Thăm ngôi nhà của Hoàng Thái Hậu cuối cùng triều Nguyễn
Đây từng là ngôi nhà của Hoàng Thái hậu Từ Cung, vợ vua Khải Định, mẹ vua Bảo Đại. Bà là Hoàng Thái Hậu cuối cùng của triều Nguyễn, Hoàng Thái Hậu cuối cùng của chế độ phong kiến ở Việt Nam.
Khu nhà số 145 đường Phan Đình Phùng, Phường Phú Nhuận, thành phố Huế, bên dòng sông An Cựu, đã từng là nơi ở của Đoan Huy Hoàng Thái Hậu (tức Bà Từ Cung), vợ vua Khải Định (1916-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là mẹ vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng triều Nguyễn trị vì từ 1926-1945.
Bà Từ Cung đã mua lại ngôi nhà này vào năm 1955, sau khi bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu cung An Định, vốn là biệt cung của triều Nguyễn dành cho Bà trước năm 1945 và vẫn là nơi ở của bà sau khi triều Nguyễn cáo chung. Bà sống tại khu nhà số 145 Phan Đình Phùng cho đến khi tạ thế vào năm 1980.
Trước khi mất, Bà đã có di nguyện giao lại khu nhà này cho chính quyền địa phương. Sau khi được giao tiếp quản khu nhà từ năm 1980, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐH) chăm lo bảo quản công trình, thờ cúng và tổ chức trưng bày một số hiện vật còn lại của Bà Từ Cung để giới thiệu về công trình đã gắn liền với một phần đời của bà Hoàng Thái Hậu cuối cùng trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Đến cuối năm 2014, xét thấy việc thờ cúng cũng như việc trưng bày hiện vật của Bà Từ Cung tại khu nhà trên chưa tương xứng với vị trí của Bà trong hoàng cung triều Nguyễn trước đây; sau khi tham vấn thêm ý kiến của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc và một số nhà nghiên cứu văn hóa Huế, TTBTDTCĐH đã cho chuyển toàn bộ án thờ cũng như các hiện vật liên quan sang cung An Định và tổ chức trưng bày tái hiện không gian sinh sống của gia đình vua Bảo Đại, đồng thời thực hiện việc thờ cúng Bà Từ Cung tại khu vực Khải Tường lâu của cung An Định.
Ngôi nhà của Hoàng Thái hậu Từ Cung
Về tổng thể, khu nhà này được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XX theo phong cách kiến trúc Đông Dương, đã được Bà Từ Cung cho mở rộng, sửa sang thêm sân vườn sau khi mua lại năm 1955. Qua một thời gian dài và do khí hậu khắc nghiệt, khu nhà này đã bị xuống cấp, hư hỏng nhiều.
Với mục đích “lưu niệm” một công trình có dấu ấn của một nhân vật trong lịch sử triều Nguyễn, tạo một điểm nhấn cho cộng động địa phương và du khách tham quan có cơ hội trải nghiệm những giá trị lịch sử, văn hóa Huế theo một hình thức mới: tìm hiểu lịch sử – văn hóa kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn; được sự đồng ý của UBND tỉnh và sự tham gia góp ý của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc cũng như một số nhà nghiên cứu Huế, TTBTDTCĐH đã cho chỉnh trang, nâng cấp khu nhà và giao cho Trung tâm Phát triển Dịch vụ Di tích Huế (một đơn vị trực thuộc Trung tâm) triển khai hoạt động dịch vụ văn hóa, phục vụ khách tham quan và nhân dân địa phương.
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc TTBTDTCĐH: “Điểm nhấn của các hoạt động dịch vụ tại khu vực này là ngôi nhà 2 tầng xây dựng theo phong cách kiến trúc Đông Dương. Trong đó, tầng 1 và 2 của ngôi nhà là nơi trưng bày, giới thiệu các hình ảnh tư liệu về vua Khải Định, Đoan Huy Hoàng Thái Hậu, gia đình cựu hoàng Bảo Đại và về Tôn Nhân Phủ.
Gian chính ngôi nhà
Đặc biệt, tại tầng 2 có bố trí 1 phòng rộng nhất dành cho Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc sử dụng để họp công việc của hội đồng; 1 phòng chính giữa lập bàn thờ vọng Bà Từ Cung, 1 phòng thư viện của Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc. Các phòng còn lại ở 2 tầng được bố trí bàn ghế phục vụ du khách và nhân dân đia phương có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về gia phả Nguyễn Phúc tộc, triều Nguyễn và văn hóa Huế.
Đến với địa điểm này, du khách có thể tìm hiểu về lịch sử của ngôi nhà, lắng nghe những câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của Hoàng Thái Hậu cuối cùng của triều Nguyễn, nhìn ngắm những hàng cây, những bụi hoa, những góc vườn, lối đi một thời đã in dấu chân Bà. Không gian này sẽ được nối kết với Khải Tường Lâu, cung An Định trong một định hướng xây dựng tuyến tham quan tìm hiều về đời sống của gia đình hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn cũng như tìm hiều về Hoàng thái hậu Từ Cung.
Dưới đây là những hình ảnh của dịch vụ văn hóa vừa được đưa vào hoạt động tại nhà Hoàng Thái hậu Từ Cung
Video đang HOT
Sân vườn nhà của mẹ vua Bảo Đại
Du khách tham quan ngôi nhà
Nhiều bàn ghế được bố trí để du khách ngồi uống nước, cafe tại tầng 1
Cầu thang dẫn lên tầng 2
Nền gạch hoa xưa vẫn còn sắc nét
Án thờ của Hoàng Thái hậu đặt giữa gian tầng 2
Bàn để hội họp dành cho Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc
Các cửa lớn nhìn xuống sân từ tầng 2
Mặt phía sau tầng 2 ngôi nhà
Sân vườn xung quanh nhà được cải tạo và bán nước giải khát lấy nguồn thu
Nhiều ảnh liên quan đến cuộc đời của bà Từ Cung – Hoàng Thái hậu cuối cùng triều Nguyễn (ảnh) được treo ở 2 tầng tòa nhà. Hiện vật còn lại tại đây không có gì nhiều do thời gian và mất mát qua chiến tranh
Ảnh của con trai Hoàng Thái hậu Từ Cung: vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương
Những người cháu xinh đẹp của bà Từ Cung
Đại Dương
Theo Dantri
Voi rừng sập bẫy được bác sĩ Thái Lan chữa trị vết thương
Sau gần 2 tuần được các chuyên gia Thái Lan chữa trị, chú voi rừng bị sập bẫy khiến bị thương ở chân và vòi, đã hồi phục sức khỏe.
Từ ngày18/4 - 24/4, đoàn chuyên gia đến từ Thái Lan gồm 1 bác sĩ và 2 nài voi đã đến Vườn Quốc gia Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) để tận tay chữa trị cho con voi rừng 3 tuổi đang bị thương.
Bác sĩ Khajohnpat Boonprasert (35 tuổi, công tác tại Trung tâm bảo tồn voi của Chính phủ Thái Lan) cho biết, sau khi biết thông tin 1 con voi rừng tại Vườn Quốc gia Yok Đôn bị thương từ người bạn, anh đã nhanh chóng trao đổi cùng các chuyên gia, tiến hành các thủ tục cần thiết và tổ chức chuyến điều trị đầu tiên cho voi ở Việt Nam.
Bác sĩ Thái Lan tiến hành chữa trị vết thương cho voi
Trong quá trình chữa trị, 2 nài voi của Thái Lan đã tiếp cận và điều khiển để voi bớt hung dữ hơn, sau đó bác sĩ Khajohnpat tiến hành tiêm thuốc mê và tiếp cận với vết thương khá nặng ở phần chân voi.
"Vì con voi bị thương là voi rừng nên không dễ tiếp cận. Vết thương ở chân đã bị nhiễm trùng, tạo thành ổ mủ lớn, nếu công tác chữa trị chậm có thể dẫn đến hoại tử và nguy hiểm đến tính mạng", bác sĩ Khajohnpat đánh giá.
Sau khi gây mê voi, bác sĩ Khajohnpat đã nhanh chóng lau rửa vết thương, xử lý các cặn bẩn tại ổ mủ, tiến hành bôi thuốc vào vết thương và băng bó lại chân của voi.
Bác sĩ thú y Phạm Văn Thịnh (Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk) cho biết: "Đoàn chuyên gia của Thái Lan không chỉ tiến hành chữa trị cho voi mà còn chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận voi bị thương và các hướng chữa trị cho voi. Trung tâm bảo tồn voi sẽ tiếp tục thực hiện công việc sát khuẩn, vệ sinh, sức thuốc để voi sớm bình phục hoàn toàn".
Vết thương của voi rừng đang dần bình phục
Cũng theo bác sĩ Khajohnpat, công tác chữa trị có thể phải kéo dài trên 2 tháng. Trong suốt thời gian voi rừng bị thương, voi đã tiếp xúc nhiều với con người vì vậy không nên thả voi lại vào rừng vì vết thương này sẽ cản trở voi trong việc kiếm ăn, voi di chuyển chậm, dễ bị các loài động vật khác tấn công.
Ông Phạm Văn Lãng - Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk - cho biết: "Trung tâm đã làm báo cáo đề xuất Vụ Bảo tồn thiên nhiên, các cơ quan hữu quan về việc giữ lại voi rừng để chữa trị, bảo vệ và hướng tới việc nhân giống".
Trước đó, vào ngày 17/2, con voi rừng bị thương được phát hiện tại Vườn Quốc gia Yok Đôn, sau đó Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk đã phối hợp cùng Tổ chức đông vật Châu Á tiến hành chữa trị ban đầu cho voi và tiếp tục theo dõi.
Theo số liệu của Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk toàn tỉnh hiện có 6 - 7 đàn voi hoang dã với số lượng khoảng 100 con sống tập trung tại Vườn Quốc gia Yok Đôn và khu vực dọc biên giới Campuchia.
Trương Nguyễn
Theo Dantri
Cận cảnh chiếc xe kéo của vua Thành Thái đã trở về Việt Nam Kể tất cả chi phí bảo hiểm, vận chuyển, đấu giá... để chiếc xe kéo của vua Thành Thái về đến Việt Nam là 1,7 tỷ đồng. Sáng 22/4 tại nhà Tả Trà, Cung Diên Thọ (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã lần đầu cho ra mắt trưng bày chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu...