Thăm ngôi chùa Khmer hoành tráng nhất Việt Nam
Khánh thành ngày năm 2010 tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, chùa Vàm Ray được công nhận là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam.
Khánh thành ngày năm 2010 tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, chùa Vàm Ray được công nhận là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam. Ấn tượng đầu tiên về chùa Vàm Ray là chiếc cổng hoành tráng với những ngọn tháp nhọn chất nhiều tầng sơn nhũ vàng rực rỡ.
Lối vào chùa rộng rãi với hai hàng tượng nữ thần chắp tay chào hai bên.
Chùa Vàm Ray mang kiến trúc chùa Khmer truyền thống, được xây dựng trên diện tích rộng, toát lê vẻ tráng lệ và uy nghiêm.
Trung tâm của chùa là tòa chính điện mang kiến trúc tinh xảo, được bao quanh bởi hai cấp sân rộng.
Theo truyền thống của chùa Khmer, chính điện quay về hướng Đông, tượng trưng cho con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.
Bên trong chính điện được trang hoàng lộng lẫy với những bức tranh tường nhiều màu sắc, đậm chất văn hoá Khmer.
Chủ để xuyên suốt của các tác phẩm là cuộc đời Đức Phật và giáo lý của nhà Phật.
Video đang HOT
Trần chính điện.
Mái chính điện có ba cấp, mỗi cấp được chia thành ba nếp, nếp giữa lớn hơn, hai nếp phụ hai bên bằng nhau, chính giữa là đỉnh tháp cao vút.
Chính điện được bao bọc bởi một hàng rào đặc biệt, gồm bức tượng của những vị hộ thần.
Đỉnh cao nghệ thuật của chùa Vàm Ray thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang, như tượng đầu vị thánh bốn mặt Maraprum, nữ thần Kayno nửa người nửa chim, chim thần Marakrit…
Tất cả các chi tiết, hoa văn đều được chạm khắc tỉ mỉ bằng đất sét, đặt trên một bàn lớn, xong được áp vữa – bê tông vào để đổ thành khuôn, sau đó dùng những khuôn này để tạo nên những chi tiết, hoa văn trên công trình.
Chếch về hướng Đông Nam của chánh điện là tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn dài hàng chục mét được đặt trên bệ tương đương một ngôi nhà 2 tầng, toàn bộ tượng và bệ cũng được sơn phủ sơn nhũ vàng.
Nét tinh xảo của các hàng cột chống đỡ chính điện.
Một trong các cổng dẫn vào chính điện.
Không chỉ độc đáo về kiến trúc, những khu vườn trong khuôn viên chùa Vàm Ray còn là nơi sinh sống của rất nhiếu cò.
Theo_Kiến Thức
Ngôi chùa cổ có lịch sử dữ dội thời chiến tranh VN
Chùa Từ Đàm ở Huế là ngôi chùa cổ in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế. Ảnh: Cổng tam quan chùa Từ Đàm ở Huế.
Đây cũng là một ngôi chùa in đậm các diễn biến lớn của lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Tòa chính điện và tháp Ấn Tôn trong khuôn viên chùa.
Theo các sử liệu, chùa do Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung khai sơn vào khoảng cuối thế kỉ 17, và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn, với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ". Ảnh: Cây bồ đề tại chùa Từ Đàm có nguồn gốc từ Ấn Độ, nơi đức Phật thành đạo, được trồng sớm nhất tại Việt Nam.
Trong cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, chùa Ấn Tôn bị hư hại nặng như nhiều ngôi chùa khác trong vùng. Đến năm 1813, chùa mới được tái thiết. Ảnh: Chính điện chùa Từ Đàm.
Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành chùa Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông), với ý nghĩa là "đám mây lành của Phật pháp". Ảnh: Bên trong chính điện.
Là nơi quy tụ những học giả Phật giáo xuất sắc nhất miền Trung, trong giai đoạn thực dân Pháp thống trị Việt Nam, chùa Từ Đàm trở thành trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ từ thập niên 1920. Ảnh: Tháp Ấn Tôn.
Năm 1951, một hội nghị rất quan trọng được tổ chức tại chùa, nhằm thống nhất Phật giáo trên toàn quốc, quy tụ các đại biểu của 6 tập đoàn Tăng già và cư sĩ cả nước.
Hội nghị đã ra quyết nghị thành lập một Tổng hội lấy tên là Hội Phật giáo Việt nam, qua đó thống nhất Phật giáo Việt Nam và gia nhập Phật giáo thế giới.
Vào những năm 1960, chùa Từ Đàm là trung tâm của các hoạt động phản chiến và đấu tranh chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm.
Chùa là nơi khởi phát phong trào Bất Bạo Động, chống lại chính sách kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm để bảo vệ Đạo pháp, diễn ra từ ngày 8/3/1963 cho đến ngày 1/11/1963.
Trong thời gian đó, Hòa thượng Thích Tiêu Diêu đã tự thiêu tại sân chùa Từ Đàm, khiến toàn thế cộng đồng Phật giáo Việt nam chấn động.
Từ ngôi chùa này, ngọn lửa đấu tranh của Phật giáo đã lan rộng khắp miền Nam Việt Nam, góp phần làm lung lay tận gốc chế độ Ngô Đình Diệm...
Về mặt kiến trúc, chùa Từ Đàm lúc mới hình thành chỉ là tịnh thất nhỏ làm bằng cây lá. Chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Sau các cuộc trùng tu lớn vào những năm 2000, diện mạo của chùa đã thay đổi toàn diện khi tòa chính điện mới bề thế cùng tòa tháp Ấn Tôn 7 tầng uy nghiêm được xây dựng.
Ngày nay, chùa Từ Đàm là một điểm đến nổi tiếng xứ Huế, thu hút rất đông du khách tới thăm hàng năm.
Theo_Kiến Thức
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là Di sản Thế giới lần thứ hai Với những giá trị ngoại hạng, Phong Nha Kẻ Bàng là Vườn quốc gia thứ 3 châu Á và đầu tiên trong khu vực đạt 3 trên 4 tiêu chí dành cho một di sản thiên nhiên. Vào hồi 17h30 phút (giờ Việt Nam) ngày 3/7/2015, tại kỳ họp lần thứ 39 diễn ra ở Bonn (Cộng hòa liên bang Đức), với sự...