Thăm nhà thờ Trái tim
Thường thì mọi người tìm đến một thắng cảnh bởi vẻ đẹp ở đó. Có thể là những triền hoa nở, một di tích và là nơi có thể chụp những tấm ảnh đẹp để khoe lên facebook.
Nhưng nhà thờ đổ Hải Lý (Nam Định) lại thu hút du khách bởi chính sự hoang tàn của chính mình. Chỉ là nóc nhà thờ, là tường gạch đã vỡ ra theo thời gian, là phía trước là biển cứ xô sóng ngày đêm, bên cạnh là một làng chài.
Nhà thờ Trái tim nhìn từ phía sau.
Hàng ngày, muôn nẻo đường có bao nhiêu bước chân tìm tới, chỉ như để ngắm nhìn quá khứ và để tận ngắm một kiến trúc đẫu đã bị hoang tàn bởi biên xâm lấn, vẫn có một vẻ đẹp rực rỡ.
Nhà thờ có tên gọi là nhà thờ Trái tim hay nhà thờ thánh Maria Madalena được xây dựng bởi những kiến trúc sư người Pháp với mục đích dùng làm nơi giảng đạo và đi lễ của người công giáo trong khu vực. Tên gọi của người dân cho ngôi nhà thờ đó rất gọn: Nhà thờ đổ Hải Lý (nhà thờ bị đổ nằm ở Hải Lý).
Bức tường vẫn còn nguyên dấu ấn thời gian
Những dấu tích còn lại bên trong nhà thờ Trái tim
Video đang HOT
Năm 1877 nhà thờ được xây dựng rất đơn sơ, có diện tích 252m2, dài 14m, rộng 7m khi đó mái lợp bằng tranh, và được lợp hoàn toàn bằng cỏ tranh nên được gọi là nhà thờ “chay”. Năm 1917, nhà thờ được xây dựng lần thứ 2 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp tại vị trí hiện.
Nhà thờ được hoàn thành vào năm 1927 với khuôn viên rộng 9.330m2, dài 47m, rộng 15m. Tháp chuông nhà thờ cao 27m, vòm thánh giá cao 15m với kiến trúc cửa vòm, nhiều hoa văn trang trí theo phong cách châu Âu cổ điển rất công phu, đẹp mắt.
Ngoài ra, nhà thờ còn có nhà quán dài 29m, rộng 6,4m, cao 4,5m. Năm 2005, cơn bão số 7 với sức tàn phá khủng khiếp đã phá hủy toàn bộ tuyến đê bao bên ngoài, xóa sạch ngôi làng chài dọc bãi biển Xương Điền – Văn Lý đồng thời tràn vào nhà thờ phá hủy.
Sau cơn bão, nhà thờ Trái tim Chúa vẫn giữ được tháp chuông, nền và một phần tường phía Bắc để bây giờ trở thành một điểm tham quan cho biết bao du khách. Đến nay, nhà thờ đã trải qua hơn 140 năm, và chỉ còn dấu vết, nhưng sứt hút của ngôi nhà thờ đổ vẫn còn nguyên vẹn.
Tuy không thể trùng tu được, nhưng nhà thờ Trái tim vẫn là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa.
Hiện bao quanh nhà thờ được xây kè chắn sóng kiên cố, có barie chặn không cho các phương tiện cơ giới vào trong khu vực được bảo tồn. Sát bên cạnh là làng chài Xương Diền, vẫn sinh hoạt nhộn nhịp, thuyền neo đậu trên bãi cát có một khu nhà che tạm để khách uống nước hoặc ăn uống.
Làng chài Hải Lý
Vì bị đổ sụp và bao quanh là nước biển, nên nhà thờ không còn có thể khôi phục, thế là một nhà thờ khác được xây dựng lùi vào trong để có chỗ cho con chiên đi lễ. Và nhà thờ đổ thì trở thành một nơi tham quan với vẻ đẹp của những dấu tích trăm năm.
Bên cạnh đó là một làng chài, những ngư dân nơi này đang dọn lưới, đang vá lưới và chuẩn bị cho chuyến ra khơi. Họ hồn nhiên cười với những người khách lạ, bởi họ quá quen với những bước chân người tìm đến với ngôi nhà thờ dẫu không còn gióng lễ báo Giáng sinh, nhưng vẫn là vẻ đẹp vĩnh hằng.
Check-in quảng trường 'trái tim' Đà Lạt trong ngày đầu năm 2022
Ngày đầu tiên của năm mới, khá đông bạn trẻ tập trung về quảng trường Lâm Viên, trung tâm TP Đà Lạt, để dạo chơi, chụp ảnh.
Tòa nhà ở quảng trường Lâm Viên được thiết kế mô phỏng hoa atiso - loài hoa biểu tượng của Đà Lạt. Đây là công trình điểm nhấn tại Đà Lạt, là điểm đến không thể bỏ qua của nhiều bạn trẻ khi đến thăm thành phố ngàn hoa.
"Đây là lần đầu tiên mình đến đây vui chơi, chụp ảnh. Tòa nhà này nằm đúng ở trung tâm thành phố, lại được xây dựng theo biểu tượng bông hoa rất thú vị", Hồng Anh, đến từ Hà Nội, chia sẻ.
Thảo Vy (sống tại TP.HCM) cùng bạn bè đến Đà Lạt chơi Tết Dương lịch. Trong hành trình đã lên kế hoạch từ trước, phần lớn nhóm của cô chọn các điểm ngoại ô, xanh mát. Tuy nhiên, không vì thế mà cô bỏ lỡ dịp chụp vài kiểu ảnh tại "tòa nhà atiso" này.
"Quảng trường Lâm Viên rộng với nhiều công trình độc đáo. Cảm giác đi dạo, chụp lại những khoảnh khắc đẹp và trải nghiệm khí hậu mát lạnh của Đà Lạt thật sự đáng nhớ", Thảo Vy nói.
Sau khi chụp vài kiểu ảnh, cô gái trẻ nhờ nhóm bạn quay đoạn video có hậu cảnh là tòa nhà có hình dáng hoa atiso lưu niệm.
Một bạn trẻ chụp ảnh bên cạnh chú chó tại khu vực trung tâm của quảng trường. Mỗi bức ảnh phải trả phí 50.000 đồng cho người chủ dịch vụ.
Nhóm bạn dùng một vài món ăn vặt ngay tại quảng trường Lâm Viên.
Ngoài giới trẻ, đây cũng là điểm đến khá thu hút đối với những gia đình khi đến Đà Lạt. "Có kiểu ảnh chụp tại đây là bạn bè tôi nhận ra mình có đi Đà Lạt. Một dấu hiệu nhận biết khá thú vị", anh Ngọc chia sẻ.
Nhiều người dân địa phương cho rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách đến Đà Lạt dịp Tết Dương lịch giảm khá nhiều so với trước đây.
Ngoài tòa nhà hình dạng hoa atiso độc đáo, quảng trường Lâm Viên còn có một công trình điểm nhấn khác là tòa nhà phục vụ biểu diễn nghệ thuật quy mô 1.000 m2 có hình dạng hoa dã quỳ.
Tận thấy hoa nở trong đá quý hiếm, trắng muốt như bông tuyết Từ khe nứt tự nhiên của hòn đá mọc ra chùm hoa màu trắng muốt, tựa như những bông tuyết. Nhiều người gọi đây là hiện tượng đá nở hoa và đặt tên là hoa đá ưu đàm - báu vật ngàn năm của đất trời. Ghé thăm bộ sưu tập đá quý tự nhiên của ông Lê Phúc Tiếng - Chủ tịch...