Thẩm phán vụ kiện Biển Đông: Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đi ngược UNCLOS 1982
Ông Stanislaw Michal Pawlak nêu rõ, yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông đi quá giới hạn địa lý và các quyền trên biển, đi ngược UNCLOS 1982.
Trong khuôn khổ Hội thảo Khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 11 tại Hà Nội, tại phiên thảo luận riêng về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Thẩm phán Tòa án Luật biển Quốc tế ( ITLOS) GS. Stanislaw Michal Pawlak khẳng định, những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông đi ngược lại UNCLOS 1982.
Thẩm phán Tòa án Luật biển Quốc tế Stanislaw Michal Pawlak phát biểu tại Hội thảo Biển Đông. (Ảnh: Minh Tuấn)
Thẩm phán Stanislaw Michal Pawlak nêu rõ: “ UNCLOS là công ước đã tạo ra hệ thống pháp luật toàn diện, góp phần vào việc định hình trật tự tại các đại dương và biển trên thế giới, thiết lập các nguyên tắc điều chỉnh về việc sử dụng tài nguyên biển và đại dương“.
“ Hiện nay, Công ước này đã được công nhận trên toàn thế giới và giải quyết các vấn đề quan trọng liên quan tới Luật Biển. Trong vòng một phần tư thế kỷ qua, Công ước đóng góp nhiều vào việc góp phần đảm bảo hòa bình, hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới“.
Theo Thẩm phán Stanislaw Michal Pawlak, ITLOS khẳng định rõ ràng rằng, các yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với tài nguyên tại Biển Đông là không phù hợp với những quyền cụ thể và các vùng biển quy định trong UNCLOS 1982.
Các yêu sách của Trung Quốc đang đi ngược lại với những quy định của Công ước quốc tế và không có hiệu lực pháp lý, vì Trung Quốc mở rộng quá lớn về giới hạn địa lý và các quyền trên vùng biển của mình.
Video đang HOT
GS. Stanislaw Michal Pawlak cho biết thêm, hiên nay ITLOS đang là một cơ quan tài phán hoạt động hiệu quả trên thế giới. Việc tuân thủ UNCLOS 1982, đồng thời xây dựng nhiều thông lệ trong công pháp quốc tế, ITLOS góp phần vào việc thúc đẩy tinh thần thượng tôn pháp luật trên biển, duy trì hòa bình công lý và tiến bộ trong quan hệ quốc tế.
UNCLOS là văn kiện pháp lý quan trọng đóng vai trò là nền tảng của trật tự dựa trên luật lệ trên Biển trong suốt một phần tư thế kỷ. UNCLOS 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.
Ông Pawlak là một trong 5 thẩm phán xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2013. Năm 2016, ITLOS ra phán quyết, dựa trên Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), trong đó bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” Trung Quốc đơn phương đưa ra nhằm chiếm gần như trọn Biển Đông.
MINH TUẤN
Theo vtc.vn
Giáo sư Carl Thayer : Việt Nam cần tạo mặt trận thống nhất đáp trả chiến tranh tâm lý của Trung Quốc
Ông Carl Thayer khẳng định, Việt Nam cần tạo ra mặt trận thống nhất chống lại chiến tranh tâm lý, ngăn chặn thông tin sai lệch của Trung Quốc về Biển Đông.
Liên tục thời gian qua, xã hội rất bức xúc trước việc hàng loạt các mặt hàng, ấn phẩm từ sách, bản đồ, phim ảnh, ứng dụng điều hướng trên ô tô... bị Trung Quốc cài cắm "đường lưỡi bò". Thủ đoạn xảo quyệt, tinh vi này được xem là một phần trong chiến dịch tổng thể nhằm cướp trọn Biển Đông của Trung Quốc.
Bên lề Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 tại Hà Nội, Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu của Học viện Quốc phòng Australia, trả lời phóng viên VTC News về quan điểm đối với chiến dịch tâm lý chiến "đường lưỡi bò" của Trung Quốc.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông. (Ảnh: Minh Tuấn)
Giáo sư Carl Thayer cho rằng, chiến tranh tâm lý hay chiến dịch cài cắm "đường lưỡi bò" trong các sản phẩm lưu hành rộng rãi chỉ là một trong nhiều mặt trận nhằm mục đích cuối cùng, chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc.
Theo chuyên gia, hình thức tuyên truyền này không chỉ được sử dụng đối với Việt Nam, mà còn ở nhiều nước khác trong khu vực, thậm chí cả ở Australia.
" Chúng tôi cũng thường xuyên đối mặt với những vấn đề tuyên truyền này. Ví dụ như các trang điện tử giả (fake website), luôn thể hiện quan điểm ủng hộ Trung Quốc", Giáo sư Thayer cho biết.
" Chiến tranh tâm lý là một hoạt động quan trọng trong chiến thuật của Trung Quốc, là cách giành chiến thắng trong cuộc chiến mà không cần đánh (không sử dụng vũ khí quân sự)", ông Thayer giải thích.
Việt Nam cần tạo ra một mặt trận thống nhất trong cả nước, nhằm đáp trả chiến dịch trên.
Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu Học viện Quốc phòng Australia
Ông Carl Thayer cho rằng, nhiều quốc gia đang lo ngại về mối đe dọa an ninh từ chiến dịch tâm lý chiến này của Trung Quốc. Không chỉ riêng Việt Nam mà cả Australia cũng đang phải đối mặt với vấn đề trên.
Hiện nay, trên nền tảng công nghệ thông tin, cho phép thực hiện các hình thức chiến tranh mới trên không gian mạng và cả chiến tranh tâm lý nữa. Đây là một mặt trận mới và rất nguy hiểm. Trung Quốc rất biết cách phát triển các chiến thuật mới, nhằm cài đặt hình ảnh đường lưỡi bò, thể hiện những yêu sách phi lý, bất hợp pháp của họ về vấn đề Biển Đông.
Cũng theo Giáo sư Carl Thayer, để đối phó với chiến dịch tâm lý chiến "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, Chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông cần chứng minh và chỉ rõ cho nhân dân trong nước và cộng đồng thế giới biết cụ thể về chiến dịch tuyên truyền (về đường lưỡi bò) này của Trung Quốc.
" Việt Nam cần tạo ra một mặt trận thống nhất trong cả nước, nhằm đáp trả chiến dịch trên".
" Cần nói rõ cho người dân và cộng đồng quốc tế biết về quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề này. Tôi nghĩ rằng, Việt Nam biết cách hoàn thành tốt nhiệm vụ này. Đặc biệt cần sử dùng nhiều kênh thông tin, truyền tải nội dung phản đối (hành động chiến tranh tâm lý của Trung Quốc)", chuyên gia Carl Thayer nói.
Ngoài ra, Việt Nam, cũng như Australia và các nước trong khu vực cần phối hợp tốt hơn nữa, để đáp trả lại cuộc chiến tâm lý và đấu tranh loại bỏ các thông tin sai lệch về Biển Đông từ phía Bắc Kinh.
MINH TUẤN
Theo vtc.vn
ĐBQH: Cài cắm 'đường lưỡi bò' là chiêu bài tinh vi, xảo quyệt, gặm nhấm dần dần của Trung Quốc Ông Dương Trung Quốc cho rằng việc cài cắm "đường lưỡi bò" ở mọi nơi là chiêu bài tinh vi, xảo quyệt của Trung Quốc trong cuộc chiến tâm lý nhằm chiếm Biển Đông Liên tục thời gian qua, dư luận xã hội bức xúc trước việc hàng loạt các mặt hàng, ấn phẩm từ sách, bản đồ, phim ảnh, ứng dụng điều...