Thâm nhập giới cờ bạc bịp Hà Thành
Nhiều lần đến khu Đuôi Cá (Hà Nội), tôi biết đến Đảnh “chột” – một tay cờ bạc bịp đã chinh chiến một thời khắp trong Nam, đệ tử có đến cả chục đứa. Hết vị, Đảnh “chột” dạt từ Đồng Tháp ra Hà Nội.
Đêm đến, Đảnh “chột” và đàn em thuê nhà nghỉ trú chân, ban ngày lượn lờ tại các bến xe, nhà chờ xe buýt để hành nghề cờ bạc bịp.
Từ những trò “nhanh tay, nhanh mắt”
Con chíp được gắn ở đáy bát
Tên khai sinh của Đảnh “chột” là Luân, đám đệ tử của Đảnh kháo vậy. Đảnh thường xuyên chuyển địa chỉ trú ẩn để không bị lọt vào tầm ngắm của công an. Mỗi địa bàn, Đảnh chỉ hoạt động thăm dò thời gian ngắn lại chuyển sang địa bàn khác. Bên cạnh trò cờ bạc bịp, phi đội của Đảnh “chột” còn kiêm nghề “hai ngón”. Lợi dụng lúc đông người, chúng bắt đầu hành nghề.
Thoạt đầu, khi mới ra Bắc, Đảnh “chột” cử bọn đàn em đến các bến xe buýt đóng vai “gà” đánh “chùa -lúa” với những “nhà cái” ở đó cho quen mặt. Sau một thời gian, đệ tử của Đảnh cũng “lên cái”. “Chùa- lúa”, một kiểu cờ bạc bịp mà theo cách gọi của Đảnh là thú chơi nhà quê nhưng thu hút được khá nhiều người vì “đồ nghề” chỉ là đồng tiền xu, không cồng kềnh và dễ tẩu tán.
Trước khi “nhà cái” tung đồng xu (loại 5.000 đồng), các con bạc phải lựa chọn một trong 2 mặt của đồng tiền (một mặt hình ngôi chùa, một mặt hình bông lúa). Để lừa tiền của các con bạc, Đảnh “chột” phải “thửa riêng” 2 đồng tiền xu có 2 mặt cùng là “chùa” hoặc “lúa”. Ban đầu, chúng dùng đồng tiền thật chơi ra vẻ khách quan. Khi con bạc đã say, chúng liền thay bằng những đồng tiền đặc biệt để thu hồi vốn “câu khách” lúc đầu và móc hầu bao người chơi.
Địa điểm mà đám đệ tử của Đảnh thường xuyên lui tới là các nhà chờ xe buýt, bến xe Mỹ Đình, khu nhà chờ xe buýt trước cổng Công viên Thống Nhất, vườn hoa… Tại đây có đông người qua lại, cánh bán vé, lái xe buýt cũng mê tít vòng quay sấp ngửa của đồng xu. Thời gian hoạt động của đội quân cờ bạc bịp này bắt đầu từ sau 12h trưa. Cái trò cờ bạc kiểu này cũng chỉ là những ngón nghề sơ đẳng mà đám đệ tử của Đảnh phô diễn.
Sau này là trò bài lá. Đảnh “chột” cắt cử đệ tử mua cả nửa bao tải tú lơ khơ “thửa”, bài chắn “thửa” đi rải ở các hàng nước, các địa điểm xung quanh khu vực mà họ sẽ cho “thợ” vào “chiến”. Bộ bài được dùng (kể cả khi “khứa” tự tay đi mua) kiểu gì cũng dính một trong những bộ bài đã được rải trước đó. Vì thế, một khi đã “ra trận”, phần thắng bao giờ cũng nghiêng về đám “thợ”. Đảnh kể: “Những bộ chắn thửa được bọn này quy định chuẩn xác đến từng chi tiết”.
Đảnh từng khoe mẽ, để có phi đội lành nghề, hắn bỏ không ít tiền đầu tư cho đám đệ tử lê la tại nhiều sới bạc vỉa hè để học nghề. “Chùa- lúa”, chắn, tú lơ khơ cũng chỉ là những màn dạo đầu mà Đảnh “chột” cho các đệ tử thể hiện tại những sới bạc đầu đường bến xe.
Đến “công nghệ cao”
Hôm đó, một chiều cuối tháng 5, tôi theo chân Hùng “bíp”- một tay “thợ” cờ bạc đến điểm đỗ xe buýt trên đường Nguyễn Cơ Thạch thuộc địa phận xã Mỹ Đình để được cận cảnh sới bạc của đám đệ tử Đảnh: Xóc đĩa! Chỉ với 1 bộ bát đĩa, 4 quân vị được cắt từ vỏ bao thuốc lá, một nhóm người đã có thể ngồi chụm đầu.
Video đang HOT
“Vào cuộc”, một đệ tử của Đảnh “chột” gắn bộ điều khiển cảm ứng từ, vờ làm một con bạc ngồi cạnh “nhà cái”. Lúc “nhà cái” xóc đĩa, kẻ mang trong người bộ điều khiển sẽ bấm nút cho thanh cảm ứng từ (dài khoảng 1 gang tay, to bằng ngón tay cái nối với nút điều khiển và nút báo rung bằng một sợi dây điện mảnh) hoạt động, truyền tín hiệu “chẵn, lẻ” lên nút rung, từ đó giúp chúng “điều chỉnh” việc đặt cửa của con bạc.
Khi “hành nghề”, thanh cảm ứng từ được quấn chặt vào bắp chân, còn nút điều khiển và nút rung được đặt ở vị trí thông với túi quần trước. 4 quân vị được cắt từ vỏ bao thuốc lá, sau đó bóc tách phần giấy bạc để gắn mẩu mạt sắt rất nhỏ và mỏng rồi dán lại. Đồng bọn của Đảnh là Vĩnh “còm” được giao nhiệm vụ cầm cái. Bọn chúng dựng lên màn kịch, một người trong nhóm đóng vai con bạc xuống tay mạnh nhất để làm chim mồi cho những người xung quanh cuốn vào vòng xoáy ma mãnh do chúng bày ra.
Các con bạc háo nước, đặt tiền mỗi lúc một dày. Để hút con bạc, lúc đầu, chúng “thả” cho những con bạc tưởng bở, dễ ăn, mê tít. Khi đã hút được đông người chơi, chúng quay lại “vặt”. Tâm lý con bạc càng thua càng ham gỡ, không còn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng mình đang nằm trong bẫy của bọn bịp bợm. Con bạc cứ cuốn vào sới với một sức hút ma quái.
Ngay cả trò cờ bạc bịp kiểu “bầu, cua, tôm, cá”, Đảnh cũng dùng chiêu gắn chíp điện tử và được điều khiển theo ý của hắn. Có sới, hắn thu cả chục triệu đồng.
Cờ bạc công khai tại các điểm công cộng
Đảnh từng vỗ ngực, món gì hắn cũng biết. Trên chặng đường từ Đồng Tháp dạt ra Hà Nội, hắn đã kiếm được số tiền kha khá. Đám đệ tử của hắn có dịp trổ tài “bầu, cua, tôm, cá” trên xe khách tuyến. Đám này mua vé lên xe như những hành khách khác, rải từ đầu xe đến cuối xe với số lượng từ 4-5 tên, có cả nam và nữ. Khi xe chuyển bánh được chục cây số, đám đệ tử mang ra 3 quân bài 2 đỏ, 1 đen, mời người chơi trò “nhanh tay, nhanh mắt”, đoán quân bài rút được là đỏ hay đen. Đồng bọn của Đảnh trong vai hành khách sẽ là những người tham gia đầu tiên “rắc thóc gài bẫy” và trúng liên tiếp để “câu” những người nhẹ dạ.
Nếu khách cảnh giác, chúng làm ra vẻ sẽ thắng lớn, nhờ giữ hộ quân bài rồi gạ góp vốn, hoặc “mượn” tạm tiền, tài sản của khách chơi, hứa khi thắng sẽ trả lãi cao. Nếu thấy người đặt tiền nhiều ở cửa nào, hắn sẽ điều khiển cho tấm bảng dừng lại ở cửa kia. Nếu có nhiều người đặt cả 4 cửa, “nhà cái” sẽ chỉnh cho vòng quay dừng lại ở cửa nào có lợi cho chúng nhất nên người chơi dù đặt ở cửa nào thì phần thắng sau cùng vẫn thuộc về những kẻ tổ chức. Nhiều khách không ham cờ bạc, nhưng vì nhẹ dạ hoặc hám lợi vẫn rơi vào cái bẫy của Đảnh, không còn một xu dính túi.
Cận cảnh sới của Đảnh, tôi chợt nhớ, trong một lần lấy thông tin bắt nhóm xóc đĩa bịp trên đường Nguyễn Cơ Thạch địa bàn Mỹ Đình, một điều tra viên của Đội CSĐT tội phạm về TTXH, Công an huyện Từ Liêm cho biết, “công nghệ” cờ bạc bịp được các đối tượng thực hiện khá công phu bằng cách gắn chíp điện tử vào trong đáy chiếc bát sứ. Chúng phải “thửa” riêng chiếc bát với giá thành khá cao, có khi lên tới cả chục triệu.
Còn nay, bộ đồ nghề cờ bạc bịp có nguồn gốc từ Trung Quốc rất sẵn hàng, giá chỉ hơn 1-2 triệu đồng /bộ. Vị điều tra viên này “bắt vị”, trò bịp bợm này chỉ lừa được những người không có “kinh nghiệm” nên các đối tượng thường tổ chức chơi ở những điểm công cộng trong một thời gian ngắn, chúng chuyển sang địa bàn khác trước khi con bạc nghi ngờ.
“Rắc thóc gài bẫy”
Bộ điều khiển cảm ứng được gắn vào chân
Nghe Hùng “bíp” kể lại, sau một thời gian oanh tạc tại các điểm công cộng, Đảnh “chột” bắt mối với đám dân chơi ở Hà Nội. Đám này toàn là con nhà giàu, lắm tiền và chịu chơi. Đảnh nhập bọn. Dàn trận, Đảnh bày binh bố trận kết hợp với vài em xinh tươi, môi đỏ, má hồng, ngực cứ lồ lộ trắng ngần, khiến các công tử điêu đứng không còn tâm trí để ý đến trận chiến. Đảnh tha hồ “chỉnh lọc”, mỗi lần như thế, hắn lại bỏ tọt một lá bài “ẩn” xuống. Thủ thuật “hao cây” cũng được Đảnh sử dụng khi những ánh mắt của bọn “gà” đang mải dán vào gò bồng đào của các người đẹp.
Với đám “gà” này, Đảnh chẳng cần những dụng cụ hiện đại, chỉ cần một cái tráo bài, một cái lắc nhẹ cổ tay… hầu bao của mấy chàng công tử nhà giàu sạch bách theo một cuộc chơi đã được toan tính kỹ. Tàn cuộc, Đảnh “chột” có hàng chục nghìn đô dắt túi. Sau những vụ “rắc thóc gài bẫy”, tay thợ có công môi giới được Đảnh “cắt phế” khá hậu hĩnh. Thế nhưng, số tiền mà Đảnh kiếm được cũng đổ vào các cuộc chơi tới bến…
Hôm rồi, khi xuống khu Đuôi Cá, tôi mới biết tin phi đội của Đảnh “chột” đang dạt vào miền Trung để lánh nạn. Nghe đâu, đám này chiếm “đất dụng võ” của nhiều tay chơi cao thủ Hà Nội nên bị truy lùng ráo riết…
Theo Đời sống và pháp luật
1.001 cách 'trốn' nóng của sinh viên
Loan "huy động" cả chăn màn, chiếu cũ thấm nước cho ẩm rồi phủ lên cửa sổ, cửa lối đi, thậm chí cả trên mái nhà.
Mất điện kéo dài, không có tiền thuê nhà nghỉ hay "sắm" máy phát điện, nhiều sinh viên đã sáng tạo ra "trăm kế" để đối đầu với nắng nóng.
Nắng nóng kéo dài kèm theo nỗi khổ mất điện, mất nước, cuộc sống của hàng nghìn người dân đã bị đảo lộn. Tuy nhiên, cơ cực nhất phải kể đến "giới sinh viên" ngoại tỉnh. Sống trong những căn nhà trọ lụp xụp, cấp 4, lợp mái hay "náu mình" mãi trên tầng thượng vốn ngày thường đã bức bí thì hiện giờ những căn phòng ấy hầm hập như... lò nung.
Vào những ngày nắng nóng, những dãy nhà trọ này như "lò nung".
"Ngồi trong phòng với hai cái quạt chạy hết công suất mà mồ hôi vẫn vã ra nhễ nhại, hai mắt cay xè. Nhất là vào buổi trưa, nhiệt độ trong phòng không khác nhiệt độ ngoài trời là mấy, đấy là chưa kể đến những hôm mất điện. Sách vở của em giờ khô như rang rồi", Nguyễn Thu Hiền, sinh viên ĐH KHXH & NV đang trọ học tại Phùng Khoang, Thanh Xuân, kể.
Tuy nhiên, theo Hiền, đợt nắng nóng này lại trùng với thời điểm thi cuối kỳ của nhiều trường ĐH nên không thể "khăn gói về quê" tránh nóng được. "Than vãn cũng chẳng làm được gì, nên bọn em đã tìm mọi cách để thích nghi, quyết tâm "sống chung với lũ" chị ạ!". Hiền cười "mếu máo" rồi chỉ tay ra chậu nước to uỳnh, nằm chình ình giữa nhà.
"Gió quạt điện nhiều lúc còn như phả hơi nóng và người, ngột ngạt lắm. Vì thế nên bọn em để chậu nước hoặc mua đá về đặt trước quạt, thi thoảng vã nước ra sàn nhà, cũng thấy dịu bớt nóng hơn", Hiền lý giải.
Một cách tránh nóng "kiểu sinh viên".
Cũng trong hoàn cảnh "cái khó ló cái khôn", Hà Mai Loan, sinh viên Học viện Bưu chính Viễn thông đã trang bị cho căn phòng trọ cấp 4, chưa đầy 8m2 của mình cơ man nào là... rèm. Ngoài ra, Loan còn "huy động" cả chăn màn, chiếu cũ thấm nước cho âm ẩm rồi phủ lên cửa sổ, cửa lối đi, thậm chí cả trên mái nhà. "Nhờ phương án này mà "cái lò nướng bánh" của bọn em hạ nhiệt đi đấy!", Loan kể.
Biến công viên thành... nhà nghỉ
Không cần nước đá, cũng không sử dụng rèm "nhân tạo", nhiều sinh viên chọn công viên làm nơi "trốn nóng".
Dạo qua nhiều công viên tại Hà Nội như Bách Thảo, Thủ Lệ... không khó để bắt gặp hình ảnh một nhóm 5-7 sinh viên lỉnh kỉnh với sách vở, đồ ăn và rải chiếu... làm giường. Có người "trốn" dưới gốc cây say sưa học bài, có người ngủ ngon lành bên... ghế đá, nhiều sinh viên vẫn gọi vui công viên là "nhà nghỉ thiên nhiên".
Công viên là nơi "cư trú" lý tưởng của nhiều sinh viên.
"Từ lúc nắng nóng và hay mất điện, bọn em thường rủ nhau ra công viên. Vừa yên tĩnh để học bài, lại vừa có không gian thoáng đãng, mát mẻ", Nguyễn Anh Luận, ĐH Công Đoàn, hào hứng kể.
Không chỉ công viên, thư viện, bờ hồ, ven sông cũng là địa điểm lý tưởng cho giới sinh viên "trú ngụ".
"Thư viện là nơi "cư trú" lý tưởng nhất! Vừa có điều hòa mát, vừa có chỗ học lại có nước dùng. Nhưng đông lắm, nếu không lên sớm là hết chỗ ngay. Có hôm hơn 6h mà em đã phải lóc cóc lên thư viện, xếp hàng từ lúc chưa mở cửa để... giữ chỗ", Lê Thị Đào, ĐH Hà Nội cho biết.
Thậm chí, theo lời nhiều sinh viên, những lúc bí quá, siêu thị cũng là địa điểm "trốn nóng" khá thú vị, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời vì không ôn bài được.
Lê Trang
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tâm sự của 'quái xế' 9X bỏ cuộc chơi Có ngồi thử lên những con "Xích Thố" của những "quái xế" đất Hà thành và chạy quanh một vòng Bờ Hồ mới biết nó nguy hiểm đến mức nào. Cái cảm giác cực mạnh đó chỉ dành cho những kẻ liều lĩnh, bất cần và không sợ chết... "Bớ" và "xòe" Nhắc đến Đ. "Tổ", dân "dạt" và đua xe đất Hà...