Thâm nhập thế giới “tín dụng đen”: Qua đêm thu lãi… chục triệu
Không chỉ những người lao động tự do sống ở xóm liều, hay những cô gái giang hồ phải vay lãi suất cao, mà trong giới “tín đụng đen”, còn có những phi vụ cho vay với số tiền và lãi suất “khủng”…
Thâm nhập vào thế giới “tín dụng đen”, mới biết được việc cho vay lãi ngày, hay bốc họ cũng chỉ là cò con. Những người làm tay to, cho vay lãi tính theo đêm mới là ăn đủ. Sau những ngày cà kê với các ông chủ “tín dụng đen”, cuối cùng tôi cũng tiếp cận được những khách vay “vip”.
Cầm đồ lãi suất cao là một trong những hình thức cho vay “tín dụng đen” (ảnh minh họa). I.T
Tổng giám đốc vay tiền
Đã quá nửa đêm, tôi và Đạo Đồng vẫn còn gật gù với nhau trong quán hát thì điện thoại của Đạo Đồng nhấp nháy. Đồng tắt nhạc, rồi bật loa ngoài nghe điện, đầu dây kia nói: “10 giờ sáng mai em xuống Hà Nội chúc tết, anh chuẩn bị cho em 3 quẩy (3 tỷPV) vay trong vòng 5 ngày để đi xin cái dự án”. Không cần suy nghĩ, Đạo Đồng nói: “Ok, mai xuống lấy”.
“Việc vay tiền của nhau thực tế là có cầu sẽ có cung. Vì là nhu cầu của người dân họ không bị cấm cho nhau vay, cả người vay lẫn người cho vay đều biết được mức độ trả lãi, không ai bắt ép được ai. Nhưng từ sự vay mượn khá phổ biến này, mà nảy sinh các vấn đề tội phạm như: Cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, thanh toán lẫn nhau, sẽ dẫn đến một xã hội không an toàn, có tính bất ổn cao. Vì vậy, muốn an toàn cho bản thân và gia đình, người dân không nên tìm đến những dịch vụ “tín dụng đen” vì bất cứ lý do gì” . Nguyễn Thị Như Trang Tiến sĩ chuyên ngành xã hội học tội phạm Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Sáng hôm sau, tôi đi cùng mấy đệ tử của Đạo Đồng tới nhà khách Sơn La ở mặt tiền đường Nguyễn Trãi (quận ThanhXuân). Cầm 2 túi tiền trong tay, Hưngmột giám đốc công ty xây dựng ở Sơn La cho biết: “Cuối năm đang làm thủ tục giải ngân công trình xin vốn xây thủy điện nhỏ. Sợ thiếu tiền đối ngoại, phải vay 3 tỷ để dự phòng”. Với kiểu vay nóng qua đêm này thì cứ 1 tỷ, qua một đêm phải trả lãi 10 triệu. Riêng phi vụ này, Hưng phải trả 150 triệu đồng cho 5 đêm với số tiền vay 3 tỷ.
Đã quá quen với kiểu vay lãi như thế này, Hưng chia sẻ thật: “Phải chấp nhận thôi, là doanh nghiệp phải tính toán đánh đổi, bỏ ra khoản nhỏ để lấy được khoản lớn. Đằng nào cũng sắp tết rồi, chi đậm tí để được việc”. Hưng cũng chia sẻ thêm: “Vay tiền như thế này để chạy vốn cũng là chuyện bình thường.
Video đang HOT
Khi đối tác gọi điện rủ đi giao lưu còn có cái để chủ động. Tuy là doanh nghiệp nhưng trong túi chẳng có nổi vài chục triệu, đành vay nóng, dằn túi vài chục ngàn đô đi tháp tùng các sếp là chuyện bình thường. Tuy vay tiền thế này, có hơi chát một tí nhưng để được việc vẫn phải chấp nhận nghiến răng thôi”.
Giao tiền cho khách xong tôi trở về chỗ Đạo Đồng. Sau mấy ngụm cà phê hắn chia sẻ, hiện nay hắn thường xuyên cung cấp các khoản vay nóng cho gần 100 khách hàng là doanh nghiệp, nhưng để cho vay được tiền cũng phải cử người đi thẩm tra, biết được khách hàng là dạng người nào; làm ăn ra sao, có đàng hoàng hay không.
Nếu ở tỉnh xa thì trong vòng 2 ngày, quân của Đạo Đồng “phách vị” được hết. Nếu thấy ổn mới giải ngân. Tìm hiểu kỹ rồi thế mà thỉnh thoảng Đạo Đồng vẫn bị khách trốn, chây ỳ trả. Đạo Đồng kể: Cách đây mấy tháng, hắn bị mất khoản vay 1,8 tỷ đồng cho khách hàng ở Bắc Giang. Vay gần 2 tháng, khách trốn mất tăm, tung hết quân đi trong Nam, ngoài Bắc mà chưa tóm được.
Rủi ro và bất ổn cao
Chia sẻ với NTNN về những hệ lụy do hoạt động “tín dụng đen” này, luật sư Nguyễn Hữu Lầm Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết: Hiện nay, các vụ việc cho vay dân sự như thông tin Báo NTNN nêu là khá phổ biến. Rất nhiều vụ dẫn đến vấn đề hình sự, thanh toán lẫn nhau. Trên thực tế, cả người cho vay và người được vay tiền đều có thể gặp rủi ro rất cao. Bởi với lãi suất từ 180 360%/năm thì không ai có thể chịu được.
Đủ bằng chứng thì quy được vào tội cho vay nặng lãi. Hầu hết tâm lý người vay tiền đều không muốn tố cáo, nên rất khó cho các cơ quan chức năng vào cuộc. Còn về phía người cho vay, rõ ràng, hoạt động này xuất phát từ lợi nhuận. Nếu xảy ra tranh chấp với người vay, cơ quan pháp luật sẽ khó lòng bảo vệ được họ, vì cho vay chủ yếu là những thỏa thuận bằng miệng hay giấy viết tay những yếu tố thiếu cơ sở pháp lý để ràng buộc. Họ chỉ còn cách xử lý nhau theo kiểu “xã hội đen”, dẫn đến hậu quả không chỉ rủi ro về đồng tiền vay và cho vay, mà rủi ro cả về tính mạng, sức khỏe. Chính vì vậy, người dân nên tránh xa “tín dụng đen”. Có như vậy, xã hội mới yên ổn, tránh phát sinh những vụ việc hình sự.
Còn thạc sĩ luật Nguyễn Đức Hùng Công ty Luật TNHH Bross và Cộng sự đưa ra lời khuyên: Khi bên vay không trả nợ đầy đủ, đúng hạn hoặc xảy ra tranh chấp liên quan đến việc cho vay nợ thì trước hết, các bên cần tự thương lượng, thỏa thuận cách thức giải quyết. Khi các bên không thể tự thương lượng, hòa giải được với nhau thì có quyền khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án nhân dân có thẩm quyền, đề nghị tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình theo thủ tục tố tụng dân sự. Các bên không được phép sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, có các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của nhau, đó đều là các hành vi trái pháp luật. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm các hành vi này sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Theo Dân Việt
"Dính" bẫy đa cấp, nữ sinh viên tống tiền gia đình
Bị các đối tượng dụ dỗ ngon ngọt mời tham gia vào chương trình kinh doanh "siêu lợi nhuận" theo hình thức bán hàng đa cấp, nữ sinh viên đã đi vay lãi suất cao tại các cửa hàng cầm đồ để mua sản phẩm của công ty. Không phát triển thêm được khách hàng, tiền vay lãi mẹ đẻ lãi con, quẫn trí, nữ sinh viên này đã tự dựng lên màn kịch bị bắt cóc và tống tiền chính gia đình mình để trả nợ.
Logo Vietnet vẫn còn được lưu giữ trên trang web của Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt
Truy tìm nữ sinh viên mất tích
Trưa 9-9, một người đàn ông dáng vẻ lam lũ đến trụ sở CAP Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy trình báo việc con gái bị bắt cóc và kẻ xấu đang đòi tiền chuộc, nếu không sẽ bị thủ tiêu. Được sự động viên của chỉ huy CAP, sau khi trấn tĩnh lại, người đàn ông trên cho biết là Nguyễn Văn Quang, ở Vĩnh Phúc. Chiều 8-9, con gái ông Quang là Nguyễn Thị Hà (SN 1994), sinh viên năm thứ hai của một trường đại học ở quận Cầu Giấy từ quê xuống Hà Nội để học. Ngay hôm sau, ông Quang nhận được một tin nhắn từ số điện thoại của con gái mình với nội dung thông báo Hà đã bị bắt cóc, yêu cầu gia đình phải nộp tiền chuộc. Chưa dừng lại, đối tượng liên tiếp nhắn tin đe dọa, yêu cầu gia đình nhanh chóng phải nộp số tiền 70 triệu đồng vào tài khoản của Hà ngay, nếu không sẽ thủ tiêu bị hại hoặc bị bán sang Trung Quốc. Quá lo lắng và hoảng sợ, ông Quang vội vàng xuống Hà Nội trình báo cơ quan công an.
Tiếp nhận đơn trình báo của bị hại, xác định đây là vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời tính mạng của nạn nhân có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào, Ban chỉ huy CAQ Cầu Giấy đã thông báo sự việc lên Phòng CSHS CATP Hà Nội, phối hợp cùng với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương xác minh, điều tra truy tìm nữ sinh viên. Trong khi lực lượng công an đang căng sức truy tìm Hà thì ông Quang liên tục nhận được các yêu cầu của đối tượng bắt phải chuyển tiền ngay. Đối tượng đe dọa 14h ngày 9-9 là thời hạn cuối cùng để chốt "giao dịch", nếu không cả gia đình ông Quang sẽ phải hối hận. Song song với việc khẩn trương truy tìm Hà, cơ quan công an cũng hướng dẫn ông Quang khéo léo kéo dài thời gian chuyển tiền cho đối tượng.
Lộ rõ chân tướng
Ngay trong đêm 9-9 và rạng sáng 10-9, lực lượng công an đã rà soát tất cả các khu trọ, nhà nghỉ trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Đến 0h30 ngày 10-9, cơ quan công an phát hiện và tìm được Hà trong nhà nghỉ trên đường Phạm Tuấn Tài ở phường Cổ Nhuế 1. Tại thời điểm được công an tìm thấy, Hà lúc này đang ở cùng với bạn trai là Lưu Hà Minh (SN 1996), quê ở Thanh Hóa cũng là sinh viên. Kiểm tra trong phòng, CAQ Cầu Giấy xác định Hà không hề bị đối tượng nào bắt cóc, khống chế và đe dọa tống tiền. Ngay lập tức, cả Hà và Minh được đưa về trụ sở CAQ Cầu Giấy để làm rõ sự việc.
Tại CAQ Cầu Giấy, Hà khai nhận vào khoảng tháng 3 vừa qua có một người kết bạn trên facebook tên là Bính rủ làm nhân viên bán thực phẩm chức năng tại Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt (Vietnet) có trụ sở tại 252 Hoàng Quốc Việt, Cố Nhuế 1, Bắc Từ Liêm. Tại đây, Hà được Bính tư vấn cách thức kinh doanh nếu giới thiệu được càng nhiều người tham gia vào Vietnet càng được nhiều hoa hồng. Cứ mỗi người giới thiệu được cho công ty, Hà sẽ được công ty trả 680 nghìn đồng. Và điều kiện để tham gia công ty đó là Hà phải mua một bộ sản phẩm của công ty Vietnet với giá 10 triệu đồng.
Trước những lời dụ dỗ ngon ngọt của các nhân viên, Hà đã đồng ý để họ dẫn đi các cửa hàng cầm đồ để vay tiền. Cầm số tiền vay được 24 triệu đồng với lãi suất cao từ 3.000 đồng đến 7.000 đồng/1 triệu/1 ngày, Hà cắt ngay 20 triệu đồng mua 2 mã sản phẩm chức năng của Công ty Vietnet và trở thành cộng tác viên. Theo hướng dẫn, Hà tiếp tục lôi kéo được 2 người bạn làm cộng tác viên cho Vietnet và được thưởng ngay 680 nghìn đồng/người. Tuy nhiên, sau đó Hà không mời được ai nữa trong khi lãi mẹ đẻ lãi con, số tiền vay lãi tăng lên từng ngày. Tháng 6 vừa qua, Hà nghỉ làm tại Vietnet và không trả được tiền nợ. Bị chủ nợ đòi tiền gắt gao, Hà đã tự vẽ ra kịch bản bị đối tượng nghiện ma túy bắt cóc và nhắn tin tống tiền bố mẹ để lấy tiền trả nợ tín dụng đen.
Bạn trai của Hà là Lưu Hà Minh cũng từng là một nạn nhân của Công ty Vietnet. Cả hai quen nhau trong khi làm cộng tác viên cho công ty này. Bản thân Minh cũng bị lừa vay ở cửa hàng cầm đồ 20 triệu đồng để mua sản phẩm. Khi biết bạn gái cũng lâm vào hoàn cảnh như mình, Minh có khuyên nhủ song Hà không nghe.
Văn phòng của công ty đa cấp trên đã được đổi logo từ Vietnet thành Aviinet
Mánh khóe "dụ mồi" bán hàng đa cấp
Qua tìm hiểu của phóng viên Báo ANTĐ, hiện nay Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt (Vietnet) đã đổi logo thành Aviinet tại số 15 phố Đặng Thùy Trâm. Đây không phải là lần đầu tiên công ty này bị người dân tố cáo lừa đảo. Đầu năm 2015, một nữ sinh viên trường ĐH Thương mại sau khi sập bẫy lừa vay "tín dụng đen" để tham gia kinh doanh đa cấp tại công ty này đã uống thuốc ngủ tự tử nhưng may mắn được phát hiện, cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, không ít sinh viên cũng đã phải bỏ học khi dính bẫy vay nặng lãi để mua mã sản phẩm của Vietnet.
Thượng tá Nguyễn Đức Minh, Phó Trưởng CAQ Cầu Giấy cho biết, một trong những đối tượng mục tiêu của các công ty đa cấp đó là sinh viên. Bản thân các sinh viên vì nhẹ dạ, hám lợi mong muốn có việc làm thêm nên dễ trở thành "mồi" cho các đối tượng này. Khi sập bẫy, số sinh viên này cũng ngại tố cáo vì sợ, lo ảnh hưởng đến việc học tập hoặc xấu hổ với gia đình, bạn bè. Ngoài việc ảnh hưởng đến học hành, từ sức ép phải kiếm tiền trả nợ, những sinh viên này thường có nhiều hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến ANTT.
Đáng lo ngại, hiện nay xuất hiện tình trạng liên kết giữa các cửa hiệu cầm đồ, cầm cố, cho vay theo kiểu "tín dụng đen" với các công ty đa cấp để dụ dỗ, mồi chài cung cấp "vốn" cho sinh viên, người lao động. Khi đã vay tiền, các sinh viên này buộc phải "phát triển thị trường" nếu không có tiền trả nợ sẽ gây ra những hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành động tiêu cực, hủy hoại bản thân. Hơn ai hết, cùng với cơ quan chức năng, các bậc phụ huynh, nhất là nhà trường, thầy cô giáo cần tăng cường tuyên truyền pháp luật, những thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng kinh doanh hàng đa cấp để sinh viên, người thân tránh bị sập bẫy, phòng ngừa những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Theo_An ninh thủ đô
Mê trận "bẫy" tín dụng đen: Vay cũng chết, không vay cũng chết Vay tiền tốn phí... cho đến các dịch vụ cầm đồ lãi suất cao đang bủa vây những thân phận khốn khổ. Rơi vào tình cảnh "vay cũng chết, không vay cũng chết". Những khoản "nợ đời" xuất phát từ vài nghìn đồng tiền lãi Như kỳ trước PV đã đề cập, ngoài các dịch vụ cho vay thông qua các công ty...