Thẩm phán liên bang Mỹ ủng hộ Ủy ban Thương mại xúc tiến vụ kiện Facebook
Ngày 11/1, một thẩm phán liên bang của Mỹ đã ra phán quyết cho phép Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) tiếp tục quy trình pháp lý trong vụ kiện chống độc quyền nhằm vào Facebook Inc.
hiện đã đổi tên thành Meta Platforms Inc.
Biểu tượng Facebook. Ảnh: AFP/TTXVN
Phán quyết này đã bác bỏ nỗ lực của gã khổng lồ mạng xã hội này nhằm kháng nghị một vụ kiện có khả năng gây tổn thất cả về uy tín và tài chính của công ty.
Trong phán quyết, Thẩm phấn James Boasberg nhấn mạnh FTC “có thể phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn trong quá trình chứng minh các cáo buộc” đối với Facebook, song vụ kiện sẽ không bị bãi bỏ. Thẩm phán Boasberg nêu rõ FTC tiếp tục cáo buộc Facebook duy trì sự độc quyền bất hợp pháp trên thị trường và những dẫn chứng mà ủy ban này đưa ra lần này để chứng minh cho cáo buộc còn rõ ràng và cụ thể hơn trước đây.
Thẩm phán Boasberg cũng bác bỏ lập luận của Facebook cho rằng cần phải bãi bỏ vụ kiện vì FTC quyết định sửa hồ sơ kiện do chủ ý của nữ chủ tịch FTC Lina Khan có thành kiến không tốt đối với công ty này. Thẩm phán Boasberg khẳng định bà Lina Khan là một công tố viên, không phải là một thẩm phán bị ràng buộc bởi sự trung lập.
Video đang HOT
Tháng 6/2021, thẩm phán Boasberg đã bác bỏ vụ kiện của FTC đối với Facebook với lý do thiếu bằng chứng thuyết phục. Tháng 8/2021, FTC tiếp tục kiện Facebook với nhiều dữ liệu bổ sung để chứng minh hành vi độc quyền của công ty này. Theo nội dung bổ sung, FTC nêu rõ Facebook đang thống trị mạng xã hội cá nhân của Mỹ với hơn 65% người dùng hoạt động hằng tháng kể từ năm 2012. FTC cũng cáo buộc Facebook lên kế hoạch mua lại hoặc chèn ép không hợp pháp các đối thủ cạnh tranh. FTC nhắc lại đề nghị tòa phán quyết Facebook phải bán lại các ứng dụng Instagram và Whatsapp.
Vụ kiện của FTC đối với Facebook có thể kéo dài nhiều năm và được xem là một trong những thách thức quan trọng nhất mà ủy ban này đối mặt trong nhiều thập kỷ qua.
Tự thiêu sau khi tố nghị sĩ cưỡng hiếp
Cô gái 24 tuổi ở Uttar Pradesh tự thiêu sau hai năm tố cáo một nghị sĩ cưỡng hiếp, nhưng cho rằng cảnh sát và thẩm phán "trả thù" cô.
Cô gái và một người bạn trai hôm 16/8 phát trực tiếp trên Facebook trước khi tự tưới xăng lên người và châm lửa. Họ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng bỏng nặng. Nam thanh niên chết hôm 21/8 và cô gái tử vong ba ngày sau đó.
Hai người đi từ bang miền bắc Uttar Pradesh đến thủ đô New Delhi, thực hiện hành động tự thiêu bên ngoài Tòa án Tối cao Ấn Độ để thu hút sự chú ý của dư luận đến tình cảnh của họ.
Cô gái cáo buộc Atul Rai, một nghị sĩ đảng Bahujan Samaj (BSP), cưỡng hiếp cô tại nhà riêng của ông này ở thành phố Varanasi. Cô nộp đơn tố cáo với cảnh sát hồi tháng 5/2019.
Cảnh sát tại hiện trường đôi nam nữ tự thiêu trước cổng Tòa án Tối cao ở New Delhi hôm 16/8. Ảnh: PTI .
Rai, người phủ nhận cáo buộc, bị bắt một tháng sau đó và đã ngồi tù hai năm qua.
Tháng 11 năm ngoái, anh trai của Rai tố cáo với cảnh sát rằng cô vu khống và tòa án đầu tháng này phát lệnh bắt không được phép bảo lãnh đối với cô. Cô bác bỏ cáo buộc anh trai Rai đưa ra.
Trong video phát trực tiếp trước khi tự thiêu, cô gái tố nghị sĩ Rai đã dùng ảnh hưởng của mình để trả thù cô. Cô và bạn mình nêu đích danh một số quan chức cảnh sát, thậm chí cả một thẩm phán, cáo buộc họ thông đồng với Rai.
"Chúng tôi đã đến bước đường mà họ muốn. Họ đã nỗ lực suốt một năm rưỡi qua để đẩy chúng tôi đến nước này", cô nói. Giọng nói của cô và người bạn trong video nghẹn ngào và tuyệt vọng.
"Giới chức đã buộc chúng tôi phải chết kể từ tháng 11/2020. Chúng tôi muốn tất cả các bạn, công dân Uttar Pradesh và đất nước, nghe thấy điều này", người bạn của cô nói. "Bước chúng tôi sắp đi thật đau đớn và đáng sợ. Chúng tôi cũng hơi sợ hãi, nhưng nỗi sợ hãi này không là gì cả".
Giới chức bang Uttar Pradesh cho biết đã đình chỉ công tác hai cảnh sát và đang điều tra sự việc.
Tội phạm hiếp dâm đã trở thành tâm điểm chú ý ở Ấn Độ kể từ tháng 12/2012, khi nữ sinh viên 23 tuổi bị 6 người đàn ông cưỡng hiếp tập thể trên một chiếc xe buýt ở New Delhi. Cô qua đời vài ngày sau đó.
Vụ tấn công châm ngòi làn sóng phẫn nộ trên toàn cầu và buộc Ấn Độ phải ban hành luật mới cứng rắn để đối phó với tội phạm tình dục. 5 người đàn ông bị tuyên án tử hình và 4 người trong số họ đã bị xử tử năm ngoái.
Tuy nhiên, số tội phạm tình dục đối với phụ nữ ở Ấn Độ vẫn không giảm. Năm 2018, cảnh sát ghi nhận 33.977 vụ hiếp dâm ở Ấn Độ, tức trung bình cứ 15 phút lại có một vụ hiếp dâm. Các nhà vận động cho biết con số thực tế cao hơn nhiều vì nhiều vụ không được trình báo.
Các nhà hoạt động cho rằng việc thực thi luật pháp kém hiệu quả, đặc biệt trong những trường hợp bị cáo là những người quyền lực, giàu có, đồng nghĩa nhiều nạn nhân không tìm được công lý.
Ấn Độ tha bổng cựu tổng biên tập bị tố cưỡng hiếp đồng nghiệp Bệnh nhân Covid-19 Ấn Độ bị y tá cưỡng hiếp Cô gái Ấn Độ chết sau khi bị cưỡng hiếp tập thể 23
Các "ông lớn" công nghệ Mỹ yêu cầu nhân viên tiêm vắc xin trước khi trở lại Google và Facebook trở thành hai trong số những công ty lớn đầu tiên ở Mỹ sẽ yêu cầu nhân viên phải tiêm vắc xin trước khi trở lại văn phòng làm việc. Hoạt động quảng bá tiêm vắc xin tại New York, Mỹ (Ảnh: Getty). Hôm 28/7, hai gã khổng lồ công nghệ Mỹ là Facebook và Google đã ra thông báo...