Tham quan quần thể hang động Hua Bó Sơn La
Xã Mường Bú là xã cửa ngõ của huyện Mường La, nằm trên trục đường tỉnh lộ 106 cách trung tâm huyện Mường La 19km về phía Tây Nam; Là một vùng có truyền thống lịch sử cách mạng được ghi danh trong nhiều cuốn sách.
Trải qua hàng triệu năm dưới sự tác động của kiến tạo địa chất và dòng chảy của mạch nước ngầm trong lòng núi đã tạo nên nhiều hang động tại nơi này. Tuy nhiên hệ thống hang Hua Bó tiêu biểu gồm 3 hang nằm kề nhau kéo dài từ Đông sang Tây, mỗi hang đều có vẻ đẹp riêng biệt và được nhân dân địa phương ở vùng này đặt tên cho từng hang.
Hang thứ nhất : Có tên Thẳm Bú, là một hang tự nhiên có nhiều cảnh quan kỳ thú, là món quà của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Cửa hang quay về phía Tây cao 20m, rộng 12m; diện tích khoảng 1.800 2.
Bước vào hang như bước vào ngôi nhà mát mẻ, du khách sẽ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hết sức sinh động và lộng lẫy do thạch nhũ tạo nên với những đường nét mềm mại uyển chuyển vô cùng tinh tế, sắc sảo tới từng chi tiết nhỏ. Trần hang là những nhũ đá hình các con vật như: Voi, hươu, rồng, phượng, rùa, các loại chim… đang ẩn mình trong thảm thực vật được tạo ra bởi những nhũ đá. Ẩn khuất đâu đó ở các khoang hang tựa như những thửa ruộng bậc thang, những rừng hoa, rừng cây.
Hang thứ 2: Có tên là thẳm Nàng Nọi nằm kề hang thứ nhất, cửa hang quay về hướng Tây chếch Bắc; diện tích khoảng 1.600m 2, trần hang cao 40m đến 50m, hang có hình dáng như mai rùa. Lòng hang có một bãi đất bồi rộng bằng phẳng có sức chứa khoảng 700 người. Vào phía trong hang du khách như bước vào cửa động thiên cung, không gian huyền ảo, với vô vàn mẫu đá cẩm thạch mang dáng vẻ của Đức mẹ Maria, các thiên thần bay lượn, những bầy sư tử, cá sấu và hàng ngàn tuyệt tác khác. Đặc biệt ở đây có 4 trụ đá vững chắc, mỗi trụ đá được kết nối với nhau bằng các nhũ đá dài quấn quanh như những con rồng thể hiện cho sức mạnh quyền uy. Mỗi trụ đá đều được trang trí hình hài tựa mây bay, long, ly, phượng vũ, hoa lá và dây leo…Ở đây du khách còn bắt gặp nhiều nhũ đá hình những cô gái đang ngồi gội đầu, với mái tóc bóng trải dài óng mượt, làn da trắng mịn, khuôn mặt trái xoan, với bộ áo Thái có hai hàng cúc bướm, một bà mẹ bồng con đang đứng chờ chồng được thiên nhiên trạm trổ cực kỳ tinh xảo. Ngước lên trần hang du khách gặp những hình tượng: Người, chim, bướm, hoa cỏ, muông thú… như đang dự tiệc. Đây là những tác phẩm điêu khắc do bàn tay tài hoa tác thành qua hàng vạn năm.
Video đang HOT
Đặc biệt, hang gắn liền với một câu chuyện truyền thuyết của nhân dân địa phương vùng này về Nàng Nọi – Một người con gái xinh đẹp nết na hiền dịu, tài giỏi có một trái tim nhân hậu đã cùng Vua Khâu Pha bảo vệ và xây dựng quê hương bản làng để có ngày nay cả một vùng cánh đồng bằng phẳng, phì nhiêu rộng lớn đặc biệt khu đầu nguồn. Toàn bộ Mương phai nằm trong thung lững của bản Nang phai nói riêng và của xã Mường Bú nói chung là nhờ công ơn của Vua Khâu Pha và Nàng Nọi. Vì vậy hang Hua Bó được đặt tên là Thẳm Nàng nọi ( hang Nàng Nọi).
Hang thứ 3: Được gọi là Thẳm Kia (hang Dơi) nằm cách hang thứ hai khoảng 700m, cửa hang quay về phía Tây, vòm hang cao khoảng 20m, cửa hang rộng 30m, trần hang cao 50m. Hang có độ sâu chừng 40m, được chia làm 2 ngách:
Ngách phải: Dài khoảng 15m, rộng 20m lòng hang ẩm có nhiều tảng đá kích cỡ khác nhau, đi vào 2m có tảng đá hình con ngựa vằn, trần hang thấp, vách hang thưa thớt điểm những khóm nhũ đá mang hình thù các con vật.
Ngách trái: Ẩm thấp hơn, lòng hang sâu thắt lại ở giữa có dòng suối nhỏ chạy dài khoảng 150m chảy suốt ngày đêm. Hai bên vách hang là những tảng đá như được bào nhẵn chạy dài theo lòng hang, những nhóm nhũ đá mang hình bầu sữa mẹ ngày đêm cần mẫn rỏ những giọt nước trong vắt.
Hua Bó là một hệ thống hang đẹp và độc đáo; Là món quà quí giá của thiên nhiên ban tặng cho vùng đất nơi này. Với vị trí địa lý nằm giữa thành phố Sơn La và thủy điện Sơn La, Hua Bó hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn và lý thú đối với đông đảo bạn bè du khách trong và ngoài nước yêu mến thiên nhiên và ưa thích khám phá.
Quần thể đền thờ, hang động 400 triệu năm tuổi nổi tiếng sắp lắp thang cuốn
MALAYSIA - Ban quản lý quần thể đền thờ Hindu nổi tiếng ở Malaysia đang có kế hoạch lắp một chiếc thang cuốn cho những du khách không thể hoặc không muốn leo lên 272 bậc thang đến đền thờ trên hang động cao.
Theo CNN Travel, động Batu là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất của Malaysia. Nơi đây là một địa điểm tôn giáo cổ xưa cho những người theo đạo Hindu và là tâm điểm của lễ hội Thaipusam thường niên.
Nằm cách thủ đô Kuala Lumpur một vài km về phía bắc, động Batu đươc cho là có niên đại khoảng 400 triệu năm tuổi. Các tín đồ thường xuyên 'sống ảo' chắc chắn không xa lạ gì với những bậc thang cầu vồng cao sừng sững dẫn thẳng từ cửa động xuống mặt đất.
Để tới được ngôi đền nằm trong hang đá vôi trên đỉnh, du khách phải leo 272 bậc thang.
Động Batu là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất của Malaysia. Ảnh: Azim Khan Ronnie/SOPA
Người phát ngôn của ủy ban quản lý khu vực trong cuộc họp báo hôm 19/1, cho biết: "
R. Nadarajah - Chủ tịch ủy ban đền thờ cho biết: "Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ hỗ trợ chúng tôi, vì thang cuốn này sẽ giúp ích nhiều cho những người khuyết tật và người già không thể leo lên các bậc thang để đến được ngôi đền chính".
Ông Nadarajah nói thêm rằng việc xây dựng thang cuốn cũng như hội trường đa năng mới sẽ bắt đầu sau lễ hội Thaipusam, diễn ra vào ngày 25/1. Ông cho biết lễ hội này cho khách ượu tính trị giá tới 7,5 triệu USD.
Du khách tới Malaysia thường tìm đến động Batu để ngắm bậc thang cầu vồng nổi tiếng. Đoạn bậc thang dẫn lên động này cũng là một phần trong nỗ lực của đơn vị quan lý ngôi đền, nhằm thu hút thêm nhiều du khách.
Giới chức trách của động Batu khẳng định chiến lược này đã có hiệu quả và chỉ ra rằng những bậc thang màu sắc sống động này đã gây ấn tượng tốt với các tín đồ mạng xã hội. Tuy nhiên, việc cải tạo lại cũng gây ra tranh cãi với hội đồng di sản Malaysia. Cơ quan này cho rằng các bậc thang đã được sơn lại trước cả khi việc cải tạo được phê duyệt.
Theo CNN Travel
Độc đáo quần thể hang động ở Cao Phong, Hòa Bình Quần thể hang động ở núi Đầu Rồng, thuộc thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, cách Quốc lộ 6 khoảng 1km được phát hiện hơn 10 năm trước. Tại đây có nhiều động lớn, nhỏ chung quanh núi và dựa trên đặc điểm tự nhiên của từng hang mà người dân đặt cho những tên như: Hoa Sơn Thạch Động, Động Không...