Thâm nhập thế giới đêm Đà thành (1): Những tụ điểm ăn chơi ngập tràn… “đặc sản sống”
Khi mà đường phố vắng hoe, còn chăng là mấy chị lao công cần mẫn quét đường dưới sương đêm, vài hàng quán bán bún phở, hay những chiếc xe cảnh sát tuần tra thì phía trong những tụ điểm ăn chơi là cả rừng người quay cuồng dưới ánh đèn màu, trong tiếng nhạc đinh tai.
Gần như đến khi mà một tầng lớp người tần tảo ngái ngủ thức giấc để chuẩn bị cho một ngày mưu sinh thì dân tay chơi mới “vỡ tổ”. Người về, kẻ tiếp tục đi sau khi đã nhập vào trong người cơ man nào là rượu mạnh, là những thứ ba trời mà có thử test mới biết, lắc lư uốn éo đến nhũn cả người. Có một thế giới sống về đêm ở Đà Nẵng mà mỗi khi ra khỏi đó là bay tiền triệu.
Trung – cậu bạn học cùng thời đại học với tôi, nếu không đứng núi này trông núi nọ thì giờ chắc cũng đã “lạc nghiệp” rồi. Nhưng cái bệnh “nhảy” đến chóng mặt và chơi bời của nó cuối cùng cũng khiến cho cả nhà chán ngán, không thèm quan tâm nữa. Phải nói cho rõ, Trung là “tay chơi” chứ không phải là “tay anh chị”, thượng vàng hạ cám ở các tụ điểm ăn chơi, mấy trò của dân sống về đêm là cậu biết tất. Nhưng chưa bao giờ đánh nhau, không trộm cắp, không rượu chè, và nhìn vào tính cách, vào tạng người thì có thể nói là nó chưa chích hít.
Bẵng đi một thời gian, bỗng nhiên nó gọi điện rủ tôi đi sàn. “Mày dạo này chơi chứng khoán hay bất động sản mà lên sàn?”. “Hâm vừa vừa thôi thằng lúa ơi, đi bar, vũ trường ăn chơi chứ chứng khoán với động sản cái cóc gì. Nếu mày chịu chơi, trong vòng 1 tuần tao giới thiệu hết đặc sản sống đêm của Đà Nẵng”.
Tôi và anh bạn đồng nghiệp sau không ít lần cùng Trung vào chốn ăn chơi mới thấm thía câu nói “có tiền mua tiên cũng được”. Bước chân qua cửa bảo vệ của quán bar, vũ trường, dưới ánh đèn led đủ màu và tiếng nhạc tức ngực, dân chơi gần như một con robot được… nuông chiều. Những nhân viên lịch lãm tóc chải ngược, mặc áo hiệp sĩ, cả những chân dài thiếu vải sẵn sàng hóa thân như những người giúp việc để ta có cảm giác được “tôn vinh” bằng giá trị của những đồng tiền. Từ bar S.V đến F.T.V (đường Trần Hưng Đạo), từ L.S (Triệu Nữ Vương), T.V.C (Nguyễn Chí Thanh), từ O.Q (Bạch Đằng) đến N.P.Đ…, chỉ cần đưa ánh mắt nhìn vào khoảng không đâu đó thì đã có người bước tới khoanh tay cúi tai sát xuống để lắng nghe. Chen qua rừng người ngộp thở, chúng tôi được dẫn đến một góc tối của bar S.V trên đường Trần Hưng Đạo, cậu bạn hét vào tai tôi: “Chơi mát ga đi, vào đây rồi nhạc và lời như nhau, thích gì có nấy”.
Dưới ánh đèn pin yếu ớt được ngậm ở miệng của đội ngũ tiếp viên, chúng tôi lướt qua menu và dừng lại ở thức uống gần như rẻ nhất: bia Heineken! Sau khi bôm bốp khui bia, những em tiếp viên xinh đẹp hở hang cúi vào tai hỏi: “Có cần em ngồi đây không anh?”. Anh bạn hét vào tai khác của tôi: “Để nó đi đi, nó bóc cho mày quả nho, đưa cho mày cái khăn lạnh với ba cái ưỡn ẹo nữa là đi tong 2 xị boa đấy. Để tiền mà uống”. Mỗi khi dợm người là nhất định có người chạy tới ân cần hỏi han, kể cả đi vệ sinh, đi nôn ọe cũng có người khoác tay vào lưng, qua một đoạn lại có người đứng sẵn cúi rạp xuống chào.
Video đang HOT
Ở vũ trường, quán bar, dân chơi luôn được cung phụng với những “cuộc chơi tiền triệu”. Ảnh: C.K
Đẳng cấp hơn S.V, ở F.T.V hay L.S, T.V.C, đội ngũ nhân viên cực kỳ lịch lãm đón khách ngay từ ngoài đường. Người sành điệu thì cứ ngẩng đầu mà đi, người có ý lịch sự lại thì đến phát mỏi cổ vì gật đầu đáp lễ. Trong sàn đi đâu cũng có người săn sóc đã đành, ở mấy chốn tế nhị cũng luôn có đội ngũ nhân viên chào đón. Dân vũ trường gọi đây là tầng lớp “hạ đẳng” của chốn ăn chơi. Không đủ để say, nhưng tôi cũng vờ vật đi “tháo van”, vừa bước tới cửa WC đã có người trạc tuổi bố mẹ mình chờ sẵn để mở cửa. Mấy cậu choai choai tóc đỏ vàng vừa đi tiểu vừa vứt tàn thuốc, gần như chưa kịp để xái thuốc rơi xuống nền nhà, những người trực ở đây đã lao tới để lượm lên bỏ vào thùng rác.
Tôi đứng trước gương để rửa mặt thì ngay lập tức cô giúp việc xé cái khăn lạnh đắp lên cổ, xoa lên mặt rồi nhanh tay mở vòi nước. Trên bồn rửa mặt luôn có sẵn cái đĩa lớn đựng tiền, đó là tiền boa cho những hành động tận tình, chu đáo. Mệnh giá thì đủ loại, 10 nghìn, 20 nghìn, 50 nghìn đồng cũng có. Có người nói đó là tiền “mồi”, có người nói là tiền boa thiệt. Nói “có tiền mua tiên cũng được” cũng đồng nghĩa với việc tiền ít là sẽ khó mà trở thành VIP giữa rừng người xa hoa này.
Chúng tôi đi xuống bên dưới gầm của Nhà hát Trưng Vương, nơi mà trong đó T.V.C đặc trưng bởi trần nhà thấp tẹt nhưng tiếng nhạc thì chát chúa, ánh sáng đan chiếu loạn cả mắt. Chưa yên vị thì đã có dăm bảy em trong trang phục vàng cà rốt cũn cỡn sà đến rồi cà vào người, theo sau là hai nam thanh niên quần tây, áo ghi-lê lịch sự đứng chắp tay sau lưng chờ đợi. Trước mắt chúng tôi có vẻ như có một đám sinh nhật của một cậu ấm. Cậu ngồi giữa hai cô em mặc đồ 2 mảnh màu đen, trước mắt là 2 chai Chivas 18 cùng cơ man nào là đồ uống khác. Thỉnh thoảng đám bạn cậu ta lại chúi đầu vào một cái ấm tựa như đèn thần của Aladin lấy hơi rít tới tấp. Những đám khói có mùi khen khét phả ra trắng đục dưới ánh đèn led. Theo lời dân chơi thì đó là loại tẩu dùng để hút… thuốc lào Ả rập.
Các cô gái phục vụ tại vũ trường, quán bar luôn “tới bến” với dân chơi.
Các cô nói “có tiền vào đây mua gì cũng được”. Ảnh: C.K
Cậu bạn chỉ tay vào chai Chivas 18 trên menu thì đội “pi-a” (PR) tươi hẳn lên. Nhưng khi tôi lắc đầu chỉ vào bia Heineken thì tất thảy thả ánh mắt thườn thượt rồi lục tục tản ra. Chỉ còn 2 em ở lại làm nghĩa vụ. Ở chốn này thế rồi, bàn nào có chai rượu ngoại thì dĩ nhiên được săn đón và chăm sóc tận răng, ngược lại trên bàn chỉ có vài chai Heineken cùng đĩa trái cây thì không hẳn là bị hắt hủi, nhưng sự hết mình cũng có chừng mực. Điều đó được cậu bạn lý giải là “Thớt có tanh tao ruồi mới đậu. Gan không mật mỡ kiến bò chi”. Để tiện cho tôi tác nghiệp, cậu nghịch ngợm ôm lấy cổ cô gái gắp đá hét:
- Cho anh thơm cái!
- Thơm chay à?
Cậu ngồi trên ghế xoay quàng lấy eo cô rồi đánh “chụt” một cái vào cặp môi đỏ thắm, trợn mắt: “Đây chưa ăn quỵt ai bao giờ”, thì cô đáp chỏng lỏn: “Để xem anh có gì”. Cậu ta vừa rút cái bóp ra vừa hỏi: “Vậy em có gì nào?”. “Anh thích gì em có nấy. Chưa nghe người ta nói có tiền mua tiên cũng được đấy à?”. “Anh muốn đi chơi với em”, “Không thành vấn đề, nhưng phải sau 2 giờ, còn bây giờ thì anh đã thơm em rồi…”. Cậu bạn thừa hiểu cái chuyện bóc bánh trả tiền, rút tờ 200 nghìn đồng giắt vào giữa khe ngực cô gái. Tôi hỏi thăm dò: “Anh muốn vài viên lắc cho đã, có không?”, thì cô em cảnh giác: “Anh khách lạ, để em hỏi đã”.
Ra khỏi cái sàn tù túng, tôi hỏi Trung: “Cậu đi với nó thì ai chở tớ về?”. Cậu ta cười tủm tỉm: “Tao chẳng điên mà dính vào mấy con nhỏ đó, gần thì tốn tiền, xa thì mang bệnh. Không chừng bị bọn chăn dắt nó tẩn cho”.
Theo ANTD
Phát hiện "sửng sốt" sau vụ đắm phà ở Quảng Nam
Sau vụ chìm phà sáng ngày 21/11 trên sông Trường Giang, thuộc xã Tam Hải và Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam làm một thai phụ chết và gần 40 hành khách hoảng loạn trong dòng nước dữ, báo PLVN Online đã phát hiện một vấn đề mà người dân Quảng Nam đang quan tâm là, tại bến phà Tam Hải có một chiếc phà vừa đóng mới trên 2,5 tỷ đồng, nhưng không hiểu vì lý do gì đến thời điểm này vẫn...nằm bờ.
Phà mới đóng...đã hỏng!?
Theo quan sát của chúng tôi, tại bến Tam Hải, một chiếc phà mới đóng có trọng tải đến 18 tấn, trị giá trên 2,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì đến thời điểm này chiếc phà này vẫn còn nằm bờ!?
Dư luận đặt câu hỏi, vì sao có phà sắt vừa đóng mới xong không dùng mà vẫn dùng phà gỗ cũ nát, không đảm bảo vận chuyển hành khách để xảy ra tai nạn kinh hoàng ấy?
Nhiều người dân sống hai bên xã Tam Hải và xã Tam Quang cho rằng, phà mới đóng chạy tốn nhiên liệu, vả lại phà sắt nên mùa đông rất khó đưa khách qua lại dòng nước chảy xiết...
Một lãnh đạo của huyện Núi Thành lại khẳng định: "Phà mới đóng bị hỏng máy và đường dây điện, bị hở đường hàn, chạy sợ vô nước nên mới nằm bờ...".
Chiếc phà sắt mới đóng với số tiền trên 2,5 tỷ, nhưng vẫn cho nằm bờ...
Trao đổi với Nguyễn Quang Hòa, Chủ tịch UBND huyện Núi Thành - ông Hòa cho biết: "Chiếc phà mới do UBND xã Tam Hải làm chủ đầu tư, đóng mới bằng sắt để thay thế cho chiếc phà cũ bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.
Việc phà mới này ngừng hoạt động chỉ nghe anh em ở dưới báo lên là do hỏng máy móc, trục trặc gì đó chưa rõ. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc có hay không việc chỉ vì tiêu hao nhiều nhiên liệu mà ngừng hoạt động chiếc phà tiền tỷ này".
Mất bò mới lo làm chuồng
Vụ chìm phà để lại một nỗi đau lớn cho người thân cùng người dân sống gần nhà thai phụ Vũ Thị Thiện Thẩm (25 tuổi, trú thôn 1, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam) - nạn nhân xấu số chết trong vụ chìm phà hôm 21/11.
Ông Phan Như Tường, Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho biết: "Bến phà hoạt động nhiều năm nay, do UBND xã Tam Hải quản lý. Trước đây, giao khoán cho cá nhân khai thác, nộp ngân sách xã, mỗi năm tổng doanh thu hơn 200 triệu đồng.
Hiện toàn huyện Núi Thành có 7 bến khách đò ngang và bến phà. Toàn tỉnh Quảng Nam có 62 bến đò đang hoạt động, trong đó có 26 bến chưa được cấp phép. Theo lái phà Bùi Văn Thu (người điều khiển chiếc phà đắm hôm 21/11), đã nhiều lần kiến nghị với UBND xã Tam Hải là không được chở xe ô tô tải nữa vì chiếc phà quá cũ, lại yếu. Lái phà Thu cũng từng "dọa" sẽ nộp đơn xin nghỉ nếu tiếp tục để phà chở ô tô tải như thế. Tuy nhiên, lãnh đạo UBND xã Tam Hải vẫn bỏ ngoài tai và có thông báo gửi trực tiếp đến cho lái phà Bùi Văn Thu là cho phép chở ô tô tải có trọng tải dưới 3 tấn.
Ngay sau khi xảy ra vụ chìm phà, sáng nay, được sự chấp thuận của huyện Núi Thành, UBND xã Tam Hải đã điều chiếc phà bên thôn 6, xã Tam Hải chở được 25 người và chiếc phà nhôm có sẵn tại bến chở được 15 người, nhằm phục vụ việc đi lại của nhân dân, công nhân tại khu công nghiệp và học sinh Tam Hải đi học bên Thị trấn Núi Thành.
"Sáng nay, một nhóm thợ chuyên sửa phà đã được điều động để sửa chữa chiếc phà sắt vừa mới đóng trị giá hơn 2,5 tỷ đồng bị hỏng máy để sớm đưa vào hoạt động trở lại", ông Tường nói.
Ông Trần Khanh, Chánh văn phòng UBND huyện Núi Thành cho biết: "Sáng nay, chúng tôi đã điều động công an xã, công an thôn, dân phòng phải túc trực bảo vệ an toàn cho khách qua lại trên đò".
Ghi nhận của PLVN Online tại bến đò hôm nay, chứng kiến cảnh người dân vẫn nháo nhào tranh nhau qua lại bến sông rất nguy hiểm. Còn hai chiếc phà tạm được điều động dù có lực lượng chức năng kiểm soát, nhưng vẫn không đủ áo phao cho khách mặc...
Đầu tư tiền tỷ cho việc đóng phà sắt mới, nhưng hoạt động chưa được bao lâu thì hư hỏng. Tuy nhiên, phà hư hỏng gần 2 tháng vẫn không tu sửa để đến khi sự việc chìm phà gỗ rồi mới cho tu sửa lại phà sắt. "Tại sao, chiếc đò cũ kỹ đó lại cho vận chuyển người dân trong khi nhà nước đã cấp cho một chiếc đò mới an toàn và chắc chắn chứ. Theo tôi, chính quyền địa phương cần xem xét lại trách nhiệm của mình và cần xử lý nghiêm minh những người đã xem thường mạng người. Qua đây, tôi mong chính quyền, lãnh đạo địa phương cần quan tâm hơn, đừng để những cái chết thương tâm như thế xảy ra...", một người dân xã Tam Hải mong muốn.
Hiên cơ quan chức năng của huyện Núi Thành và tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục điều tra vụ tai nạn này.
Theo PLVN
Người đàn bà có 3 đứa con quay cuồng vì ma túy Cứ ngồi mà nhẩm tính thì có lẽ cái tính chất siêu lợi nhuận của ma túy là vô cùng lớn. Chẳng thế mà dù biết là tù tội nặng đấy, tai hại lắm đấy nhưng những kẻ coi trời bằng vung vẫn như con thiêu thân chấp nhận lao mình vào chỗ chết vì hàng trắng. Tôi ngồi đối diện với bà...