Thăm ngôi nhà trăm cột
Tọa lạc tại ấp Cầu Ngang (xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An), nhà trăm cột là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia và được nhiều du khách thập phương tìm đến.
Có người còn ví von, chưa đến thăm nhà trăm cột là chưa đến Long An!
Ngôi nhà cổ nằm trong một khuôn viên rộng hơn 4.000 m2.
Dù gọi là nhà trăm cột những sự thực, ngôi nhà có đến 120 cột, trong đó 68 cột chính và 52 cột vuông nhỏ phụ trợ. Với tổng diện tích là 882 m2 tọa lạc trong khu vườn rộng hơn 4.000 m2, ngôi nhà có chiều ngang là 21 m, dọc 42 m. Nhà có kiểu chữ “Quốc” với 3 gian, 2 chái. Điều độc đáo hơn nữa, đây là ngôi nhà rường miền Trung điển hình nằm lọt giữa vùng quê Nam Bộ. Hơn 100 năm đã trôi qua với bao mưa nắng nhưng ngôi nhà vẫn vững chãi, đặc biệt là những giá trị trong kỹ thuật chạm khắc khiến công trình này trở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở vùng đất này.
Nhiều nhà chuyên môn đã đánh giá, nhà trăm cột là một công trình kiến trúc, điêu khắc cổ mang đậm phong cách Huế còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Công trình này cũng là một tuyệt phẩm thể hiện đôi bàn tay khéo léo của con người. Nhà trăm cột được dựng hoàn toàn bằng gỗ cẩm lai, gỗ mun, gỗ đỏ… Tài liệu của gia chủ cho thấy, ngôi nhà này do ông Trần Văn Hoa đầu tư xây dựng. Trước đây ông Hoa là Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ, tỉnh Chợ Lớn, có chân trong Hội đồng địa hạt. Nhờ khẩn hoang hơn 500 ha đất lúa tốt, lại gặp giá bán cao nên ông nhanh chóng trở nên giàu có.
Theo các ghi chép để lại, nhà trăm cột được khởi công từ đầu năm 1898 đến năm 1904 thì hoàn thành. Có khoảng 15 thợ mộc tham gia hoàn thiện công trình này. Đó là những người thợ lành nghề, được ông Hoa đón từ Huế vào để thi công. Các tư liệu cũng cho biêt, những người thợ đã mất tới 3 năm cho việc chạm khắc. Ban đầu, nhà có 160 cột, diện tích xây dựng gần 900 m2, nhưng bây giờ ngôi nhà còn 120 cột…
Nhà trăm cột, mặt tiền hướng Tây Bắc, có kiến trúc kiểu xuyên trính (còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) – một kiểu thức truyền thống, phổ biến, điển hình cho lối kiến trúc nhà dân dụng của tầng lớp trên ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX, có mái rui, lợp ngói âm dương, nền nhà bằng đá tảng cao 0,9 m, mặt nền lát gạch Tàu lục giác.
Ngay trước mái hiên là 8 đầu kèo được chạm trổ theo kiểu “vân hóa long” (mây hóa rồng). Những hình ảnh vân hóa long này được cách điệu, chỉ là hình ảnh mây, hoa lá mà tạo nên được một cái đầu rồng. Bên cạnh đó, còn có kiểu “dây lá hóa” đặc trưng của Huế rất sắc sảo.
Mái nhà lợp ngói âm dương đại – tiểu có 3 lớp, lớp trong cùng bắng ngói trắng có tính cách nhiệt, tác dụng như một trần nhà, nên dù bên ngoài nắng nóng mà trong nhà vẫn mát rượi. Nền nhà cao khoảng 0,9m bằng đá, nền lát gạch tàu hình lục giác. Chính diện có 3 bậc cấp đi vào nhà, bậc cấp chính nằm giữa có 6 bậc tượng trưng cho sinh – lão – bệnh – tử – sinh – lão dùng cho bậc trưởng thượng hay gia chủ đi vào, còn bậc cấp 2 bên chỉ có 5 bậc tượng trưng cho sinh – lão – bệnh – tử – sinh dùng cho hàng con cháu.
Bên trong ngôi nhà trăm cột.
Kết cấu của toàn bộ ngôi nhà gồm có: Ngôi nhà chính có 3 gian 6 chái, phần trước là được thiết kế kiểu “ngoại khách nội tự” nghĩa là phía ngoài cùng là phòng khách, phía sau là nơi thờ tự. Phần sau và các chái để ở và sinh hoạt, phòng ăn nhà bếp, sân sau diện tích 100m nằm gọn trong tòa nhà phía sau có 2 dãy lu chứa nước…
Nhiều tác phẩm điêu khắc trong ngôi nhà trăm cột ở Long Hựu thôn là thực hiện “điêu khắc trên không” nghĩa là các nghệ nhân phải đeo tòng teng lên mái nhà hoặc đứng trên thang để khắc chạm, chứ không phải ngồi ở dưới đất chạm khắc để lắp ghép như bây giờ.
Sự sáng tạo nhiều kiểu thức của nghệ thuật trang trí từ cặp lồng đèn kéo quân cho đến bộ salon hình thúng. Ngoài những “mô-típ” cổ điển, các yếu tố Nam Bộ cũng được lồng ghép một cách khéo léo nằm bên cạnh các đồ án phương tây được chạm khắc với nhiều thủ pháp kỹ xảo điêu luyện.
Quan sát kỹ công trình này có thể nhận ra nét tài hoa của người thiết kế và thi công. Tuy vậy, có được công trình đến ngày hôm nay chúng ta đặt chân thăm quan, tìm hiểu thì không thể không biết ơn ông chủ Trần Văn Hoa. Với đam mê của một người nghệ sĩ, ông đã dành ra một số tiền rất lớn để xây dựng nên ngôi nhà này. Vào thời điểm đó điều này ít người làm được.
Năm 1997, nhà trăm cột đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Kể từ đó đến nay, mỗi năm ngôi nhà độc đáo xứ Cần Đước đón nhiều bà con từ các địa phương, và rất nhiều khách du lịch nước ngoài cũng tìm đến.
Vân Anh (tổng hợp)
Theo daidoanket
Độc đáo nhà trăm cột bằng gỗ quý tại Đồng Tháp
Ông Lê Minh Tồn (79 tuổi, ngụ ấp Tây, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) là cháu nội đời thứ tư đang sinh sống trong căn nhà này, ngoài trông nom khối tài sản vô giá được ông bà để lại, thì đây còn là căn nhà tổ để thờ cúng tổ tiên trong những lễ giỗ định kỳ hàng năm.
Video đang HOT
Từ xa nhìn thấy mái nhà được lợp ngói rất cổ xưa, đặc biệt, khác với các mái nhà gần kề đó
Ông Tồn chia sẻ, theo truyền tai lại từ ông bà thì ngôi nhà này được định danh là nhà trăm cột, bởi vì ngôi nhà xây dựng với 100 cây cột bằng gỗ quý.
Nhìn từ ngoài vào, ngôi nhà có hình chữ "Bát" trong Hán tự, thiết kế 3 gian, 2 chái, có diện tích khoảng 400m2, nền được lót gạch tàu. Trước đây là gạch men, nhưng về sau gạch xuống cấp nên lót lại gạch tàu.
Cổng nhà nhìn có chút hoài cổ, giữ nguyên hiện trạng từ trước cho tới nay
Nhìn từ ngoài vào, ngôi nhà có hình chữ "Bát" trong Hán tự, thiết kế 3 gian, 2 chái, có diện tích khoảng 400m2, nền được lót gạch tàu. Mặc dù thời tiết bên ngoài trên 35 độ C nhưng khi ngồi bên trong căn nhà rất mát mẻ, dễ chịu
Đây là kiến trúc cổ xưa, có từ thế kỷ XIX, chỉ những người là địa chủ, bá hộ, hay ông cả trong vùng ngày đó mới có tiền để xây dựng. Thời gian để xây dựng được căn nhà như thế này phải mất khoảng 3 năm.
Để xây dựng kiểu nhà này, chủ nhà phải lặn lội từ trong Nam ra tận Huế để thuê thợ mộc về làm, bởi để chạm khắc những hoa văn một cách tinh xảo thì những người thợ ở Huế mới có thể làm được. Do những người thợ này từng xây dựng cung điện của vua chúa thời đó hoặc là được truyền nghề lại.
Mặt trước ngôi nhà có được chạm khắc tinh xảo, với tấm hoành có hai chữ "Hòa Dung" đọc từ phải qua trái
Nếu chủ nhân của ngôi nhà này kinh doanh cho du khách đến tham quan, nơi này sẽ làm một điểm check-in lý tưởng
Tấm hoành có chữ Hòa Dung với ý nghĩa răng dạy con cháu trong gia tộc biết nhân nhượng, sống hòa thuận, biết giúp đỡ lẫn nhau
Hoa văn chạm trổ rất khéo léo, thẩm mỹ
Nói về lịch sử hình thành, ông Lê Minh Tồn cho biết: Căn nhà này đã có tuổi đời trên 120 năm. Hiện ông Tồn là cháu nội đời thứ tu được sinh sống trong căn nhà này, trông nom khối tài sản của ông bà để lại, đồng thời thờ cúng gia tiên trong những lễ giỗ đình kỳ hằng năm.
Mái nhà xây dựng hình gương bát quái, với ý nghĩa là hội tụ năng lượng của vũ trụ để bảo vệ, khắc phục, hoặc hóa giải cho các ngôi nhà có hướng xấu, đặc biệt là trấn áp tà ma
Mái nhà được lợp bằng ngói đại - tiểu (nghĩa là một miếng ngói ở dưới ngửa, miếng trên úp), đáng chú ý là mái ngói này vẫn giữ nguyên hiện trạng từ trước cho tới nay, chưa từng sửa chữa.
Mặt dưới, tấm ngói ngửa lên
Ông Tồn chia sẻ, trước đây ông bà của ông giàu có nhất nhì vùng này, nên được chức Cả, mà người trong vùng hay gọi là ông Cả Nhẫn (Nhẫn là tên riêng).
Được biết, chức Cả là chỉ những người giàu có bậc nhất vùng, ông bà già xưa kể lại, chức Cả ngày trước phải dùng tiền mua mới được phong chức.
Những ngôi nhà ở Nam Bộ thường có mái hiên, tác dụng để hứng nước mưa, đồng thời cũng tránh mưa rơi trực tiếp vào thềm nhà. Ngoài ra, là hạn chế nắng sáng chiếu trực tiếp vào cửa nhà
Những đầu kèo được chạm khắc hình chim hạc rất công phu
Hoa văn hình chim hạc rất tinh xảo
Một hàng có 10 cây cột, được làm bằng gỗ quý, nhưng chủ nhân của ngôi nhà không biết tên chính xác của loại gỗ này. Chủ nhân chia sẻ, một hàng ngang 10 cây cột, dài 10 cây cột thì tổng thể của một căn nhà được xây lên tổng cộng là 100 cây cột
Cột, kèo được làm "mọng" đấu nối khá chắc chắn
Hiện bên trong ngôi nhà có các tủ thờ, ghế gỗ, bàn được làm từ những cây gỗ quý như cẩm lai, thao thao...được cẩn ốc xà cừ vô cùng bắt mắt, tinh xảo, hiếm có.
Đặc biệt, có 2 tấm liễn được cẩn ốc xà cừ nhưng mô phỏng theo tích "Nhị thập tứ hiếu" rất ý nghĩa.
Bên trong ngôi nhà nhìn từ dưới lên, được biết những cây đòn tay được làm bằng gỗ thao lao nên không bị mối mọt
Gian chính có tủ thờ gia tiên, cùng nhiều bộ ghế giá trị hoài cổ
Mặt tủ nhiều họa tiết đẹp mắt, cẩn ốc xà cừ công phu.
Đôi liễn được cẩn ốc xà cừ mô phỏng theo tích Nhị thập tứ hiếu
Ông Tồn cho biết, bộ ghế này chỉ có 4 cái duy nhất, được cẩn ốc xà cừ rất đẹp
Ghế làm bằng gỗ quý nên theo thời gian, mặt cây bóng loáng tự nhiên
Đèn lồng
Trước đây, vùng đất Nam bộ có nhiều ngôi nhà tương tự nhưng đến ngày nay những ngôi nhà như thế này rất hiếm.
Hiện vẫn còn một ngôi nhà cổ với 120 cột làm bằng gỗ quý, tồn tại hơn 100 năm ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ngôi nhà có kiến trúc điêu khắc cổ mang phong cách "nhà rường" Huế.
Chủ nhân là ông Trần Văn Hoa, là Hương sư của làng Long Hựu, tỉnh Gia Định, sau đó làm Hội đồng quản hạt Chợ Lớn, vì thế tên gọi ban đầu là Nhà ông hội đồng, Nhà ông cả.
Công trình này được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1997.
TÍN HUY
Theo sggp
Ngôi nhà cổ đẹp hút mắt hội mê check-in ở xứ Tây Đô Bạn là người có hơi hướm hoài niệm, yêu thích khám phá những nét đẹp cổ xưa, hãy một lần về đất Tây Đô, ngôi nhà cổ với kiến trúc độc đáo sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 10 km, nhà cổ Bình Thủy có sự kết hợp độc đáo của kiến trúc...