Thảm kịch tàu ngầm TQ khiến toàn bộ 70 thủy thủ chết bí ẩn
Vụ tai nạn đầy bí ẩn với tàu ngầm Type 035 lớp Ming là một trong những sự cố hiếm hoi của hải quân Trung Quốc, khiến toàn bộ thủy thủ đoàn 70 người thiệt mạng.
Tàu ngầm Type 035 của hải quân Trung Quốc.
Theo National Interest, vào ngày 25.4.2003, một thuyền đánh cá Trung Quốc phát hiện điều bất thường ngay dưới mặt nước nên thông báo với chính quyền. Hải quân Trung Quốc (PLAN) sau đó điều hai tàu đến điều tra.
PLAN ban đầu cho rằng đây là dấu hiệu có tàu ngầm Hàn Quốc hoặc Nhật Bản xâm nhập. Sau khi trục vớt tàu ngầm khỏi mặt nước, phía Trung Quốc mới nhận ra đây chính là tàu ngầm số 361, lớp Ming của họ.
Bước lên tàu vào ngày 26.4.2003, hải quân Trung Quốc phát hiện toàn bộ 70 thủy thủ đoàn thiệt mạng.
Điều kỳ lạ là bên ngoài thân tàu không có bất kỳ dấu hiệu va chạm nào. Nhưng không một ai trong số 70 thành viên thủy thủ đoàn phát tín hiệu cấp cứu hay tìm cách thoát ra ngoài.
Trung Quốc ngày 2.5.2003 chính thức ghi nhận vụ tai nạn tàu ngầm 361 lớp Ming là “trục trặc kỹ thuật”.
Sau khi vụ tai nạn xảy ra với tàu ngầm 361, hàng loạt quan chức cấp cao của Hải quân Trung Quốc đã bị cách chức, trong đó có Tư lệnh hải quân, Đô đốc Shi Yunsheng, Chính ủy Yang Huaiqing, Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc Ding Yiping, Chính ủy Hạm đội Biển Bắc Chen Xianfeng. Đây là vụ cách chức quy mô lớn nhất trong lịch sử Hải quân Trung Quốc cho đến nay.
Thông tin về vụ tai nạn này khi đó được giấu kín, người dân Trung Quốc hầu như không biết thông tin gì về sự cố đối với tàu ngầm 361.
Tàu ngầm Type 035 lớp Ming, mang số hiệu 361.
Tàu ngầm Type 035 lớp Ming duy nhất gặp nạn là mẫu thiết kế của Trung Quốc dựa trên tàu ngầm lớp Romeo thời Liên Xô. Nguồn gốc của tàu ngầm lớp Romeo lại từ các tàu ngầm U-boat do phát xít Đức chế tạo từ Thế chiến 2.
Video đang HOT
Các tàu ngầm Type 035 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1975, hoạt động khá ồn ào so với các thiết kế cùng thời của Nga hay Mỹ.
Tàu ngầm số 361 chính là phiên bản cải tiến mang tên Type 035G Ming III. Tàu ngầm chuyên dùng để tấn công tàu ngầm đối phương bằng ngư lôi dẫn đường.
Được biên chế năm 1995, tàu ngầm số 361 và 3 tàu khác số hiệu từ 359-362 phục vụ cho hạm đội Biển Bắc của Trung Quốc ở tỉnh Liêu Ninh. Con tàu từng tham gia tập trận hải biển Bột Hải, biển Hoàng Hải.
Ở thời điểm gặp tai nạn, trên tàu có Chính ủy Cheng Fuming. Thông điệp cuối cùng tàu gửi về sở chỉ huy là ngày 16.4.2003, thông báo rằng sẽ diễn tập hoạt động yên tĩnh để trở về căn cứ tại tỉnh Sơn Đông.
Vì tàu không bật hệ thống radio theo đúng quy trình diễn tập, nên PLAN không hề nhận ra điều bất thường cho đến 10 ngày sau. Hiện chưa rõ Trung Quốc trục vớt tàu bằng cách nào, nhưng ở thời điểm các ngư dân phát hiện, con tàu vẫn lặn sâu dưới nước.
Việc Trung Quốc không đưa ra lời giải thích rõ ràng dẫn đến nhiều giả thuyết. Con tàu chỉ được thiết kế chở theo 57 thủy thủ đoàn. Nhưng trên tàu khi đó có 70 người. Sự xuất hiện của Chính ủy Cheng cũng cho thấy tàu ngầm 361 khi đó nhận nhiệm vụ đặc biệt.
Tàu ngầm số 361 được kéo về căn cứ.
Một số nhà bình luận nói tàu được dùng để thử nghiệm hệ thống đẩy độc lập (AIP), hệ thống giúp tàu ngầm hoạt động yên tĩnh hơn và lặn được dưới nước lâu hơn.
AIP trở thành hệ thống tiêu chuẩn cho bất kỳ tàu ngầm diesel-điện nào chế tạo ngày nay.
Một giả thuyết khác cho rằng, nước biển rò rỉ kết hợp với acid trong các pin nhiên liệu, tạo thành khí clo chết người, khiến thủy thủ đoàn nhiễm độc. Tờ Sing Tao Daily của Hong Kong nói, trong khi diễn tập tác chiến chống ngầm, con tàu chúi mũi xuống quá mức, dẫn đến việc rò rỉ nước.
Tuy vậy, giả thuyết được đa số chấp nhận cho đến nay, đăng tải trên tờ Wen Wei Po thân Bắc Kinh, cho biết thủy thủ đoàn chết ngạt vì nhiên liệu diesel dùng cho động cơ.
Tàu ngầm diesel-điện thường phải nổi lên khi sạc pin và lấy không khí. Trong trường hợp không muốn bị phát hiện, tàu ngầm vẫn có thể lặn dưới nước và sử dụng ống thông hơi để lấy không khí bên ngoài. Chiếc ống này được thiết kế để tự động đóng miệng lại nếu mực nước dâng lên quá cao.
Theo báo Wen Wei Po, tàu ngầm 361 có thể đang chạy động cơ diesel và sử dụng ống thông hơi thì mực nước dâng cao, khiến miệng ống đóng lại. Do trục trặc kỹ thuật, miệng ống sau đó không thể mở ra được nữa.
Vì một lý do nào đó, động cơ diesel trên tàu 361 đã không được tắt. Chính động cơ này đã đốt hết khí oxy trên tàu trong vòng 2 phút, khiến toàn bộ 70 người chết ngạt.
Quan chức Trung Quốc đến kiểm tra tàu ngầm số 361.
Thủy thủ trên tàu có lẽ đã cảm thấy choáng và thở dốc trong phút đầu tiên, đến phút thứ hai thì họ bắt đầu mất dần ý thức. Áp suất không khí âm cũng khiến cửa khoang tàu không mở được.
Một bài báo của Reuters đăng tải năm 2013 cũng đề cập lại giả thuyết này, đồng thời cho rằng khí thải có thể đã bị xả ngược trở lại thân tàu, khiến thảm kịch xảy ra.
Những sự cố gần đây của tàu ngầm San Juan (Argentina), vụ cháy tàu ngầm Kilo ở Vladivostok, hay vụ nước tràn vào tàu ngầm Arihant của Ấn Độ cho thấy tàu ngầm là thứ vũ khí đáng sợ nhất hành tinh, nhưng cũng rất nguy hiểm khi vận hành, dù không ở trong thời chiến.
Chỉ một sai sót nhỏ hay trục trặc kỹ thuật cũng khiến tàu ngầm thành mồ chôn thủy thủ đoàn dưới đáy biển.
Chỉ có các tiêu chuẩn cao về bảo trì, chế tạo và đào tạo thủy thủ mới có thể ngăn chặn những thảm họa tương tự xảy ra. Đó là điều mà hải quân Trung Quốc cần đặt lên hàng đầu, trong bối cảnh Bắc Kinh muốn mở rộng năng lực hải quân ra xa bờ hơn nữa, chuyên gia quân sự Sébastien Roblin nhận định.
Theo Danviet
Công nghệ tàu ngầm thông thường Mỹ vượt Nga 3 thập niên
Hải quân Mỹ là lực lượng được xếp hạng số 1 thế giới trong nhiều năm qua, ngoài tàu mặt nước thì đội tàu ngầm của họ cũng không có đối thủ.
Hải quân Mỹ hiện sở hữu trong tay gần 70 tàu ngầm hiện đại, từ những chiếc tàu ngầm chiến lược lớp Ohio cho tới tàu ngầm tấn công lớp Seawolf, Virginia... đều sở hữu sức mạnh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, chúng có độ ồn khi lặn cực nhỏ và vũ khí uy lực.
Một yếu tố nữa làm nên sức mạnh vô địch của hạm đội tàu ngầm Mỹ nằm ở việc tất cả chúng đều là tàu ngầm hạt nhân, có tầm hoạt động và thời gian lặn không bị giới hạn, chỉ phụ thuộc duy nhất vào lượng lương thực mang theo.
Nhờ nguồn sức mạnh to lớn dưới nước mà Hải quân Mỹ có thể hiện diện tại mọi điểm nóng trên khắp hành tinh với sức mạnh răn đe đáng nể.
Trước sự vượt trội của Mỹ, nhiều quốc gia khác trong đó đặc biệt là Nga lại xoáy vào việc Hoa Kỳ hiện không có tàu ngầm thông thường, cho rằng công nghệ của Mỹ thua kém, tuy nhiên theo một số chuyên gia nhận định trên thực ra hoàn toàn sai lầm.
Tàu ngầm diesel - điện lớp Barbel của Hải quân Mỹ là mẫu mực của tàu ngầm tấn công hiện đại với thiết kế hình giọt nước đi trước thời đại
Giữa thập niên 1950, Hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế tàu ngầm diesel-điện lớp Barbel, đây là lớp tàu ngầm đầu tiên được thiết kế với hình giọt nước tiên tiến, mẫu mực của các tàu ngầm tấn công hiện đại và cũng là người đi tiên phong trong việc bố trí "Trung tâm tấn công" bên trong thân tàu thay vì tháp chỉ huy.
Trong khi đó Liên Xô vẫn đang loay hoay với các thiết kế thu được từ tay phát xít Đức cho tới hết thập niên 1970, tàu ngầm thông thường của họ chẳng có gì khác biệt với thời chiến tranh thế giới thứ hai từ hình dáng bên ngoài cho tới độ ồn và rõ ràng là thua xa Barbel.
Phải sang tới thập niên 1980 thì Liên Xô mới chế tạo thành công tàu ngầm Kilo 877 với hình dáng và tính năng kỹ chiến thuật tiên tiến ngang ngửa với chiếc USS Barbel ra đời cách đó gần 30 năm.
Tàu ngầm thông thường lớp Romeo của Hải quân Liên Xô
Các tàu ngầm lớp Barbel của Hải quân Mỹ đã hoạt động tới tận thập niên 1990 mới nghỉ hưu, thành tựu và kinh nghiệm khai thác đã được người Mỹ áp dụng trên các thiết kế tàu ngầm hạt nhân của họ sau này.
Theo Chí Linh
Báo Đất việt
Bài học đẫm máu của biệt đội sát thủ Hàn Quốc 50 năm trước Sau thảm kịch đẫm máu do một biệt đội sát thủ gây ra cách đây 50 năm, quân đội Hàn Quốc nay cẩn trọng hơn khi xây dựng nhóm sát thủ mới nhằm đối phó với động tĩnh từ Triều Tiên Biệt đội 684 gồm những chiến sĩ thiện chiến của Hàn Quốc được thành lập năm 1968, sau cuộc đột kích của...