Thẩm phán Canada đưa ra phán quyết có lợi cho `công chúa` Huawei giúp chống lại lệnh dẫn độ của Mỹ
“Cuộc chiến” chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ của bà Mạnh Vãn Châu – Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei – ngày 29/10 xuất hiện những dấu hiệu khả quan.
Vào năm 2018, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) – Giám đốc Tài chính của Huawei – bị Mỹ cáo buộc đã lừa gạt HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom – công ty bị buộc tội vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Bà Mãnh Vãn Châu – CFO Huawei
Theo Reuters, trong phiên tòa ngày 29/10 vừa qua, thẩm phán Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia (Canada), bà Heather Holmes, ra phán quyết đồng ý để các luật sư của bà Mạnh theo đuổi cáo buộc Mỹ khiến Canada có ý niệm sai về các điểm cơ bản của vụ việc.
Phó Chánh án Heather Holmes viết trong quyết định của mình, vào ngày 28/10: “Việc CFO Huawei khẳng định rằng Hoa Kỳ đã cố tình trình bày sai bằng chứng bị cáo buộc gian lận trong yêu cầu chính thức của họ đối với Canada để dẫn độ bà là có phần đúng thực tế.
Bà cũng đồng ý rằng bà Mạnh được quyền để giới thiệu một số bằng chứng bổ sung trong hồ sơ vụ án nhưng “ở một mức độ hạn chế”.
Video đang HOT
Trước đó, Hoa Kỳ đã cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu thông qua bằng chứng là một bài thuyết trình PowerPoint mà bà trình bày cho một chủ ngân hàng HSBC ở Hồng Kông vào năm 2013, cho thấy mối quan hệ của Huawei với Skycom Tech Co Ltd (Iran).
Bà Mạnh Vãn Châu – CFO Huawei
Thẩm phán Holmes đồng ý với bà Mạnh rằng yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ nên bao gồm một số tuyên bố nhất định từ PowerPoint để tăng thêm “độ chính xác”, về cáo buộc mối quan hệ kinh doanh giữa Huawei với Skycom ở Iran.
Các luật sư của bà Mạnh cho rằng Mỹ đã cố tình bỏ qua hai trang trình bày từ PowerPoint cho thấy bà Mạnh không đánh lừa ngân hàng đó là: “Cam kết của Huawei với Skycom là hợp tác kinh doanh bình thường và có thể kiểm soát được và điều này sẽ không thay đổi trong tương lai”.
Tuy nhiên lập luận từ phía bà Mạnh vẫn chưa đủ để thẩm phán Holmes có thể quyết định bác bỏ ngay lập tức lệnh đẫn độ của Mỹ. Leo Adler, một luật sư dẫn độ có trụ sở tại Toronto, người không liên quan đến vụ án, cho biết phán quyết đại diện cho “một chiến thắng tốt” của bà Mạnh, nhưng cũng nhấn mạnh thêm rằng bà Holmes “là một thẩm phán rất thận trọng”.
Công chúa Huawei tiếp tục hành trình chống lệnh dẫn độ của Mỹ
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu, trở lại tòa án ở Canada hôm 26/10 như một phần trong cuộc chiến chống dẫn độ sang Mỹ kéo dài gần 2 năm qua.
Các phiên tranh tụng tại tòa án của Mạnh tại Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia, Canada sẽ kéo dài trong 5 ngày.
Tại tòa, các luật sư của Giám đốc tài chính Huawei sẽ tìm cách thuyết phục Thẩm phán Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia, bà Heather Holmes rằng cảnh sát liên bang Canada đã vi phạm quyền của Mạnh khi thẩm vấn và khám xét trong 3 giờ sau khi Mạnh rời Hong Kong và trước khi bị bắt giữ.
Đội quân pháp lý của Mạnh cho rằng việc thu giữ và chuyển nội dung chứa trong các thiết bị điện tử của "công chúa Huawei", bao gồm cả điện thoại và máy tính xách tay của bà cho FBI đã vi phạm Hiến chương về Quyền và Tự do của Canada.
Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei Mạnh Vãn Châu. (Ảnh: CBC)
Xuất hiện trước tòa, Cảnh sát Winston Yep thuộc Cơ quan cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) khẳng định việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng của Canada và đối tác nước ngoài mang tính đặc thù trong các yêu cầu dẫn độ. Yep khẳng định ông không liên lạc trực tiếp với các nhân viên Mỹ trong đêm trước khi bà Mạnh bị bắt giữ.
Cũng theo Yep, để tránh nội dung thiết bị của bà Mạnh bị xóa từ xa, Mỹ yêu cầu đặt các thiết bị điện tử của bà Mạnh trong một túi chuyên dụng.
"Không có gì là bất thường. Đó là một phần của quá trình bắt giữ", Yep cho hay.
Yep là nhân chứng đầu tiên trong số 10 nhân chứng dự kiến đứng ra làm chứng trong 2 tuần lấy lời khai từ RCMP và Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada. Họ đều là những người có liên quan tới vụ bắt giữ của bà Mạnh để dẫn độ sang Mỹ.
Các nhân chứng sẽ bị thẩm vấn và kiểm tra chéo để thu thập bằng chứng cho phiên điều trần diễn ra vào tháng 2. Tại đó, các luật sư của bà Mạnh dự kiến sẽ lập luận rằng quyền của bà đã bị vi phạm trong thời gian bị bắt giữ.
Bà Mạnh bị Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ vào tháng 12/2018 khi đang nối chuyến bay tại Vancouver. Bà bị buộc tội lừa dối ngân hàng về mối quan hệ giữa Huawei với một công ty ở Iran, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ lên quốc gia Trung Đông này.
CFO cua Huawei được bảo lãnh tại ngoại nhưng phải đeo vòng theo dõi điện tử, sống tại dinh thự của mình ở Vancouver và kiên trì theo đuổi cuộc chiến chống dẫn độ sang Mỹ.
Trong phiên điều trần hôm 30/9, tòa án Canada không đưa ra được phán quyết về việc luật sư bà Mạnh cho rằng Mỹ và Canada đã lạm dụng trình tự dẫn độ. Do đó, các bên sẽ tiếp tục tham gia nhiều phiên điều trần khác trước khi tòa ra phán quyết cuối về việc Mỹ và Canada có lạm dụng trình tự dẫn độ hay không vào tháng 2/2021.
Sau khi phán quyết được đưa ra, phiên xét xử bà Mạnh sẽ bước vào giai đoạn 3 khi Tòa án đưa ra quyết định cuối cùng về việc có cho phép dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ hay không.
Dự kiến các phiên tranh tụng sẽ kết thúc vào tháng 4/2021.
'Công chúa Huawei' tiếp tục hầu tòa ở Canada Giám đốc tài chính của Huawei, Mạnh Vãn Châu, trở lại tòa án ở Canada hôm 28/9 để tiếp tục cuộc chiến chống việc dẫn độ bà sang Mỹ. Bà Mạnh, 48 tuổi, bị bắt vào tháng 12/2018 tại Vancouver, Canada, theo lệnh bắt giữ của Mỹ. Washington cáo buộc bà có hành vi lừa đảo ngân hàng vì gây hiểu lầm cho...