Thâm nhập khu vực thảm họa hạt nhân Fukushima sau 5 năm
Thảm họa động đất-sóng thần kép để lại một khung cảnh hoang tàn, trơ trọi như ngày tận thế ở Fukushima sau 5 năm.
5 năm sau ngày đóng cửa lò phản ứng hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản, những bức hình đầy ám ảnh được ghi lại khiến người xem có cảm giác như tận thế cận kề.
Tháng 3.2011, trận động đất mạnh 8,9 độ Richter rung chuyển tỉnh Fukushima và gây ra sóng thần ở vùng đông bắc nước Nhật. Sau đó, một vụ nổ kinh hoàng diễn ra trong lò phản ứng ở Fukushima.
Ngày 22.4, chính quyền thành phố yêu cầu tất cả người dân trong phạm vi 20km quanh nhà máy hạt nhân phải sơ tán ngay lập tức.
Khu vực xung quanh bị cách ly và từ đó tới nay, chỉ có các chuyên gia, nhà khoa học mới tới đây. Khung cảnh ở Fukushima chẳng khác gì một đoạn phim về ngày tận thế: hoang tàn và chết chóc.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Arkadiusz Podniesinski được phép tiếp cận hiện trường và đã giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn về thảm cảnh hạt nhân tồi tệ ở Nhật.
Arkadiusz đến thăm thị trấn Tomioka, Okuma, Futaba và Namie để chụp những bức hình đầy ám ảnh.
Đầu năm 2016, ba cán bộ cấp cao thuộc nhà máy điện Tokyo (Tepco) bị buộc tội vô ý gây hậu quả nghiêm trọng.
Những người bị bắt gồm chủ tịch nhà máy Tepco và hai phó giám đốc. Tổng cộng 13 người bị thương và 44 bệnh nhân chết trên đường di tản.
Trận siêu động đất-sóng thần kép giết hơn 18.000 người ở Nhật Bản và gây thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử thế giới.
Theo Danviet
700 người Nhật kiện chính phủ vì luật gửi quân ra nước ngoài
Hơn 500 người ở Tokyo và 200 người ở tỉnh Fukushima, thông qua đại diện của mình, đã nộp đơn kiện chính phủ Nhật Bản về luật an ninh có hiệu lực hồi tháng 3.2016, truyền thông Nhật Bản cho hay.
Hàng trăm người Nhật phản đối luật mới của chính phủ Reuters
Luật an ninh này do chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất và được Quốc hội Nhật Bản thông qua hồi tháng 9.2015, cho phép triển khai quân đội ra nước ngoài trong trường hợp an ninh Nhật Bản bị đe dọa và cũng để bảo vệ các nước đồng minh của Nhật khi họ bị tấn công.
Những người phản đối nói rằng luật này là vi hiến, và yêu cầu tòa hủy luật này, đồng thời buộc chính phủ của ông Abe bồi thường cho mỗi đương đơn khởi kiện là 100.000 yen (tương đương 900 USD), theo đơn kiện được nộp cho tòa án.
"Đây là lần đầu tiên vụ kiện đề cập đến tổn hại cụ thể, vì vậy vụ kiện khó có thể bị tòa từ chối", Yozo Tamura, một luật sư và cựu thẩm phán tòa tối cao Nagayo phát biểu trong một cuộc họp báo sau khi đã đại diện cho những người phản đối nộp đơn với tòa ở Tokyo hôm 26.4, theo Kyodo.
Đương đơn Yoko Shida, một giáo sư luật ở trường đại học Musashino Art ở Tokyo, nói rằng luật đã gây tổn hại cho bà. "Tôi cảm thấy rất khó khăn để tìm ra cách để giảng dạy, giải thích Hiến pháp, mà rất khác với những điều được nói trước đó. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn trong lớp học", bà Sahida nói.
Thủ tướng Shinzo Abe tiếp tục vấp phải sự phản đối trong nước Reuters
Các nguyên đơn nói rằng đạo luật đã vi phạm điều 9 của Hiến pháp, gây ra tổn hại không thể khắc phục được cho nước Nhật. Điều 9 Hiến pháp Nhật nói rằng nước Nhật đã từ bỏ mãi mãi chiến tranh và sẽ không duy trì quân đội để tham gia giải quyết xung đột của thế giới.
Các luật sư của các đương đơn cá nhân nói rằng sẽ có nhiều người nữa nộp đơn kiện chính phủ, ước tính có thêm 1.500 đơn kiện nộp cho tòa ở 15 quận của Tokyo trong mùa hè này, theo Asahi ngày 27.4.
Các nguyên đơn sống gần căn cứ quân sự nói rằng lý do khởi kiện là vì sợ Nhật trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công từ các nước và cả khủng bố nếu triển khai quân bên ngoài lãnh thổ.
Ban thư ký an ninh quốc gia của chính phủ Nhật Bản cho hay cơ quan này sẽ bàn bạc với chính phủ về vấn đề đơn kiện của dân chúng. "Chúng tôi tin rằng đạo luật không vi hiến và là điều cần thiết để bảo vệ sự sống và mang đến hòa bình cho người dân Nhật Bản", cơ quan này cho biết trong một thông cáo, theo Asahi.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nhìn lại động đất-sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản Trận động đất-sóng thần kinh hoàng hồi tháng 3/2011 đã cướp đi sinh mạng của hơn 12 nghìn người ở Nhật Bản. Năm năm sau thảm họa động đất-sóng thần ở Nhật Bản nỗi đau của những người ở lại dường như vẫn chưa nguôi. Ảnh: Sóng thần đổ bộ thành phố Miyako, tràn qua bờ đê và khiến đường phố ngập lụt...