòn Cau (Bình Thuận) thú vị mà lại an toàn. Du lịch Hòn Cau (Bình Thuận). Ảnh: BTC. Hòn Cau (hay còn gọi Cù Lao Câu) được coi là thắng cảnh thiên nhiên thơ mộng, cảnh quan hoang sơ với một hệ sinh thái phong phú, đa...