Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản từ chức
Ngày 12/7, Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (MSDF) đã từ chức sau một loạt vụ bê bối, trong đó có việc cho phép những nhân viên không đủ tiêu chuẩn tiếp cận và xử lý các tài liệu mật trong lĩnh vực quốc phòng.
Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản Ryo Sakai. Ảnh: Kyodo
Đô đốc Ryo Sakai sẽ từ chức Tham mưu trưởng MSDF vào ngày 19/7 và nghỉ hưu. Ông Ryo Sakai thừa nhận với vai trò là tham mưu trưởng, ông chịu trách nhiệm đào tạo nhân sự và quản lý tổ chức của lực lượng. Do đó, ông đã quyết định từ chức vì không hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là người quản lý các “thông tin mật mặc định”.
“Thông tin mật đặc định” bao gồm thông tin về phòng vệ, ngoại giao và các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia. Những người xử lý các thông tin này cần phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt.
Liên quan sự việc này, người phát ngôn chính phủ Yoshimasa Hayashi cho biết đã kỷ luật hơn 200 người khác. Ông nhấn mạnh các hoạt động của lực lượng phòng vệ dựa trên sự tin tưởng của công chúng và việc để xảy ra những sự cố như vậy là “vô cùng đáng tiếc”. Ông Hayashi bày tỏ hy vọng kể từ nay, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Quốc phòng, lực lượng phòng vệ sẽ hợp tác để đảm bảo rằng các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn tái diễn sự cố tương tự.
Trước đó, hồi tháng 4 năm nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo xử phạt 5 sĩ quan cấp cao, trong đó có một thuyền trưởng tàu khu trục, vì đã để một nhân viên không được cấp phép đầy đủ xử lý thông tin về vị trí tàu của các nước khác. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara cho biết tài liệu không bị rò rỉ ra bên ngoài nhưng chính phủ đánh giá những sự cố như vậy là “vô cùng nghiêm trọng”.
Nhật Bản điều tra cáo buộc gian lận tiền trợ cấp trong Lực lượng phòng vệ trên biển
Ngày 9/7, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết các thành viên của Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) đang bị tình nghi gian lận tiền trợ cấp cho nhiệm vụ lặn và huấn luyện lặn, diễn biến này nối dài những bế bối mà MSDF đang phải đối mặt.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Minoru Kihara phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo quy định của chính phủ, tùy theo độ sâu, mỗi thành viên tham gia lặn khi đang thực hiện nhiệm vụ hoặc công tác huấn luyện sẽ được nhận khoản trợ cấp hơn 10.000 yen/giờ (62 USD/giờ). Ước tính tổng số tiền gian lận trợ cấp cho những thành viên MSDF không thực sự tham gia hoạt động lặn lên tới hàng chục triệu yen. Nguồn tin trên cho rằng hành vi sai trái này đã có thể đã kéo dài nhiều năm. MSDF dự kiến sẽ kỷ luật nhiều cá nhân liên quan.
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara cho biết bộ đang điều tra vụ việc và sẽ có biện pháp chấn chỉnh nghiêm khắc.
Trước đó, nguồn thạo tin cho biết Đô đốc Ryo Sakai, Tham mưu trưởng MSDF, đang xem xét từ chức để nhận trách nhiệm về việc nhân viên một số tàu khu trục xử lý sai thông tin mật và các vụ việc khác liên quan đến hành vi sai trái của nhân viên MSDF.
Ngày 5/7 vừa qua, Bộ trưởng Kihara đã chỉ thị mở cuộc điều tra đặc biệt về cáo buộc sử dụng quỹ đen của tập đoàn Kawasaki Heavy Industries Ltd để cung cấp tiền và hàng hóa cho các thủy thủ tàu ngầm của MSDF dưới vỏ bọc giao dịch với các nhà thầu phụ.
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội Nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã đạt được thỏa thuận nhận tội để chấm dứt việc bị giam giữ tại Anh, cho phép ông trở về quê hương Australia và khép lại một cuộc hành trình pháp lý nhiều năm. Nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo hồ sơ tại Tòa án Quận phía Bắc...