Thẩm mỹ viện “ma” dùng tế bào gốc dỏm làm “cháy” bụng bệnh nhân
Sau khi sử dụng tế bào gốc tại Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus nữ bệnh nhân bị đen sạm vùng bụng. Thanh tra Sở Y tế xác định cơ sở trên không có giấy phép hoạt động, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Đó là trường hợp của chị Vũ Thị Hồng V. (ngụ tại Quận 2, TP HCM) từng đến làm đẹp tại Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus (2B-2C Hồ Xuân Hương, phường 6, quận 3, TP HCM). Chị Hồng V. đã gửi đơn tố cáo lên Sở Y tế thành phố vì cho rằng, cơ sở thẩm mỹ Venus vì cho rằng cơ sở có dấu hiệu lừa đảo, không công khai niêm yết giá dịch vụ, quảng cáo “láo”, thu tiền dịch vụ với giá cao nhưng không đem lại hiệu quả cho khách hàng.
Loại tế bào gốc không rõ nguồn gốc xuất xứ cơ sở đã sử dụng cho người bệnh
Ngoài ra, chị Hồng V. còn tố cáo nhân sự tại cơ sở Venus có dấu hiệu giả danh bác sĩ, không có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, bán tế bào gốc không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Các thông tin quảng cáo và những tố cáo của chị Hồng V. xuất phát từ những lời quảng cáo “có cánh” từ Viện nghiên cứu Điều trị rạn da, chi nhánh Sài Gòn.
Theo đó, tin vào quảng cáo của cơ sở chị Hồng V. đã đến chăm sóc da với số tiền lên tới 50 triệu đồng để sử dụng dịch vụ trị rạn da vùng bụng, ngực và đùi kết hợp tế bào gốc với cam kết sau 3 buổi sẽ trị 90 đến 95% tình trạng rạn da. Tuy nhiên, khi đóng tiền chị không nhận được các hóa đơn có liên quan đến dịch vụ mình sử dụng.
Video đang HOT
Nữ bệnh nhân đã bị cháy da sau điều trị tại Thẩm mỹ Viện Quốc tế Venus
Sau 1 buổi được cơ sở bắn laser kết hợp với bôi tế bào gốc, chị Hồng V. trở về nhà trong tình trạng đỏ rát khắp các vùng da vừa chăm sóc, đứng ngồi đều khó khăn, vùng da đen sạm. Lo lắng, chị kiểm tra lại chai serum tế bào gốc thì tá hỏa phát hiện sản phẩm không có nguồn gốc xuất xứ, không phiếu công bố sản phẩm. Tiếp tục tìm hiểu thông tin, bệnh nhân phát hiện người trực tiếp điều trị cho mình không có chứng chỉ hành nghề.
Nữ bệnh nhân đã khiếu nại lên Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus nhưng không được giải quyết nên làm đơn tố cáo lên Sở Y tế, TP HCM. Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra và xem xét các hồ sơ liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh của Venus. Thực tế thanh kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng nên Sở Y tế đã tham mưu UBND thành phố ra quyết định xử lý đối với cơ sở.
Không được cấp phép hoạt động khám chữa bệnh nhưng nhân viên Thẩm mỹ viện Venus vẫn vô tư tiếp xúc và tư vấn cho bệnh nhân
Ngày 29/6, thông tin từ Thanh tra Sở Y tế cho biết, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định xử phạt đối với ông Nguyễn Văn Quyết (chủ hộ kinh doanh thẩm mỹ Venus – chăm sóc da). Theo đó, ông Quyết đã vi phạm hành chính tại địa chỉ số 2B – 2C Hồ Xuân Hương, phường 6, quận 3 khi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động; kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; quảng cáo hàng hòa đặc biệt mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép về mặt nội dung.
UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt 85 triệu đồng đối với các sai phạm trên của cơ sở. Bên cạnh đó, cơ sở bị buộc phải tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm, buộc tháo gỡ, xóa các nội dung quảng cáo chưa được cấp phép.
Thử nghiệm sử dụng tế bào gốc chữa cho bệnh nhân Covid-19 thể nặng
Cụ thể, các tế bào gốc có nguồn gốc từ mô mỡ sẽ được nuôi cấy và tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân Covid-19.
Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Vào tháng 8/2020, Công ty Dược phẩm Rohto của Nhật Bản sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc để điều trị cho bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có các triệu chứng nghiêm trọng.
Theo TTXVN, hãng dược phẩm có trụ sở tại thành phố Osaka này dự định sẽ kiểm tra hiệu quả của phương pháp điều trị trên cho đến cuối năm 2021 với mục tiêu đưa phương pháp này vào sử dụng trong thực tế vào năm 2022 hoặc sau đó.
Cụ thể, các tế bào gốc có nguồn gốc từ mô mỡ sẽ được nuôi cấy và tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân Covid-19. Rohto hy vọng phương pháp này sẽ giúp hạn chế phản ứng miễn dịch quá mức và tình trạng viêm nhiễm thường hay gặp phải ở các bệnh nhân nặng.
Trong một diễn biến khác liên quan dịch Covid-19, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản đang nghiên cứu khả năng thành lập cơ quan ứng phó với dịch Covid-19 theo mô hình Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, trong bối cảnh công tác ứng phó với dịch bệnh này ở Nhật Bản thời gian qua tỏ ra thiếu hiệu quả do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan của chính phủ.
Theo tờ Nikkei Asia Review, LDP dự định sẽ đệ trình đề xuất thành lập cơ quan trên vào đầu tháng 7 tới.
Ngoài ra, Nhật Bản đã có một hệ thống siêu máy tính nhanh nhất thế giới và hiện hệ thống này đang được sử dụng để nghiên cứu sự lây lan và điều trị Covid-19.
Viện nghiên cứu Riken cho biết, hiện siêu máy tính Fugaku đang được sử dụng để nghiên cứu về dịch Covid-19, bao gồm việc chẩn đoán, trị liệu và mô phỏng sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, hệ thống này còn được sử dụng trong việc truy vết người nhiễm Covid-19 tại Nhật Bản và Fugaku cũng đang nghiên cứu nhằm tìm ra các loại thuốc có khả năng chống lại dịch bệnh. Siêu máy tính này dự kiến sẽ được hoạt động hết công suất vào đầu năm tới.
Siêu máy tính Fugaku được xây dựng trên cấu trúc ARM thế hệ mới nhất, đây là lần đầu tiên một hệ thống siêu máy tính dùng chip ARM đứng đầu danh sách Top 500 trên toàn cầu.
Ca ghép tế bào chữa bạch biến thay đổi cuộc đời tôi Tôi là Nguyễn Hồng Hạnh, sống tại Lào Cai. Tôi là bệnh nhân bạch biến suốt 26 năm nay. Căn bệnh từng khiến tôi đau đớn, ám ảnh khi trở thành học sinh cá biệt. 6h sáng 5/6, tôi và cha mẹ đã có mặt tại Bệnh viện Da liễu Trung ương để chuẩn bị cho ca ghép tế bào thượng bì tự...