Thăm ngôi đền thờ thánh chuột
Thành phố Deshnoke nằm ở phía tây bắc Ấn Độ là một nơi thờ phụng không giống bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, nổi tiếng với ngôi đền Karrni Mata thờ chuột.
Bên ngoài ngôi đền thờ thánh chuột.
Thành phố Deshnoke được biết đến với ngôi đền Karni Mat, được xây dựng từ khá lâu. Karni Mata là một nhà hiền triết, được xem là hóa thân của nữ thần Durga, vị nữ thần sức mạnh và quyền lực tối cao.
Bản thân ngôi đền được trang trí rất công phu với các tấm đá cẩm thạch và đồ trang trí màu bạc và vàng. Đền được xây vào những năm 1900 bởi Maharaja Ganga Singh, và nhận được sự bảo vệ của nữ thần Durga.
Đến ngôi đền này, bạn có thể hét toáng lên hay ngất xỉu bởi ở đây thờ tới hơn 20.000 con chuột, chúng được gọi là Kabbas. Cảnh tượng giống trong một bộ phim kinh dị. Bạn sẽ nhìn thấy chuột ở khắp mọi nơi, chúng vội vã chạy qua chạy lại để tìm thức ăn và sữa.
Truyền thuyết kể rằng trong những năm 1400, khi một đứa trẻ con của một thành viên trong thị tộc của nữ thần Durga chết, bà đã cầu xin thần Yama – vị thần chết đưa đứa trẻ trở lại sự sống nhưng tiếc rằng vị thần này đã từ chối. Bà vẫn tiếp tục van xin và cuối cùng thần chết cũng đồng ý, nhưng chỉ có một cách để cậu bé tái sinh trở lại là đầu thai sống kiếp chuột, bà đã thỏa thuận với thần Yama rằng tất cả các thành viên đã chết trong thị tộc của bà sẽ sống kiếp chuột cho đến khi họ được đầu thai thành người.
Nói đến chuột, hầu như ai cũng muốn tìm cách diệt đi vì chúng là vật gây hại mang lại bệnh dịch hạch cho con người, nhưng tại ngôi đền Karni Mata này thì những con chuột là thần thánh linh thiêng được thờ phụng cẩn thận.
Người theo đạo Hindu cũng như tất cả khách du lịch đến với ngôi đền này đều bày tỏ lòng tôn kính, mong muốn được ban phước lành bằng cách để cho một con chuột qua đôi chân của mình.
Video đang HOT
Trong đền thờ chính có tới 20.000 con chuột sống tự do.
Khách tham quan và những người mộ đạo không đuợc phép đi giầy trong đền. Họ cho rằng để những con chuột chạy quấn quích dưới chân là một điều may mắn, phúc lành. Thậm chí việc cố gắng ăn hay uống thức ăn của những con chuột là một phước lành đặc biệt. Nhưng may mắn hơn cả đó là việc nhìn thấy một chú chuột bạch. Thường thì điều này rất hiếm xảy ra vì trong số hơn 20.000 chú chuột thì chỉ có 4 hay 5 con chuột bạch thôi. Chúng được coi là những vị thần đặc biệt, là hiện thân của nữ thần Karni Mata và dòng họ của bà.
Không giống bất kì nơi nào trên thế giới, người ta thường thờ thần thánh và những vật vô tri vô giác mang biểu tượng tâm linh, nhưng tại Ấn Độ chuột được thờ như một con vật linh thiêng. Nếu một ai đó vô tình giẫm chết một con chuột khi bước vào ngôi đền thì họ phải mua lại một con rắn vàng hay một con chuột bạc đặt trong đền thờ để chuộc lỗi với con chuột đã chết.
Một điều ngạc nhiên nữa là từ khi ngôi đền xây dựng chưa hề có một bệnh dịch nào bùng phát do chuột ở đây gây ra.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Những ngôi đền đẹp nhất châu Á
Khu đền Angkor Wat (Campuchia) là một trong những ngôi đền đẹp nhất châu Á. Hàng năm nơi đây thu hút hàng ngàn du khách tới thăm.
1. Đền Tiger's Nest Monastery (Bhutan): Đền này nằm cheo leo trên mỏm đá phía trên thung lũng Paro và là thắng cảnh tuyệt đẹp của Bhutan.
2. Đền Wat Rong Khun (Thái Lan): Ngôi đền nằm ở Chiang Mai có kiến trúc rất lạ mắt.
3. Đền Prambanan (Indonesia): Đây là ngôi đền dành cho những người theo đạo Hindu, gồm 8 lăng mộ chính và 250 lăng mộ nhỏ xung quanh. Prambanan là quần thể đền thờ Hindu ở Trung Java, cách thành phố Yogyakarta khoảng 18 km về hướng đông, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đối tượng thờ là Trimurti, ba vị thần tối cao của đạo Hindu, gồm thần sáng tạo Brahma, thần duy trì Vishnu và thần hủy diệt Shiva. Cho đến thời điểm này, đây là đền thờ Hindu lớn nhất Đông Nam Á. Tháp chính giữa cao tới 47 m.
4. Đền Shwedagon Paya (Myanmar): Chẳng ai biết chính xác ngôi đền này được xây dựng từ khi nào. Theo truyền thuyết thì ngôi đền này đã được 2.500 tuổi, còn theo các nhà khoa học, nó được xây dựng khoảng từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10.
5. Đền Heaven (Trung Quốc): Ngôi đền tọa lạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc và được xây dựng từ thế kỷ 14 trong thời nhà Minh. Quần thể được xây trên diện tích 2,73 km của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học.
6. Đền Chion-in (Nhật Bản): Nằm ở Tokyo, Nhật Bản, ngôi đền trở thành điểm du lịch hút khách trong và ngoài nước.
7. Đền tháp Borobudur (Indonesia): Đây là một ngôi đền tháp Phật giáo lớn ở miền trung đảo Java, Indonesia. Ngôi đền tháp này được xây dựng dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật (thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9). Ngôi đền tháp nằm trên đỉnh một quả đồi, giữa vùng đồng bằng phì nhiêu, phía sau là một dãy núi màu lam, làm nổi bật lên ngôi đền. Đền tháp Borobudur, xây dựng trên lưng chừng quả đồi, cách chân đồi 15,5 m, bao gồm 12 tầng to, nhỏ, vuông, tròn xen kẽ, kế tiếp nhau. Toàn bộ ngôi đền cao 42 m. Chiều dài mỗi mặt ở chân đền là 123 m, nhưng nếu đi hết các bậc thang, các hành lang của 12 tầng để lên đến đỉnh tháp thì phải đến 5 km. Ngày nay, Borobudur đã được phục hồi, tuy không được hoàn toàn như trước, nhưng đã thể hiện được dáng dấp và làm khách tham quan vô cùng ngưỡng mộ, xứng đáng là một trong những kì quan nổi tiếng của châu Á.
8. Đền Vàng (Ấn Độ): Đây là đền thiêng liêng nhất của đạo Sikh. Nằm ở thành phố Amritsar do Giáo trưởng Ram Das (Guru Ram Das) thành lập - vị giáo trưởng thứ tư của đạo Sikh, và người ta còn gọi thành phố là "Guru di Nagri" có nghĩa là "Thành phố của các giáo trưởng Sikh".
9. Đền Sri Ranganathaswamy (Ấn Độ): Ngôi đền nằm ở thành phố Trichy (Ấn Độ). Đây là ngôi đền theo đạo Hindu lớn nhất trên thế giới.
10. Khu đền Angkor Wat (Campuchia): Khu đền có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 hecta, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế, tu bổ khu di tích và ngày nay, quần thể này là địa điểm thu hút hàng trăm du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Thái Lan: Phe áo vàng biểu tình vì ngôi đền Hindu Tại thủ đô Bangkok ngày 22/6, khoảng 1.000 người ủng hộ Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), hay còn gọi là "phe áo vàng", đã tập trung trước trụ sở UNESCO và yêu cầu rút lại chứng nhận di sản thế giới đối với ngôi đền tranh chấp Preah Vihear. Năm 1962, sau một vụ tranh chấp quyền sở hữu kéo...