Thẩm phán Philippines kêu gọi kiện Trung Quốc vì lời đe dọa chiến tranh
Một thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines hôm nay kêu gọi Manila nộp đơn kiện ra tòa quốc tế và khiếu nại với Liên Hợp Quốc về lời đe dọa chiến tranh của Bắc Kinh.
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio. Ảnh: Phil Star
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio kêu gọi Manila nộp đơn kiện việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đe dọa chiến tranh, theo Reuters.
Thẩm phán Carpio cho biết việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp giữa các nước là vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc. Theo ông, nếu Tổng thống Philippines không làm gì để phản đối, điều này đồng nghĩa với việc “bán đứng người dân”. Ông Carpio là người chỉ trích đường lối nối lại quan hệ tập trung vào thương mại với Bắc Kinh của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Tổng thống Philippines Duterte hôm qua cho hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo chiến tranh nếu Manila cố gắng thực thi phán quyết của Tòa trọng tài về “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra và khoan dầu ở khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông. Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng trước phát ngôn từ ông Duterte.
“Tổng thống không thể không làm gì, hoặc tệ hơn là chấp nhận hành động của Trung Quốc, vì không hành động đồng nghĩa với đi ngược lại việc bảo vệ Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines”, thẩm phán Carpio nói.
Video đang HOT
Vị thẩm phán cũng chỉ trích ông Duterte về những thỏa thuận song phương với Trung Quốc và “thói quen đưa ra những bức tranh tuyệt vọng” để người dân đồng tình với giải pháp của mình.
Tổng thống Duterte lựa chọn không đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông để đổi lấy hàng tỷ USD cho các khoản vay và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo Tổng thống Philippines, khi gặp ông Tập hôm 15/5 tại Bắc Kinh nhân Diễn đàn quốc tế Vành đai và Con đường, ông đã nhắc tới phán quyết của Toà trọng tài, nhưng Chủ tịch Trung Quốc cho hay Bắc Kinh không muốn bàn đến lúc này. Chủ tịch Trung Quốc cam kết sẽ thảo luận về phán quyết Biển Đông trong tương lai. Khi ông Duterte nói tới việc muốn khoan dầu ở Biển Đông, ông Tập trả lời rằng “đừng động vào nó”.
Phán quyết mà Toà trọng tài quốc tế đưa ra tháng 7 năm ngoái đã bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Bắc Kinh quyết không chấp nhận phán quyết này, trong khi ông Duterte thường xuyên né tránh đề cập đến phán quyết trong các cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc.
Văn Việt
Theo VNE
Thẩm phán Philippines ra sách thách thức yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines vừa cho ra mắt một cuốn sách, trong đó thách thức các yêu sách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời cho rằng việc bỏ qua những tranh chấp với Trung Quốc là hành động "không thể tha thứ".
Thẩm phán Antonio Carpio (Ảnh: Inquirer)
SCMP ngày 4/5 đưa tin thẩm phán Antonio Carpio của Tòa án Tối cao Philippines đã cho ra mắt một cuốn sách trực tuyến về vấn đề Biển Đông, đề cập đặc biệt tới các tranh chấp của Philippines với Trung Quốc tại vùng biển này. Cuốn sách có tiêu đề "Tranh chấp Biển Đông: Các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines ở Biển Tây Philippines".
Trong cuốn sách, ông viết: "Sự im lặng hay không phản ứng trước những tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông có thể được hiểu là sự chấp nhận của Philippines đối với tình cảnh hiện nay". Ông cũng cảnh báo: "Việc thờ ơ trước những tranh chấp ở Biển Đông, dù với bất kỳ lý do nào, đều là hành động không thể tha thứ".
Mặc dù cuốn sách không đề cập tới nhân vật nào cụ thể, song lời cảnh báo trên rõ ràng muốn nhắm tới Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người tỏ ý né tránh đề cập vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 30 ở thủ đô Manila ngày 29/4 vừa qua.
Trong cuốn sách, ông Carpio cho rằng Biển Đông có thể trở thành một "công viên hòa bình", tương tự như Công viên Hòa bình Biển Đỏ giữa Israel và Jordan ở phía Bắc Vịnh Aqaba, được hình thành sau thỏa thuận hòa bình năm 1994.
Ông Carpio đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm này, đồng thời dẫn lời cảnh báo của Tiến sĩ hải dương học John McManus cho rằng "chúng ta đang đối mặt với sự sụt giảm lớn các loài sinh vật biển tại một vùng biển quốc tế có thể dẫn tới thảm họa".
Ông Carpio không phải người duy nhất đưa ra những cảnh báo về hệ quả của thái độ im lặng trước vấn đề Biển Đông. Hồi đầu tuần này, ông Jose Apolinario Lozada, từng là cố vấn ngoại giao của cựu Tổng thống Fidel Ramos, đã dùng từ "ghê tởm" khi nói về sự im lặng của chính phủ Philippines đối với những tranh chấp trên Biển Đông.
"Điều đó thật điên rồ. Trung Quốc đang đẩy mạnh việc xây dựng các công trình trong vùng biển tranh chấp và cố gắng biến mọi thứ thành sự đã rồi, khiến chúng ta không thể làm gì để thay đổi được nữa", ông Lozada nói.
Tổng thống Duterte trước đây từng nhiều lần cam kết sẽ nêu vấn đề Biển Đông trong nhiệm kỳ 6 năm cầm quyền của ông.
Tuy nhiên, ông Lozada thẳng thắng chia sẻ ông chỉ tin khoảng 50% rằng ông Duterte sẽ giữ đúng cam kết.
Cũng trong ngày 4/5, Bộ Ngoại giao Philippines ra tuyên bố cho biết Tổng thống Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm thân mật bàn về sự phát triển trong khu vực và một số vấn đề hai bên cùng quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề Biển Đông không được nhắc đến.
Cuốn sách "Tranh chấp Biển Đông: Các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines ở Biển Tây Philippines" của thẩm phán Antonio Carpio chỉ được công bố dưới dạng sách điện tử, bởi theo ông đây là cách duy nhất để vượt qua sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc, đưa cuốn sách đến với độc giả nước này.
Cuốn sách sẽ có phiên bản tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt, tiếng Bahasa, tiếng Nhật Bản và tiếng Tây Ban Nha.
Nhật Minh
Theo SCMP
Thẩm phán Philippines kêu gọi tiếp tục tuần tra với Mỹ trên Biển Đông Một thẩm phán thuộc Tòa án tối cao Philippines kêu gọi chính phủ nước này nối lại hoạt động tuần tra với Mỹ trên Biển Đông. Thẩm phán Antonia Carpio, thuộc Tòa án tối cao Philippines. Ảnh: GCSP Thẩm phán cấp cao Antonia Carpio của Tòa án tối cao Philippines ngày 11/10 kêu gọi Tổng thống Rodrigo Duterte nên hiểu vai trò quan...