Thảm kịch ở Vũ Hán: Cái chết thương tâm của gia đình 4 người
Số phận thảm thương của gia đình một đạo diễn nổi tiếng của Trung Quốc một lần nữa làm dấy lên nghi vấn về chính sách buộc người dân phải nhốt mình trong nhà vào thời điểm dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán.
Tình cảnh tại bệnh viện Chữ Thập Đỏ Vũ Hán vào ngày 25.1 (Mùng Một Tết nguyên đán) – Ảnh: AFP/Getty
Đạo diễn Thường Khải của hãng phim Hồ Bắc đã qua đời vào ngày 14.2 do nhiễm virus Corona mới (nCoV) gây dịch COVID-19, hưởng dương 55 tuổi.
Trước đó, cha mẹ và chị của ông cũng lần lượt buông tay từ ngày 28.1 – 14.2 vì bệnh dịch quái ác, theo thông tin của tờ Tài Kinh hôm 17.2. Họ cùng sống trong một căn hộ ở Vũ Hán.
Bị buộc phải ở nhà vì thiếu giường bệnh
Đạo diễn quá cố Thường Khải – Ảnh: Weibo
Cái chết của gia đình đạo diễn Thường Khải là minh chứng cho thấy giới chức thành phố Vũ Hán có thể đã nhầm lẫn trong việc xử lý bệnh dịch ngay từ đầu bằng cách áp dụng chính sách cách ly theo từng hộ gia đình, vào thời điểm dịch CVOID-19 bùng phát dữ dội khiến các bệnh viện thiếu giường bệnh nghiêm trọng.
Chính sách vẫn tiếp tục được triển khai bất chấp quan ngại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
Tờ Tài Kinh dẫn lời giáo sư Trần Bác của Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung ở Vũ Hán cảnh báo việc cách ly tại gia có thể làm bùng nổ các ổ nhiễm trong cùng một ngôi nhà hoặc gây ra những vụ lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
[ VIDEO] 1.873 người tử vong vì dịch Covid-19, hơn 73.000 ca nhiễm toàn cầu
Điều này có thể khiến nhiều người chết hơn vì các ca nhiễm virus Corona mới diễn tiến nghiêm trọng trong trường hợp không được điều trị.
Mùng Một Tết đi kiếm giường bệnh cho cha
Một bạn học cũ của đạo diễn Thường Khải kể lại cha của ông đã xuất hiện các triệu chứng nhiễm virus Corona mới vào ngày 25.1, tức ngày Mùng Một Tết nguyên đán. Đạo diễn Thường dẫn cha đến một số bệnh viện ở Vũ Hán nhưng không một bệnh viện nào tiếp nhận vì đã quá tải. Ba ngày sau, người cha mất.
Thế nhưng, thảm kịch của gia đình ông chỉ mới bắt đầu. Vào ngày 2.2, đến lượt mẹ ông qua đời sau thời gian ngắn nhiễm virus Corona mới.
Cùng ngày, bác sĩ Chung Nam Sơn, nhà dịch tễ học hàng đầu của Trung Quốc, cảnh báo trên đài truyền hình về “mức độ nguy hiểm nghiêm trọng” khi các bệnh viện từ chối người bệnh vì thiếu giường.
Một trong những bệnh viện dã chiến được cấp tốc thành lập ở Vũ Hán sau thời gian thiếu giường bệnh trầm trọng – Ảnh: AFP/Getty
Cũng vào ngày 2.2, giới hữu trách Vũ Hán tuyên bố chấm dứt chính sách cách ly tại gia và bắt đầu phân chia các bệnh nhân thành nhóm xác nhận nhiễm virus, các ca còn nghi ngờ, người bị sốt và người có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm nCoV nhưng chưa thể hiện triệu chứng.
Tuy nhiên, sự thay đổi trên đã quá muộn cho gia đình đạo diễn Thường Khải. Vào ngày 14.2, sau khi ông qua đời vì dịch bệnh, vài giờ sau đến lượt chị ông cũng trút hơi thở cuối cùng.
[VIDEO] Hồ Bắc bị phong tỏa hoàn toàn vì dịch Covid-19
Theo một trong những bạn học của đạo diễn, trong những thời khắc cuối cùng của cuộc đời, ông Thường Khải đã dùng giấy bút kể lại cuộc tìm kiếm vô vọng của gia đình để có được giường bệnh cho người thân, nhưng cuối cùng thất bại, nỗi đau buồn khôn xiết vì cái chết của cha mẹ và tình trạng bệnh tật của bản thân.
“Tôi hy vọng thảm kịch này sẽ được điều tra đến tận gốc rễ để chúng ta có thể biết được đây là lỗi lầm của ai”, người bạn kết luận.
Theo Thanh niên
Nguy cơ suy thoái kinh tế vì dịch Covid-19
Không có dấu hiệu ngừng lại, đợt bùng phát dịch Covid-19 do virus corona chủng mới (nCoV), hậu quả từ việc đóng cửa các nhà máy Trung Quốc khiến nền kinh tế Nhật Bản và Singapore có nguy cơ suy thoái.
Số ca dương tính với Covid-19 do virus corona chủng mới (nCoV) tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc tiếp tục tăng.
Nhà chức trách tỉnh Hồ Bắc xác nhận có 2.000 ca nhiễm nCoV mới và 100 ca tử vong mới trong ngày 16.2 dù lệnh hạn chế đi lại mới được áp dụng quyết liệt.
Nhà chức trách áp dụng lệnh cấm đi lại trong toàn tỉnh. Ít nhất 48 thành phố áp dụng quy định đóng cửa mới, theo đó cư dân các tòa nhà hoặc khu dân cư phải đăng kí để được phép ra vào.
Trong khi đó, Singapore xác nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt, đã có 67 ca nhiễm tại đảo quốc này.
Singapore cũng giảm triển vọng kinh tế của năm 2020. Cùng với Singapore, Nhật Bản phải đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế vì ảnh hưởng của virus corona.
Nhật Bản có nguy cơ suy thoái kinh tế vì dịch Covid-19. - Ảnh: Reuters
Khoảng 400 công dân Mỹ bị cách ly gần 2 tuần trên du thuyền Diamond Princess đã về nhà trên chuyến bay hồi hương hôm 16.2. Du thuyền này là "ổ dịch" lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, hiện đã có 454 ca nhiễm nCoV.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện quốc gia về Dịch bệnh lây nhiễm và dị ứng Mỹ (NIAID) cho biết các công dân Mỹ dương tính với Covid-19 không được về nước:
"Họ sẽ được chữa trị tại các bệnh viện ở Nhật Bản. Những người có triệu chứng sẽ không được lên máy bay di tản. Những người khác sẽ ngay lập tức được sơ tản tới các căn cứ không quân tại Mỹ. Nếu bắt đầu thể hiện triệu chứng trên chuyến bay, họ sẽ được cách ly trên máy bay. Khi đến Mỹ, quan trọng là họ vẫn sẽ buộc phải bị cách ly trong vòng 14 ngày"
Một du thuyền khác: MS Westerdam được phép cập bến Campuchia. Tuy nhiên, nữ du khách người Mỹ 83 tuổi đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 khi bà đến Malaysia.
Theo Thanh niên
Tổng giám đốc WHO: Mọi kịch bản về bùng phát Covid-19 vẫn để ngỏ Dữ liệu mới nhất do Trung Quốc cung cấp cho thấy số người nhiễm Covid-19 (nCoV) mới giảm, song mọi kịch bản về bùng phát dịch bệnh vẫn để ngỏ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 17/2. Đề cập đến sự suy giảm rõ rệt số lượng các trường hợp nhiễm mới của dịch bệnh Covid-19 (nCoV) trong những...