Khám phá Di tích danh lam thắng cảnh quốc gia động Dơi (Cao Bằng)
Nằm trên lưng chừng một ngọn núi đá vôi cách đường dân sinh khoảng 700m, động Dơi (thôn Lũng Súm, xã Đồng Loan, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng) là hang động mang vẻ đẹp kỳ thú và còn rất hoang sơ.
Từ thành phố Cao Bằng, theo tỉnh lộ 207 về phía đông khoảng 91km đến xã Đồng Loan rồi rẽ trái đi thêm khoảng 3km du khách sẽ đến động Dơi.
Động Dơi còn có tên là “Ngườm Ca Khào”, theo tiếng địa phương nghĩa là hang Con Dơi. Đây là một hang động khá lớn, có kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm với chiều dài khoảng 930m, cao trung bình từ 60 – 80m. Cửa động hình vòng cung cao khoảng 4m, rộng khoảng 7m. Đứng từ đây, du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên xung quanh, phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy thấp thoáng những nếp nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày, Nùng…
Video đang HOT
Động gồm 3 khoang được ngăn cách nhau bởi những vách đá. Khoang thứ nhất có những nhũ đá hình thù kỳ thú, nhiều màu sắc và nhiều hồ nước nhỏ. Khoang thứ hai dài 200m với những khối thạch nhũ hình ngọn núi, ruộng bậc thang, thác vàng, thác bạc… Khoang thứ ba khá lớn, được kiến tạo uốn lượn theo hình bán nguyệt. Khoang này có điểm đặc biệt là có những cây măng đá từ trần động rủ xuống cân xứng hài hòa với những cây măng đá nhô lên khỏi nền động. Đi sâu vào phía trong, du khách sẽ thấy nhiều khối thạch nhũ màu vàng khổng lồ trông như những cột đá chống đỡ trần động.
Năm 2014, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định xếp hạng động Dơi là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.
Cao Bằng có thêm 2 di tích quốc gia được công nhận
Hai địa danh được công nhận là di tích quốc gia gồm: Di tích lịch sử địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam (1966-1978) tại hang Ngườm Chiêng và Danh lam thắng cảnh Mắt thần núi ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Ủy ban Nhân dân huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng và Danh lam thắng cảnh Mắt thần núi, huyện Trùng Khánh.
Di tích lịch sử địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực hang Ngườm Chiêng, thuộc xóm Bó Đa, thị trấn Trùng Khánh. Di tích còn có tên gọi khác là Công trường K50, Điện đài A3, nơi đặt máy phát sóng, phát thanh Việt Nam từ năm 1966 - 1978. Nơi đây được chọn là một trong nhiều địa điểm trên toàn quốc lập mạng đài dự phòng cho phát sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam. Đến năm 1966, Điện đài A3 được xây dựng và lắp đặt xong tại khu vực hang Ngườm Chiêng, với nhiệm vụ phát sóng trong nước, đối ngoại phát đi châu Âu, thực hiện nhiệm vụ chính trị, về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, công tác đối ngoại, tình hình diễn biến chiến tranh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ năm 1972 trở đi, thời gian phát sóng 24/24 giờ được chia làm 3 ca thay nhau thực hiện nhiệm vụ: phát tiếng Việt ở trong nước; phát tiếng nước ngoài.
Di tích lịch sử Quốc gia địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực hang Ngườm Chiêng, thuộc xóm Bó Đa, thị trấn Trùng Khánh |
Danh lam thắng cảnh Mắt thần núi, xã Cao Chương nằm trong hệ thống di sản của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, thuộc tuyến du lịch phía Đông "Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên." Mắt thần núi nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh với hệ thống 36 hồ liên thông nhau một cách độc đáo cùng các dòng chảy trên bề mặt và dòng chảy ngầm (trong đó có hồ Thang Hen, xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa).
Danh lam thắng cảnh Mắt Thần núi thuộc xóm Thăng Sặp, xã Cao Chương, huyện Trùng Khánh được xếp hạng di tích cấp quốc gia |
Mắt thần núi gắn với truyền thuyết chàng trai người Tày tên là Sung thông minh, tài giỏi, với 36 bước chân trên đường về Kinh đã tạo ra 36 hồ lớn nhỏ. Còn lỗ thủng trên vách núi là ngón chân của chàng Sung khi đi bị vấp đã chọc thủng vách đá tạo thành Mắt thần núi hiện nay... Đây là thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo. Vẻ đẹp tự nhiên vốn có của Mắt thần núi thu hút du khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng.
Với những giá trị tiêu biểu, độc đáo, đặc sắc về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, Di tích lịch sử địa điểm Đài Tiếng nói Việt Nam hang Ngườm Chiêng và Danh lam thắng cảnh Mắt thần núi, xã Cao Chương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
Hiện nay, Cao Bằng có 96 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia gồm 3 di tích quốc gia đặc biệt, 25 di tích quốc gia, 68 di tích cấp tỉnh.
Nguyên Bình tập trung phát triển du lịch Tập trung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh là cách huyện Nguyên Bình tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhắc...