Thăm ngôi nhà Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời
Tại làng Hoàng Trù có một ngôi nhà đơn sơ nhưng vô cùng đặc biệt, đó là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời.
Tại làng Hoàng Trù có một ngôi nhà đơn sơ nhưng vô cùng đặc biệt, đó là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890.
Làng Hoàng Trù (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là quê ngoại Bác Hồ. Đây chính là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời và sống trong 5 năm đầu tiên của thời thơ ấu.
Khi về thăm làng Hoàng Trù, điểm đầu tiên mà du khách sẽ ghé vào là ngôi nhà cụ Hoàng Đường – ông ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây là một ngôi nhà 5 gian và 2 chái, trong đó ba gian ngoài là nơi cụ Đường dạy học. Ngôi nhà cũng là nơi bà Hoàng Thị Loan – thân mẫu của Bác Hồ – sinh ra và lớn lên, là lớp học đầu tiên ươm trồng tài năng của ông Nguyễn Sinh Sắc – thân phụ của Người.
Ở góc vườn phía Tây nhà ông bà Hoàng Đường là ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan khi hai người đã kết hôn. Tại ngôi nhà nhỏ ba gian đơn sơ này, cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc chào đời vào buổi sáng ngày 19/05/1890.
Video đang HOT
Gian ngoài của ngôi nhà là nơi làm việc của cụ Nguyễn Sinh Sắc. Cạnh cửa sổ có chiếc án thư với nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông. Cụ Hoàng Đường thường qua đây đàm đạo với con rể về văn chương, chữ nghĩa.
Những cuốn sách cụ Nguyễn Sinh Sắc từng đọc vẫn còn được lưu giữ tại gian nhà này.
Hai gian còn lại không có vách ngăn, gian trong có chiếc giường nhỏ là nơi nghỉ của ông Sắc và bà Loan, sát bên chiếc giường là chiếc rương gỗ nhỏ. Gian ngoài có chiếc khung cửi là công cụ lao động của bà Loan và chiếc võng gai mà thời ấu thơ Bác Hồ đã nằm nghe lời mẹ ru và những câu chuyện cổ tích của bà ngoại.
Cách ngôi nhà của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan không xa là ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân – họ ngoại của Bác Hồ.
Sau một quãng đời bôn ba hoạt động, phải đến ngày 9/12/1961, Chủ tịch Hồ Chín Minh mới có dịp về thăm lại làng Hoàng Trù sau nhiều năm xa cách. Đây cũng là lần cuối cùng Người về thăm nơi chôn nhau cắt rốn cho đến khi vĩnh viễn đi xa.
Quốc Lê
Theo_Kiến Thức
Hàng trăm người cứu rừng giữa nắng nóng 40 độ C
Sáng nay 4/6, hai vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trên dãy núi Đại Huệ, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Hàng trăm người dân và chiến sĩ bộ đội đã vất vả cứu rừng trong cái nắng như đổ lửa.
Có mặt tại hiện trường vụ cháy rừng lúc 11h trưa 4/6,PV Dân trí chứng kiến cảnh hàng trăm người dân, cán bộ chiến sĩ bộ đội đang hối hả mang theo dao phát, cuốc, xẻng vượt dốc lên đỉnh núi để chữa cháy.
Trước đó, khoảng 9h sáng cùng ngày, một đám cháy rừng bất ngờ bùng phát tại khu vực rừng thông xóm 12, xã Nam Lĩnh (huyện Nam Đàn). Sau gần 1 tiếng đồng hồ chiến đấu với "giặc lửa", đám cháy cơ bản được khống chế thì một đám cháy khác lại xảy ra tại khu vực rừng thông xóm 10.
Vụ cháy rừng thứ hai cách khu di tích mộ bà Hoàng Thị Loan khoảng hơn 1km
Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy đông lực lượng dân quân, thanh niên, người dân trên địa bàn xã để dập tắt đám cháy. UBND huyện Nam Đàn đã huy động thêm các lực lượng quân đội, công an đến đểchữa cháy.
Do đám cháy từ xã Nam Lĩnh chỉ cách khu di tích lăng mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ - khoảng hơn 1km nên chính quyền xã Nam Giang đã phải huy động lực lượng làm đường băng cản lửa, đảm bảo an toàn cho khu di tích.
Trao đổi với PV Dân trí, thượng tá Nguyễn Công Thiên - Chỉ huy trưởng, ban chỉ huy quân sự huyện Nam Đàn cho biết: "Do gió phơn Lào thổi mạnh, nhiệt độ cao và lượng thực bì dày khiến việc dập lửa gặp nhiều khó khăn. Từ điểm chân núi lên tới vị trí xảy ra cháy cũng hơn 1km, đường núi dốc nên việc đưa nước lên dập lửa là không thể và chủ yếu dập lửa bằng cành cây, làm đường băng cản lửa".
Đến khoảng 13h30 phút, đám cháy mới cơ bản được khống chế. Hiện chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đang thống kê thiệt hại từ vụ cháy.
Trước đó, khoảng 10h ngày 3/6, một đám cháy từ phía Hương Sơn (Hà Tĩnh) bùng phát, cháy lan sang vùng khe Sâu, xã Khánh Sơn (huyện Nam Đàn) cũng làm thiêu rụi hơn 10ha rừng thông, keo.
Theo thông tin từ Trung tâm khí tượng thủy văn Bắc trung Bộ và Sở NN&PTNT Nghệ An, từ đầu năm đến nay tình hình thời tiết tại Nghệ An rất khắc nghiệt, lượng mưa chỉ đạt 114,3mm, thấp hơn so với trung bình nhiều năm là 164,9mm và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 42,8mm. Mức nước các hồ đập giảm mạnh, nhiều nơi đã cạn nước.
Nắng nóng kéo dài khiến 7.000ha cây trồng vụ Xuân bị hạn, chủ yếu diện tích trồng cây màu. Từ đầu năm 2014 đến nay, toàn tỉnh này đã xảy ra 14 vụ cháy, rừng diện tích thiệt hại ước tính trên hơn 100ha rừng các loại.
Hình ảnh hiện trường vụ cháy rừng trưa 4/6 do PV Dân trí ghi lại:
Hai vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra trong buổi sáng 4/6 tại xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn (Nghệ An)
Hàng trăm chiến sĩ bộ đội được huy động đến hiện trường vụ cháy
Lượng thực bì dày, trời nắng nóng khiến việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn.
Doãn Hòa - Nguyễn Duy
Theo Dantri
Niềm tự hào của người lính được đón Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng mỗi khi nghĩ về kỷ niệm được đón Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đơn vị mình, dòng ký ức lại tràn về với Đại tá Trịnh Đình Thi. Với ông đó là khoảnh khắc tự hào không bao giờ có thể quên. Trong cái nắng chói chang gay gắt như đổ...