Thẩm phán xử án hành chính ‘mong được yên thân”?
Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương đã tâm tư như vậy khi nói về án hành chính.
Sáng 22-8, Ủy ban Tư pháp họp phiên toàn thể cho ý kiến về dự thảo báo cáo giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều hành phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị các ĐB trao đổi một vấn đề khá nhạy cảm. Đó là vì sao nhiều năm nay, từ khi có án hành chính, chúng ta có một đánh giá “thường trực” là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên ngại va chạm, nể nang trong xét xử, kiểm sát và thi hành loại án này.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sĩ Cương
“Nguyên nhân là ở đâu? Tại sao ngại va chạm, tại sao nể nang? Ở đây tính lệ thuộc của hệ thống tư pháp vào hành pháp ở chỗ nào?… Có người nói lâu lâu, VKS, Tòa án phải xin tiền Ủy ban để có một số hoạt động thì không biết có đúng không? Hay lệ thuộc ở quyết định, nhận xét của cấp ủy trong quá trình bổ nhiệm lại? Thi hành án có lệ thuộc như thế không? Ở đây bản chất là gì? Tưởng là ở huyện nể nang nên khó làm, nhưng lên tỉnh cũng nể nang. Vậy bản chất của nể nang, lý do vì sao?…”- bà Nga đặt vấn đề.
Tiếp nối vấn đề này, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương cho rằng hầu hết Viện trưởng VKS và Chánh án TAND cấp tỉnh là Ủy viên (Thành ủy, Tỉnh ủy), đến khi bổ nhiệm xem xét phải xin ý kiến của Thường vụ. “Tôi nghĩ cũng khó cho các đồng chí thật, nếu với cơ chế như hiện nay. Các đồng chí ngại là đúng thôi, thậm chí còn sợ. Tôi còn dùng thêm từ là “mong được yên thân”- vẫn lời ông Cương.
Còn Thường trực Ủy ban Quốc phòng an ninh Nguyễn Mai Bộ, người có thời gian dài công tác trong ngành tòa án, tâm tư. Ông nói: “Nếu các đồng chí có điều kiện tâm sự với các thẩm phán xử án hành chính thì thẩm phán của chúng tôi bị sửa án hành chính có nhiều người không buồn, thậm chí họ còn vui… Họ vui vì tòa án cấp trên sửa án của họ”.
Cũng theo ông Bộ, dù Đảng và nhà nước không có chủ trương can thiệp nhưng việc cá nhân cán bộ đảng viên lợi dụng chức vụ, làm khó anh em tòa án xét xử án hành chính là có. “Nếu không chấn chỉnh thì án hành chính vẫn cứ trì trệ mãi thế này”- ông Độ khẳng định.
Trả lời câu hỏi, có câu chuyện phụ thuộc vào tiền không? Ông Bộ thừa nhận: “Nói thật là có”.
Video đang HOT
Ông Bộ kể, ông nhiều lần tham gia bộ phận tổ chức hội nghị tổng kết của TANDTC. Ở những hội nghị đó, ngành tòa án có mời một số Chủ tịch tỉnh, nơi đầu tư nhiều cho tòa án Tỉnh đó. “Chúng tôi đối chiếu lại thì y như rằng, tỉnh ấy án hành chính ít. Điều đó là có thật. Về phương diện tiền, kinh phí, tha thiết đề nghị QH phân bổ ngân sách thế nào để ngành kiểm sát, tòa án không phải đi xin nữa thì mới độc lập được”- ông Bộ kiến nghị.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Mai Bộ
Phát biểu sau đó, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho rằng đã là cơ quan kiểm sát, xét xử phải thượng tôn pháp luật, không chịu bất cứ một sức ép nào. Tuy nhiên, Phó trưởng ban Nội chính cũng thừa nhận đây là việc làm khó, vì có những sức ép vô hình.
“Phải có chỉ đạo để chấm dứt sự can thiệp trái pháp luật của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động xét xử. Hôm trước tôi về cũng đã báo cáo, Ban Nội chính sẽ có trách nhiệm tham mưu”- ông Học cho hay và thừa nhận, thực tế là ở các địa phương có câu chuyện các cấp ủy đảng can thiệp sâu, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của các cơ quan tư pháp.
Phó trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học
“Vấn đề này chúng ta phải nói rõ ràng, Đảng không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan tư pháp nhưng không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động chuyên môn của các cơ quan tư pháp”- ông Học khẳng định.
ĐỨC MINH
Theo PLO
Xử vụ ông Đinh La Thăng: "Tôi nghĩ HĐXX có thể bị sức ép về tâm lý"
"Rõ ràng trước đó không lâu các bị cáo trong vụ ông Đinh La Thăng với Thẩm phán, Hội thâm Nhân dân là đồng chí (Quan hệ xã hội của các bị cáo trong vụ án ông Đinh La Thăng với Thảm phán là đồng chí). Hôm nay một người lại xét xử một người khác vốn là đồng chí, đặc biệt có người là từng là lãnh cấp cao rõ ràng ít nhiều tác động đến tâm lý của người xét xử. Tuy nhiên tôi tin HĐXX vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm có trái tim nóng và cái đầu lạnh", Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nói khi trao đổi với PV Dân Việt.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ. (Ảnh: Quốc hội)
Ngày mai TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án vụ ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đồng phạm. Về diễn biến phiên tòa những ngày qua, PV Dân Việt có trao đổi với thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ -nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội.
Hội đồng xét xử vụ án ông Đinh La Thăng. Ảnh: TTXVN
Là người từng là lãnh đạo ngành Tòa án, khi theo dõi phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, ông thấy có gì nổi bật thưa ông?
- Qua theo dõi, chúng tôi thấy, diễn biến phiên tòa theo đúng như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Về hình thức, chỗ ngồi đã thể hiện trạng thái cân bằng giữa bên buộc tội (Viện kiểm sát) và bên gỡ tội (luật sư). Cụ thể họ ngồi đối diện với nhau, cùng ở mặt bằng, hình thức đó thể hiện sự bình đẳng.
Việc điều hành của HĐXX thấy chuyển biến rất rõ nét theo đúng tinh thần của cải cách tư pháp. Nếu như trước đây trong các vụ án hình sự, thường HĐXX đưa ra những câu hỏi với bị cáo dạng truy xét. Trong phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm, HĐXX đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề đã có trong hồ sơ vụ án, đồng thời dành thời gian cho Viện kiểm sát, các luật sư tham gia xét hỏi làm rõ hơn các tình tiết liên quan.
HĐXX đã yêu cầu đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa tranh luận với bên bị buộc tội để làm rõ vấn đề. Có thể nói phiên tòa diễn ra đảm bảo nguyên lý của tranh tụng, đó là bên buộc tội và bên gỡ tội đều bình đẳng. HĐXX cũng thể hiện thái độ công tâm, khách quan trong quá trình điều hành phiên tòa.
Tất cả sự điều hành linh hoạt, tôn trọng lẫn nhau của HĐXX để làm rõ vấn đề, điều đó chứng tỏ một điều là kết quả diễn ra trong phiên tòa thế nào, khẳng định được đến đâu thì buộc tội đến đó, không phải buộc tội sẵn trong đầu.
Bị cáo Đinh La Thăng. Ảnh TTXVN
Chính vì thế nên việc nghị án đã phải kéo dài mới có thể đảm bảo ra bản án công tâm, khách quan, ông nghĩ sao?
- Đúng như vậy. Việc nghị án có rất nhiều vấn đề phải suy nghĩ, xác định bị cáo có tội hay không có tội. Nếu họ có tội thì căn cứ vào chứng lý nào, không phạm tội thì căn cứ vào chứng lý nào, vì sao lại thế? Sau đó còn phải viết bản án. Không phải trong đầu của người xét xử tuôn ra kiểu định sẵn mà có sự lập luận chặt chẽ.
Bản án của Tòa án sau khi tuyên còn bị Viện kiểm sát, luật sư và những người tham gia tố tụng giám sát. Nếu họ không đồng tình sẽ kháng cáo, kháng nghị bản án. Chính vì thế khi nghị án cần phải có thời gian đảm bảo, không phải như dư luận người dân không hiểu đã nói những vụ lớn việc HĐXX nghị án kéo dài là để xin ý kiến của cấp này, cấp kia. Bản chất của việc nghị án không phải là như vậy. Đối với vụ án phức tạp, sau khi tranh luận xong cho tòa tuyên bố ngay anh A, anh B phạm tội này, tội kia và phạt bằng này năm tù thì đơn giản quá.
Với nhiều năm hoạt động của ngành Tòa án, bằng kinh nghiệm và sự từng trải ông có nghĩ những người xét xử vụ án ông Đinh La Thăng ít nhiều gặp phải áp lực?
- Tôi nghĩ áp lực về tâm lý là có. Phải nói một điều là ngoài chuyện quan hệ pháp luật còn chuyện tình người. Những bị cáo đứng trước tòa trước đó cũng là đồng chí với nhau chứ không phải kẻ thù của nhau. Nếu như những người ngồi ghế xét xử mà xử bị cáo phạm tội phản quốc là chuyện khác, còn xử tội phạm kinh tế, chức vụ, ít nhiều sẽ suy nghĩ. Rõ ràng trước đó không lâu người này, người kia còn là đồng chí, hôm nay lại xử người là đồng chí của mình, đặc biệt trong vụ án có người là từng là lãnh cấp cao, như vậy rõ ràng ít nhiều tác động đến tâm lý của người xét xử. Tuy nhiên, tôi tin HĐXX vụ án ông Đinh La Thăng có trái tim nóng và cái đầu lạnh.
Qua những câu nói của các bị cáo, rồi các diễn biến của phiên tòa được báo chí phản ánh, điều đó có tác động gì đến đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ lãnh đạo thưa ông?
- Phiên tòa xử này với thông tin được báo chí phản ánh kịp thời nên ý nghĩa của việc giáo dục chung rất rõ nét. Nó sẽ có tác động chung tới toàn xã hội, cả với người có chức vụ hay không có chức vụ. Đặc biệt vụ án xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm liên quan đến chức vụ, những người đang có chức vụ có thể sẽ theo dõi để từ đó răn bản thân mình không để xảy ra tình trạng như vậy. Qua xét xử vụ án này càng thể hiện thêm quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực. Khẳng định cuộc chiến này không có vùng cấm, dù người đó có giữ trọng trách cao nhưng khi phát hiện sai phạm vẫn bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Xin cảm ơn ông (!)
Theo Danviet
Sau vụ Con Cưng, Bộ Công Thương đánh giá lại hoạt động của Tổ công tác 334 Ngày 19/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký quyết định thành lập Tổ rà soát, đánh giá lại quy trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với Công ty Cổ phần Con Cưng của Cục Quản lý Thị trường và hoạt động của Tổ công tác triển khai quyết định số 334/QĐ-BCT. Theo đó, Tổ rà soát này do ông...