Tham quan di tích núi Phặt Chỉ ở Lạng Sơn
Di tích núi Phặt Chỉ thuộc khu núi phía Nam của Khu du lịch Mẫu Sơn, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình – một địa danh nổi tiếng về khu nghỉ dưỡng, sinh thái và danh lam thắng cảnh của tỉnh Lạng Sơn.
Từ thành phố Lạng Sơn đi theo đường quốc lộ 4B (Lạng Sơn – Lộc Bình) đến Km14, rẽ trái theo đường nhựa lên Khu du lịch Mẫu Sơn. Khi đến Km12 thì rẽ phải theo đường mòn dân sinh đi thôn Khuổi Cấp khoảng 500m rồi rẽ trái vượt lên núi cao theo hướng Tây Nam. Đi trong rừng nguyên sinh, rừng trúc, rừng dong… khoảng 1 km là tới núi Phặt Chỉ. Đường đi từ Km12 tới núi Phặt Chỉ khá khó khăn, chỉ có thể đi bộ theo đường mòn.
Di tích núi Phặt Chỉ là một trong ba ngọn núi lớn, cao nhất trong số núi đá tự nhiên trong dãy núi đá vôi phía Tây Nam của Khu du lịch Mẫu Sơn. Toàn bộ khu núi Phặt Chỉ và mặt bằng thảm cỏ với tổng diện tích khoảng trên 10 ha. Khu núi này có độ thoải dốc tự nhiên từ phía Bắc xuống phía Nam (khu vực này có ít cây rừng mọc, chỉ có thảm đồng cỏ rộng lớn). Bên cạnh đó là nhiều dãy núi lớn nhỏ xung quanh có độ cao trung bình khoảng 1.000m so với mặt nước biển (thấp hơn Khu du lịch Mẫu Sơn khoảng 100m). Đứng trên đỉnh Phặt Chỉ vào những ngày trời quang, trong xanh ta có thể thấy toàn cảnh Khu du lịch Mẫu Sơn hiện ra huyền ảo, quyến rũ với những con đường nhỏ lượn quanh co bên sườn núi; những khu biệt thự mái đỏ nằm rải rác thấp thoáng hiện lên; đặc biệt, ở phía sau lưng núi có con đường quốc lộ rải đá cấp phối lên khu Du lịch Mẫu Sơn hiện ra ngoằn ngoèo kéo dài mãi vào những đám mây, tưởng như đó là đường đến chân trời. Ngay dưới chân núi Phặt Chỉ là những cánh rừng già nguyên sinh với đủ các giống, loài cây quí hiếm, cây bụi, tre, trúc, chè, sở, thông,.. và đặc biệt nơi đây có giống cây hoa quí hiếm là cây Đỗ Quyên nở hoa trắng vào tháng 2, tháng 3 cùng nhiều giống cây thảo dược quí hiếm khác.
Nhiệt độ trung bình năm tại đây khoảng từ 15 – 18 0C. Với khí hậu mát mẻ cộng với không gian thoáng đãng đã tạo cho khu núi Phặt Chỉ trở thành một điểm di tích danh thắng tuyệt vời. Đây là một điểm du lịch khá lí tưởng, đầy hấp dẫn, mới lạ cho những du khách thích tham gia khám phá thiên nhiên hoang dã.
Khu Núi Phặt Chỉ nằm ở phía Đông Nam của xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Xung quanh khu vực này là địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó người Dao chiếm đông nhất (trên 90%), họ là người dân bản địa, mang đầy đủ nét văn hóa chung của dân tộc Dao nhưng cũng đã hình thành nên những đặc trưng riêng của người Dao Mẫu Sơn.
Video đang HOT
Trên đường đến núi Phặt Chỉ, chúng ta phải qua miếu Thổ công của người Dao. Cũng như bao nơi thờ tự ngoài trời khác của họ, Miếu không được bố trí ở trong nhà hoặc trong am thờ mà nằm ở phần gốc của cây Chò Chỉ cổ thụ và hai bên là 2 tảng đá to bao bọc tạo một hốc đặc biệt nằm giữa khu rừng nguyên sinh. Những người dân nơi đây cho biết, miếu này đã có từ rất lâu đời, nhân dân quanh vùng thường đến đây thắp hương, cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình.
Đối với người Dao ở khu vực Mẫu Sơn, núi Phặt Chỉ là một vùng đất linh thiêng. Người dân thường lên đây làm lễ và cầu khấn thần linh. Không biết từ bao giờ, chỉ biết đã qua rất nhiều đời, nhân dân thường lên núi thắp hương cầu mong các Thần phù hộ cho mọi người trong gia đình mạnh khỏe, không ốm đau, làm ăn gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Họ cũng tương truyền rằng: những người thành tâm, cầu khấn sẽ được thần linh trên ngọn núi này phù hộ. Nhưng nếu không thành tâm, xúc phạm đến các vị Thần hay những người có hồn vía yếu, sức khỏe không tốt sẽ bị các Thần phạt. Ở đây, ban đầu chỉ có nhân dân thôn Khuổi Tẳng và Khuổi Cấp hay đến làm lễ, nhưng dần dần người dân xung quanh nơi đây đều đến cúng lễ và coi đây là những vị thần rất quan trọng.
Hiện nay, ở khu vực này vẫn giữ được vẻ hoang sơ, tự nhiên như nó vốn có, chưa chịu tác động nhiều của con người. Chỉ sau khi ngọn núi được phát hiện ra, đến khoảng năm 2002, một con đường mòn đi xuyên qua rừng nguyên sinh mới được mở ra và cho đến bây giờ nó cũng là con đường chính đi đến núi Phặt Chỉ. Tại 2 nơi thờ tự ở khu vực này vẫn mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Dao. Ở miếu thờ thần trong rừng cũng chỉ mới có bát hương và trên đỉnh núi Phặt Chỉ ban thờ được tạo thành từ tảng đá to đơn sơ và mộc mạc, phía trên có bát hương để nhân dân và khách du lịch thắp hương thờ cúng, làm lễ.
Hiện nay núi Phặt Chỉ ngày càng khẳng định vị trí và ý nghĩa của nó đối với đời sống con người. Đây không chỉ là một nơi tâm linh với tín ngưỡng “đa thần” của người Dao Mẫu Sơn mà với vị trí, địa thế, cảnh quan môi trường thoáng đãng, những ngọn núi trùng trùng, điệp điệp; một cánh đồng cỏ xanh rì, rộng mênh mông, trải dài đến ngút tầm mắt… nó còn là một địa điểm lí tưởng để khám phá, du lịch, vui chơi.
Với những giá trị đặc sắc như trên, núi Phặt Chỉ đã được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh vào năm 2012 (Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 07/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn).
Trong thời gian tới, di tích núi Phặt Chỉ cần được quan tâm bảo vệ và đầu tư xây dựng nhằm bảo tồn tín ngưỡng truyền thống dân gian của đồng bào người Dao Mẫu Sơn; đồng thời khai thác những thế mạnh để phát triển kinh tế du lịch của tỉnh.
Đảo Cò được Hải Dương công nhận là khu du lịch
UBND tỉnh Hải Dương đã quyết định công nhận di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Đảo Cò ở thôn An Dương (xã Chi Lăng Nam, Thanh Miện) là khu du lịch cấp tỉnh.
Từ đầu năm đến ngày 10/6, Đảo Cò đón trên 25.000 lượt khách đến tham quan
UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu UBND huyện Thanh Miện và UBND xã Chi Lăng Nam bảo vệ, giữ gìn và phát triển tài nguyên du lịch. Bảo đảm vệ sinh môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan. Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch; gìn giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện vận chuyển khách du lịch; bảo đảm an toàn cho du khách.
Địa phương phải ban hành quy chế, nội quy quản lý và khai thác khu du lịch theo đúng quy định; xây dựng nội dung thuyết minh, các ấn phẩm quảng bá, giới thiệu về điểm du lịch địa phương nhằm phát huy giá trị của khu du lịch.
Theo kết quả thẩm định, di tích quốc gia danh lam thắng cảnh Đảo Cò đủ các điều kiện về tài nguyên du lịch văn hóa, tài nguyên du lịch sinh thái gồm hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Di tích đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và có kết nối viễn thông bảo đảm cho du khách...
Tháng 5/2024, Ban Quản lý khu du lịch sinh thái Đảo Cò đã thành lập Tổ hướng dẫn viên du lịch với 5 hướng dẫn viên, 10 cộng tác viên quảng bá hình ảnh Đảo Cò ngày càng đa dạng, rộng rãi, phong phú hơn đối với du khách.
Đảo Cò được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia danh lam thắng cảnh vào năm 2014. Đảo Cò là một hệ sinh thái động thực vật độc đáo, phong phú với hơn 170 loài. Ngoài cò, vạc, các đảo còn là nơi quần tụ của nhiều loài chim khác như bói cá, bồng chanh, chim cuốc, chào mào...
Từ đầu năm đến ngày 10/6, Đảo Cò đón trên 25.000 lượt khách đến tham quan, trong đó có 520 khách quốc tế.
Từ Amazing Binh Dinh Fest 2024, Bình Định kỳ vọng du lịch bùng nổ Sau sự kiện Tuần lễ Amazing Binh Dinh Fest 2024 diễn ra vào cuối tháng 3 vừa qua với những kết quả ngoài mong đợi, Bình Định tiếp tục kỳ vọng một mùa du lịch bùng nổ, nhất là kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày Có thể làm tốt nhiều sự kiện mang tầm quốc tế UBND tỉnh Bình...