Thăm quan ngôi chùa Ao Vuông
Người Khơ me gọi đây là chùa Âng, còn người Việt lại gọi đây là chùa Ao Vuông, vì trước chùa có một cái ao vuông lớn.
Theo truyền thuyết, ngôi cổ tự có từ ngàn năm trước, và được xây dựng qui mô như hiện nay vào năm Thiệu Trị thứ 3, tức năm 1842. Đây còn là nơi lưu giữ tro cốt của người Khơ me.
Ông Hải, cư dân địa phương kể.
“Người Khơ-me Phật tử, người ta mất, người ta để trong đó. Chùa ao vuông Trà Vinh. Chùa này chắc, nghe nói cả ngàn năm rồi. Chùa này là chùa cổ. Chùa cổ của Trà Vinh”.
Việc xây dựng ngôi chùa bề thế, uy nghi vào giữa thế kỷ 19 đã chứng tỏ rằng, khu vực trên con giồng cát phía tây nam thành phố Trà Vinh ngày nay, vào thời điểm ấy đã có những phum sóc Khơ me có đời sống kinh tế sung túc với trình độ cao trong nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc.
Nhà sư Thạch Minh Hùng cho biết.
“Diện tích là 35 công. 35 công đất nguyên chùa. Ở đây là mười trụ trì rồi. Mình là Nam Tông. Nam Tông Khơ-me. “Sáng từ 6 giờ tới 12 giờ mới dùng được. Tới 12 giờ tới tối, một ngày vậy, tối tới sáng mới dùng cà phê sữa, cà phê đá, nước ngọt vậy đó, kẹo vậy được… Mấy ngày Dolta, Chol Thơ Nam là mấy người dân đến chùa nhiều”.
Đa số đồng bào Khơ me Trà Vinh theo đạo Phật, phái Nam tông. Trong đời sống tinh thần của người Khơ me, ngôi chùa không chỉ là nơi tu hành, mà còn là nơi bảo tồn, truyền thừa các giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sư ở đây được phép thọ dụng các thức ăn thịt cá… do cúng dường.
Ông Hải nói thêm.
“Sư ở đây thì dễ lắm, ví dụ như sư ở đây là bên Nam Tông, sư ăn mặn thì mình có lòng là mình cúng, là cái phước của mình vậy thôi”.
Chùa Âng là một quần thể các công trình kiến trúc bao gồm tăng xá, giảng đường dạy chữ Paly và chữ Khơ me. Chùa Âng còn là nơi thanh niên Khơ me đến tu học theo tập tục tu báo hiếu của người Khơ me Nam bộ.
Theo VOA
Ghé thăm Chùa Ao Vuông
Người Khơ me gọi đây là chùa Âng, còn người Việt lại gọi đây là chùa Ao Vuông, vì trước chùa có một cái ao vuông lớn. Theo truyền thuyết, ngôi cổ tự có từ ngàn năm trước, và được xây dựng qui mô như hiện nay vào năm Thiệu Trị thứ 3, tức năm 1842.
Đây còn là nơi lưu giữ tro cốt của người Khơ me. Ông Hải, cư dân địa phương kể. "Người Khơ-me Phật tử, người ta mất, người ta để trong đó. Chùa ao vuông Trà Vinh. Chùa này chắc, nghe nói cả ngàn năm rồi. Chùa này là chùa cổ. Chùa cổ của Trà Vinh". Việc xây dựng ngôi chùa bề thế, uy nghi vào giữa thế kỷ 19 đã chứng tỏ rằng, khu vực trên con giồng cát phía tây nam thành phố Trà Vinh ngày nay, vào thời điểm ấy đã có những phum sóc Khơ me có đời sống kinh tế sung túc với trình độ cao trong nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc. Nhà sư Thạch Minh Hùng cho biết. "Diện tích là 35 công. 35 công đất nguyên chùa.
Ở đây là mười trụ trì rồi. Mình là Nam Tông. Nam Tông Khơ-me. "Sáng từ 6 giờ tới 12 giờ mới dùng được. Tới 12 giờ tới tối, một ngày vậy, tối tới sáng mới dùng cà phê sữa, cà phê đá, nước ngọt vậy đó, kẹo vậy được... Mấy ngày Dolta, Chol Thơ Nam là mấy người dân đến chùa nhiều". Đa số đồng bào Khơ me Trà Vinh theo đạo Phật, phái Nam tông. Trong đời sống tinh thần của người Khơ me, ngôi chùa không chỉ là nơi tu hành, mà còn là nơi bảo tồn, truyền thừa các giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sư ở đây được phép thọ dụng các thức ăn thịt cá... do cúng dường. Ông Hải nói thêm. "Sư ở đây thì dễ lắm, ví dụ như sư ở đây là bên Nam Tông, sư ăn mặn thì mình có lòng là mình cúng, là cái phước của mình vậy thôi". Chùa Âng là một quần thể các công trình kiến trúc bao gồm tăng xá, giảng đường dạy chữ Paly và chữ Khơ me. Chùa Âng còn là nơi thanh niên Khơ me đến tu học theo tập tục tu báo hiếu của người Khơ me Nam bộ.
Theo VOA
Tham quan khu nhà cổ độc đáo bối cảnh phim Người tình Nhà cổ Bình Thuỷ là một trong hơn 70 căn nhà cổ thuộc thành phố Cần Thơ. Đây là một trong số ít những căn nhà cổ còn nguyên vẹn cho đến ngày nay. Công trình này có giá trị lớn trong việc hỗ trợ công tác nghiên cứu, tìm hiểu nền văn hóa, phong tục tập quán của người dân Đồng bằng...