Thăm làng nghề dệt chiếu cói trăm năm ở Phú Yên
Có dịp ghé thăm làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân (thôn Phú Tân 1, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), du khách sẽ cảm nhận được sự rộn rã, vui tươi bởi âm thanh vang vọng của những khung, máy dệt cùng sự mến khách của người dân làng nghề. Với lịch sử tồn tại và phát triển hàng trăm năm, làng nghề này vẫn giữ vững được những giá trị truyền thống, đời sống người dân ổn định.
Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân đã tồn tại hàng trăm năm. Ảnh: P.Nhơn
Ở thôn Phú Tân 1 hiện có khoảng 250 hộ làm nghề dệt chiếu cói. Trong đó, có 2 tổ hợp tác và 4 hộ dân dệt chiếu bằng máy. Làng nghề tạo việc làm cho 400 – 500 lao động địa phương, đặc biệt là những người lớn tuổi và lao động nông nhàn. Mỗi năm, các hộ sản xuất của làng nghề cung cấp khoảng 500.000 – 600.000 chiếc chiếu cho thị trường. Tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ của làng nghề bình quân đạt trên 5,3 tỷ đồng một năm.
Làng nghề hiện có hơn 25ha trồng cói sẵn có tại địa phương. Sau khi thu hoạch, cói được đem phơi rồi sau đó mới nhuộm. Ảnh: P.Nhơn
Các sợi cói sau khi nhuộm với đủ loại màu sắc. Ảnh: P.Nhơn
Video đang HOT
Nhiều gia đình đầu tư máy dệt để tăng năng suất sản phẩm. Ảnh: P.Nhơn
Chỉ cuộn dùng để dệt chiếu bằng máy. Ảnh: P.Nhơn
Phần lớn lao động tại làng là nữ. Ảnh: P.Nhơn
Nhiều người lớn tuổi vẫn còn làm nghề. Ảnh: P.Nhơn
Công đoạn may viền cho chiếu thêm chắc chắn. Ảnh: P.Nhơn
Chiếu cói được đem đi phơi. Ảnh: P.Nhơn
Sản phẩm chiếu cói của làng nghề tiêu thụ khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Ảnh: P.Nhơn
Ông Tiếu Văn Cừ – Chủ tịch UBND xã An Cư cho biết, địa phương đang thu hút nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng; các dịch vụ ăn uống, giải khát ở khu vực cầu Long Phú (gần làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân) cũng đang phát triển mạnh. Do vậy, địa phương định hướng các cơ sở dệt chiếu cói sản xuất thêm các sản phẩm túi xách, mũ, thảm cói, chiếu gấp… để phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, địa phương cũng sẽ khuyến khích các đơn vị lữ hành hình thành các tour du lịch trải nghiệm tại làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của làng nghề.
Theo laodong.vn
Cà Mau: Ngang nhiên biến đầm nước tự nhiên thành "ao nhà"
Theo nguồn tin của phóng viên, hiện có 73 trường hợp nuôi sò huyết kết hợp đặt lú trái phép trong Đầm Thị Tường nằm trên địa bàn 2 huyện Trần Văn Thời và Phú Tân (Cà Mau)
Theo đó, trên địa bàn huyện Phú Tân có 47 trường hợp nuôi sò huyết kết hợp đặt lú (dụng cụ bắt tôm, cá); có 11 căn nhà ở, 64 căn chòi canh giữ nuôi sò huyết và đặt lú. Đặc biệt còn có dãy nhà và các chòi quán của Hợp tác xã dịch vụ ăn uống Đầm Thị Tường. Còn ở địa bàn Trần Văn Thời có 26 trường hợp dân tự bao chiếm nuôi huyết và xây dựng các công trình trái phép trên Đầm Thị Tường với diện tích 129ha.
Trước đó, ngày 11.9.2017, UBND tỉnh Cà Mau có công văn chỉ đạo giải tỏa các trường hợp lấn chiếm Đầm Thị Tường và đề nghị các huyện yêu cầu các tổ chức, cá nhân tháo dỡ, chấm dứt việc nuôi sò huyết; xây dựng công trình trái phép trước ngày 15.10.2017. Tuy nhiên, đến nay công văn này dường như chưa có hiệu lực.
Tình trạng bao chiếm trái phép Đầm Thị Tường đã diễn ra nhiều năm nay. (Ảnh: CTV).
Để chấn chỉnh tình trạng trên, ngày 8.6, Văn phòng UBND tỉnh truyền đạt ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu rà soát lại việc triển khai tháo dỡ các công trình trái phép trên Đầm Thị Tường.
Đầm Thị Tường (còn có tên là Đầm Bà Tường) là vùng ngập nước quanh năm, được tạo nên do bồi lắng phù sa của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và hệ thống kinh rạch xung quanh. Đầm có diện tích khoảng 700ha, chiều dài hơn 10km, rộng khoảng 2km, nơi hẹp nhất khoảng 800m. Đây là đầm nước tự nhiên có diện tích lớn nhất vùng ĐBSCL, nằm giáp ranh giữa 3 huyện của Cà Mau là Phú Tân, Cái Nước và Trần Văn Thời.
Theo Danviet
HY HỮU: Xã xác nhận hộ nghèo để... xin hoãn thi hành án phạt tù! Gia đình bị cáo làm đơn gửi UBND xã nhờ xác nhận hoàn cảnh nghèo khó để xin hoãn thi hành án tù cho con và được chấp thuận (!?). Ngày 29.3, ông Huỳnh Kỳ Quang, Chủ tịch UBND xã Phú Tân, huyện Phú Tân (Cà Mau) cho biết, UBND xã đã thu hồi giấy xác nhận xin hoãn thi hành án tù...