Thăm Lào, ông Obama chặn đứng tầm ảnh hưởng Trung Quốc?
Chuyến thăm Lào là cơ hội cuối để Tổng thống Mỹ Barack Obama thúc đẩy sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á diễn ra trong thời gian từ ngày 6 đến 8/9. tại Lào.
Tuần tới, thủ đô Vientiane (Lào) sẽ trở thành tâm điểm của sự chú ý khi các nhà lãnh đạo thế giới đến dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Chuyến thăm là cơ hội cuối để ông Obama thúc đẩy chính sách đối ngoại “tái cân bằng” sang Châu Á, chính sách được cho là nhằm đáp trả việc Trung Quốc phô trương sức mạnh kinh tế và quân sự trong khu vực.
Các nhà ngoại giao tiết lộ, ông Obama sẽ thúc đẩy chính sách mở cửa ở Lào, nhờ chính phủ mới lên nắm quyền từ tháng Tư vừa qua.
Có những dấu hiệu cho thấy bộ máy lãnh đạo mới của Vientiane có dấu hiệu không muốn bị rơi vào vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh. “Tổng thống Mỹ đến thăm Lào chưa bao giờ là điều quá muộn”, nguồn tin nói trên Reuters.
Ông Obama sẽ là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm Lào, nơi Washington đã thả xuống gần 2 triệu tấn bom trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Khoảng 30% trong số đó vẫn chưa nổ. Vì vậy việc giải quyết hậu quả chiến tranh vẫn là một chủ đề quan trọng giữa hai nước.
Quan sát và theo dõi các chính sách của Lào không phải là điều dễ dàng bởi giới lãnh đạo Vientiane hết sức kín đáo. Nhưng các nhà ngoại giao phương Tây đã phát hiện những dấu hiệu thay đổi.
Video đang HOT
Một số quan chức cấp cao có tác động tới dự án đường sắt trị giá 7 tỉ USD của Trung Quốc đã nghỉ hưu. Dự án hiện đang tạm thời bị ngừng lại vì người Lào không hài lòng với những điều khoản trong thỏa thuận với Trung Quốc.
Quan chức quốc phòng ở Washington không bình luận về ý nghĩa chiến lược của chuyến thăm nhưng nói “Lào là đối tác quan trọng”.
Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ nước nào trong và ngoài khu vực, phát triển các mối quan hệ xây dựng , miễn là mà quan hệ đó thực sự có lợi cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực”.
Bắc Kinh đã đầu tư khoảng 1 tỷ USD mỗi năm ở Lào và trong giai đoạn năm 2014 – 2015, mức đầu tư đã tăng đáng kể lên tới 4,5 tỷ USD. Với Mỹ, Lào không phải là nơi thu hút đầu tư mạnh.
Ngay cả người dân Lào cũng có phần bất mãn với người Trung Quốc. Những gia đình người Lào gốc Trung có xu hướng tách biệt, không tuân theo phong tục địa phương. “Chúng tôi rất bức xúc với những người như vậy. Họ tạo ra một lối sống khác”, doanh nhân người Lào cho biết.
Theo Đăng Nguyễn – Reuters (Dân Việt)
Philippines: TQ không chiến thắng sau tuyên bố ASEAN
Phán quyết của tòa quốc tế là vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines, ngoại trưởng Philippines khẳng định.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay phát biểu trong cuộc họp báo
Việc tuyên bố chung của ASEAN không nhắc đến phán quyết Biển Đông của tòa án quốc tế không phải là một chiến thắng ngoại giao của Trung Quốc, ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói ngày 27.7
Trước đó, Philippines đã "mạnh mẽ thúc đẩy" tuyên bố chung của các nước ASEAN cần nhắc tới phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố ngày 25.7 đã không đề cập đến vấn đề này.
Ông Perfecto Yasay nói Philippines đã không tìm hỗ trợ từ các nước ASEAN hoặc cộng đồng quốc tế trong vụ án chống lại tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, và không muốn nhấn mạnh vào vấn đề này để khiêu khích Trung Quốc.
Ông Yasay phát biểu sau khi trở về từ một cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao tại Lào, trong đó ASEAN đã "lờ" đề nghị của Philippines muốn nhắc đến phán quyết của tòa án.
"Tôi muốn nói những điều này để xua tan những tin tức trước đó, nói rằng Trung Quốc đã chiến thắng trong hội nghị ASEAN. Vì chúng tôi đã cùng đồng ý sẽ không nhắc đến quyết định của tòa trọng tài", Yasay nói trong một cuộc họp báo.
Tuyên bố chung từ Hiệp hội ASEAN đã không đề cập trực tiếp tới phán quyết Biển Đông
"Chuyện này không phải là mục tiêu của một cuộc họp ASEAN. Phán quyết của tòa quốc tế là vấn đề giữa Trung Quốc và Philippines."
Yasay nói việc đưa ra một thông cáo chung là một chiến thắng cho ASEAN, vốn từng bị chia rẽ nhưng đã cho thấy sự thống nhất cần phải tuân theo luật pháp quốc tế và gìn giữ hòa bình.
Philippines muốn đưa phán quyết Biển Đông và một lời kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế vào trong thông cáo chung của ASEAN, nhưng Campuchia bác bỏ phần phán quyết, thay vào đó, ủng hộ lời kêu gọi đàm phán song phương của Trung Quốc, các nhà ngoại giao cho biết.
Manila sau đó đã rút lại lời đề nghị để ngăn chặn sự bất đồng, có thể khiến ASEAN không đưa ra được một phán quyết chung sau cuộc gặp mặt lần thứ 2 trong 49 năm thành lập.
Yasay nói Philippines không muốn "hả hê" trên chiến thắng, hoặc gây xáo trộn ở ASEAN.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Hội nghị ASEAN
Ngoại trưởng Manila đã gặp người đồng cấp của Mỹ John Kerry vào ngày 27.7 tại Manila, trong đó Yasay cám ơn sự ủng hộ của Washington về quyết định của tòa án.
Cùng ngày, ông Kerry sẽ gặp Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines và thảo luận làm thế nào để tiếp tục tiến lên phía trước sau phán quyết này, một quan chức Mỹ cho biết.
"Tôi hy vọng cuộc đàm thoại sẽ nhắc đến những cách giải quyết mang tính xây dựng, tích cực, hòa bình và hợp pháp", quan chức Mỹ cho biết, nói thêm rằng Philippines đã cư xử kiềm chế từ sau phán quyết.
Theo Danviet
Phe Clinton cáo buộc Kremlin "đứng sau giật dây" bầu cử Mỹ Bê bối rò rỉ email mới nhất của Đảng Dân chủ trong bầu cử Mỹ đã hé lộ nhiều bất ngờ. "Các tin tặc Nga, với sự hậu thuẫn của điện Kremlin, là nhân tố bí ẩn đứng sau vụ bê bối mới nhất của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Mỹ, dẫn tới quyết định từ chức của một chính trị...