Thăm làng lụa Vạn Phúc
Là một làng nghề truyền thống nổi tiếng của cả nước, làng lụa Vạn Phúc bề dày lịch sử hàng ngàn năm.
Nằm ở phía ngoại ô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 10km. Từ xưa, những mẫu hoa văn trang phục nơi đây đã được các vua quan lựa chọn. Ngày nay, nơi đây vẫn giữ gìn và tiếp tục phát huy những nét đẹp của truyền thống của làng nghề.
Làng lụa Vạn Phúc hình thành và phát triển vào năm 868, vào thế kỷ thứ IX, tức là gần 1200 năm. Do bà Ả Lã Thị Nương ( Ả Lã Đê Nương), thần hiệu sắc phong Quốc vương thiên tử Nga hoàng Đại vương. Bà là cháu hậu duệ đời 16 vua Hùng. Có thật chứ không phải truyền thuyết. Cha bà là Hùng Thụy, mẹ bà là Phạm Khương. Sinh ra và lớn lên ở châu Tuyên Quang, nay là tỉnh Tuyên Quang. Bà là người giỏi về tầm tam canh cửi.
Năm 868 bà cùng chồng là Cao Biền du ngoạn quanh thành Đại La. Khi đến ấp Vạn Bảo, làng Vạn Phúc bây giờ, thấy phong cảnh đẹp, nhân dân chịu khó làm ăn. Phong thủy nơi đây rất tốt, phía trước là sông xa xa là núi. Bà xin ở lại đây, dạy dân chúng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, nam giới làm nghề nông. Hiện nay chỗ dạy làm canh cửi, xây đền cho bà để ghi nhớ. Nơi ở của bà bây giờ là chỗ đình làng, bà hóa ngày 25 tháng chạp, bên dòng sông nhuệ, nhân dân xây miếu cổ.
Bà có công lao đóng góp các triều vua. Khi có tin đồn miếu ở Vạn Phúc thiêng, các quan hay về lễ xin bà bày mưu cho đánh giặc, bằng hình thức báo mộng, các tướng làm theo kế của bà, thắng lợi. Các tướng thắng trận về tạ lễ, vua cũng gửi lễ. các triều phong tặng các sắc phong. Hiện nay có 11 sắc phong, công giúp đánh giặc giải phóng.
Có một truyền thuyết kể rằng, con vua Thủy Tề được phái lên trần giúp dân. Đêm mưa gió mơ thấy thuyền rồng, chuẩn bị khăn gói đi ra gần miếu giờ. Thấy thuyền rồng, bà từ từ đi xuống sông. Hôm sau trời tạnh mưa. Khi xuống dòng sông Nhuệ thấy bên bờ có những vật dụng để lại, nhân dân xây miếu. không có nguồn tin nào nói thi thể bà vớt lên.
Làng Vạn Phúc xưa trồng dâu, được phù sa bồi đắp, cây dâu rất phù hợp. Giờ là các khu đô thị. Không còn nghề trồng dâu. Nay chù yếu nhập nguyên liệu ở các làng nghề khác dệt, vẫn giữ được nét làm nghề truyền thống ngày xưa.
Lụa Vạn Phúc luôn có tiếng, năm 1930 tham gia đấu xảo tại Marseille, 1932 tại Paris,1945 tại Jakarta.
Ngày xưa có nghề dệt gấm, chủ yếu ở gia đình cụ Đỗ Văn Ái. Sau này nghề gấm không được tồn tại do nhu cầu sử dụng, thị trường không có nhu cầu, bị mai một, Hiện nay đứng bên bờ vực thất truyền. nghệ nhân Phạm Khắc Hà luôn đau đáu nghề dệt gấm, đang tìm cách phục hồi lại.
Nghệ nhân chia sẻ, hiện nay 1 cụ biết dệt gấm thôi, cụ xấp xỉ 90 rồi, trí nhớ có chăng khai thác không được mấy. Sau cụ khuất núi cũng bơ vơ. Phục hồi giờ vừa khó vừa không đủ năng lực tài chính.
Hiện nay có 164 hộ đang làm nghề và kinh doanh. 1 số họ vừa sản xuất và kinh doanh. Tổng số có 264 khung dệt, thêm 4 khung 2019.
Một sản phẩm đặc sắc là lụa vân, được các nghệ nhân nghiên cứu ra triều Nguyễn, khoảng 300 năm. Phù hợp may áo dài, thương hiệu tăng lên giá trị. Nguyên liệu hoàn toàn trong nước, từ tơ tằm, bảo đảm giá trị , môi trường. chủ yếu phục vụ triều đình, cho giới quý tộc. mỗi ngày chỉ sản xuất được rất ít, 50 phân.
Ca dao xưa có câu:
The La, lĩnh Bởi, sồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn
Lụa vân Vạn Phúc có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý…
Sau này dần dần khoa học kỹ thuật phát triển, cải tiến khung dệt lụa vân, đảm bảo năng suất, chất lượng giữ nguyên. Giảm bớt sức lao động thì có động cơ điện, có 1 người trông nom. Cách thức dệt vẫn như thế nhưng chất lượng cao hơn nhiều. Công nghệ ươm tơ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. không như xưa phân biệt bằng tay, giờ phân biệt bằng điện tử.
Năm 2017 đại diện hội Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông vào thị trường tơ Bảo Lộc , ký biên bản ghi nhớ,tạo điều kiện cung cấp nguồn nguyên liệu lâu dài, ổn định về giá.
Video đang HOT
Sản lượng 2018: 1 triệu 500 nghìn mét lụa các loại. Năm 2019 giao cho 1,8 triệu mét vải các loại, phấn đấu. phụ thuộc điều kiện nhân dân. Khung dệt giờ ít hơn nhưng cường độ cao hơn, chất lượng cao hơn.
Những tọa độ thú vị ở Singapore cho chuyến đi đổi gió
Singapore không chỉ có những địa điểm check-in tuyệt đẹp mà đảo quốc này còn sở hữu nhiều công trình văn hóa có bề dày lịch sử.
Đừng tự bó chân mình trong những cung đường ai cũng đi. Chuyến đi đến Singapore sắp tới, hãy thử ghé những tòa nhà và khu phố di sản, khám phá các mảng màu mới mẻ ở đảo quốc Đông Nam Á.
Khu phố Tiong Bahru
Có lẽ bạn sẽ bất ngờ khi biết Tiong Bahru có nghĩa là "khu nghĩa địa mới", vì nơi đây từng được quy hoạch như vậy. Tuy nhiên, ngày nay khu phố khoác màu áo mới, những dãy nhà thẳng tắp mang lối kiến trúc Art Deco, sở hữu vô số hàng quán lớn nhỏ, các phòng tranh nghệ thuật...
Khu phố Tiong Bahru khoác màu áo mới. Ảnh: Jason Knott/Alamy.
Đầu tiên, hãy ghé chợ trung tâm Tiong Bahru. Khu chợ là nơi buôn bán của nhiều gia đình qua các thế hệ, là điểm đến thường xuyên của người nội trợ trong vùng. Dù bên ngoài là phố thị hiện đại, bên trong chợ vẫn giữ nguyên nét văn hóa kampong, tức là chợ ở xóm làng. Đừng chỉ mua rau tươi, hãy thử ghé những khu ẩm thực được gọi là hawker, để thưởng thức các món đặc sản.
Bạn nên ghé thăm chợ trung tâm Tiong Bahr. Ảnh: TBM.
Tiếp theo, thử ghé nhà sách Books Actually. Không chỉ bán sách và đồ lưu niệm dễ thương, nơi đây còn có tủ bán sách tự động Mystery Books gây tò mò và thích thú. Hãy cho vào máy 10 SGD (khoảng 160.000 đồng), bạn sẽ nhận được một cuốn sách ngẫu nhiên rất ý nghĩa.
Nhà sách Books Actually. Ảnh: Snoopyholic's Tealog.
Không chỉ thế, ở khu phố này còn có Curated Records - cửa tiệm bán đĩa than chuyên sưu tập những đĩa nhạc cổ hoặc bán giới hạn. Chủ cửa hàng là người rất sành nhạc, không ngần ngại trò chuyện cùng khách hàng về môn nghệ thuật này.
Cửa tiệm bán đĩa than chuyên sưu tập những đĩa nhạc cổ hoặc bán giới hạn. Ảnh: Curated Records.
Khu phố Joo Chiat và Katong
Nổi tiếng với các bức ảnh dãy shophouse nhiều màu sắc, khu phố Joo Chiat và Katong tự hào sở hữu văn hóa của người Peranakan, trộn lẫn giữa truyền thống và hiện đại. Từng là đồn điền thời thuộc địa, khu phố giờ đây sầm uất với khu mua sắm, không gian văn hóa đặc trưng.
Khu phố Joo Chiat và Katong mang vẻ vừa truyền thống vừa hiện đại. Ảnh: Visit SG.
Trước hết, hãy thử ghé The Intan - bảo tàng tôn vinh nền văn hóa độc đáo của người Peranakan. Chủ sở hữu nơi đây là người bản địa Peranakan, ông dành cả đời mình để thu thập các di vật của cộng đồng rồi tạo nên bộ sưu tập hoành tráng, chuyên nghiệp. Từ đồ dùng trong nhà đến trang sức đắt giá, tất cả hiện vật ở bảo tàng đều mang nhiều câu chuyện lịch sử hấp dẫn.
The Intan - bảo tàng tôn vinh nền văn hóa độc đáo của người Peranakan. Ảnh: Klook.
Sau đó, hãy đến cửa hàng di sản Rumah Bebe. Đây là nơi bán hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của người bản địa. Không chỉ thế, du khách còn có thể tham gia một khóa thực hiện, đóng vai người thợ thủ công.
Cửa hàng di sản Rumah Bebe. Ảnh: Rumah Bebe.
Đừng quên ghé Đền thờ Sri Senpaga Vinayagar, một ngôi đền Hindu giữa lòng khu phố Mã Lai. Ngôi đền có mái vòm dát vàng nguy nga, tương phản với những căn shophouse màu sắc ở sát bên. Du khách có thể sẽ không được tham dự các buổi cầu nguyện của người Hindu nhưng có thể đăng ký học múa Bharatanatyam, đây là điệu múa truyền thống của Ấn Độ.
Đền thờ Sri Senpaga Vinayagar có mái vòm dát vàng nguy nga. Ảnh: Tripadvisor.
Tiểu Ấn Độ trong lòng Singapore
Không ngoa khi nói Little India là khu phố lịch sử nhiều màu sắc nhất của Singapore. Trải qua chiều dài lịch sử đầy biến động, khu phố này ngày nay vẫn còn giữ được nét di sản độc đáo của mình. Tiểu Ấn Độ pha trộn giữa cái mới và cái cũ, nghệ thuật đường phố đương đại, các quán ăn ấn tượng nằm cạnh những đền chùa lâu đời, những sạp hàng bán gia vị, vải lụa...
Little India là khu phố nhiều màu sắc nhất của Singapore. Ảnh: Auscape International Pty Ltd/Alamy.
Để bắt đầu, hãy tìm đến khu mua sắm Little India Arcade. Chỉ với 5 phút đi bộ, tất cả cảnh quan, âm thanh và mùi vị đầy ắp tại trung tâm mua sắm này sẽ khiến bạn choáng váng. Tiểu thương chào khách và bày bán mọi thứ từ đồ trang sức, thảm lụa đến gia vị cay nồng, bánh kẹo ngọt.
Khu mua sắm Little India Arcad. Ảnh: Holidify.
Trung tâm Di sản Ấn Độ là điểm đến đáng cân nhắc. Cộng đồng người Ấn Độ nói riêng và Nam Á nói chung tại Singapore đã xây dựng được một bề dày lịch sử lâu đời, họ gìn giữ qua những câu chuyện kể. Trung tâm này không chỉ trưng bày những hiện vật, tổ chức tour tham qua bằng media, mà còn có các sự kiện văn hóa, triển lãm ấn tượng.
Trung tâm Di sản Ấn Độ là điểm đến đáng cân nhắc. Ảnh: Indian Heritage Centre.
Văn hóa Ấn Độ không thể thiếu đền thờ, vì vậy mời bạn ghé Đền Sri Veeramakaliamman, địa điểm lý tưởng cho một buổi sáng thảnh thơi. Công trình được xây dựng bởi những người Ấn Độ sống ở Singapore từ thế kỷ 19, địa điểm thờ phụng tuyệt đẹp này thờ nữ thần sức mạnh Kali, đây cũng là nơi tuyệt vời để tìm hiểu sâu hơn về Ấn Độ giáo.
Đền Sri Veeramakaliamman - địa điểm lý tưởng cho một buổi sáng thảnh thơi. Ảnh: URA Singapore.
Phố người Hoa ở Singapore
Từng là nơi tập trung đông người Hoa nhập cư vào Singapore, ngày nay Chinatown rất được yêu thích vì sự pha trộn giữa cái mới và cái cũ, những đền chùa cổ kính, những tiệm Đông y nằm kề bên các quán bar mới lạ, các cửa hiệu tân thời hiện đại gắn liền với lối sống thời thượng.
Chinatown rất được yêu thích vì sự pha trộn giữa cái mới và cái cũ. Ảnh: GOVSG.
Không thể đến phố Tàu Singapore mà không ngắm nghía những bức tranh tường hút mắt. Các họa sĩ đã biến văn hóa cổ truyền thành những sáng tạo nghệ thuật mới lạ, thu hút đông đảo du khách và đây cũng là cơ hội giúp Instagram của bạn trở nên "no nê" hơn.
Những bức tranh tường hút mắt tại phố Tàu Singapore. Ảnh: The Occasional Traveller.
Nằm trong ba căn shophouse trên đường Pagoda, Trung tâm Di sản Chinatown là nơi thời gian ngưng đọng, nơi khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử của nhóm người này trong quá trình phát triển đảo quốc. Căn nhà xưa của người Hoa, cách họ kinh doanh, những món ăn truyền thống... được tái hiện chân thật nhất tại trung tâm.
Trung tâm Di sản Chinatown là nơi khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử phát triển đảo quốc. Ảnh: Chinatown Heritage Centre.
Tất nhiên không thể không ghé chùa. Mời bạn đến Chùa Thian Hock Keng, ngôi chùa cổ kính được xây dựng từ thế kỷ 19, mang dáng dấp kiến trúc của miền Nam Trung Quốc.
Chùa Thian Hock Keng được xây dựng từ thế kỷ 19. Ảnh: Chinatown Singapore.
Hãy để ý những chi tiết chạm trổ tỉ mỉ, những bức tượng rồng phượng và các vị thần, cũng như những mảnh sứ vỡ nhiều màu trên gờ mái, đây chính là kỹ thuật trang trí đền chùa đặc trưng kiểu Phúc Kiến.
Nghỉ dưỡng tại khách sạn 4 sao, thưởng thức nét đẹp của thành phố Rạch Giá Nói đến Kiên Giang, người ta nghĩ ngay tới hai điểm du lịch quen thuộc là Phú Quốc và Hà Tiên. Hè này, hãy thử đi Rạch Giá, thành phố chính của tỉnh Kiên Giang và là nơi có đô thị lấn biển đầu tiên tại Việt Nam. Một điểm cộng đầu tiên là lộ trình di chuyển từ TP.HCM đi Rạch Giá...