Thảm kịch bóng đá Indonesia được dự báo từ trước
Trận derby Đông Java giữa Arema và Persebaya Surabaya được xem như một trong những cuộc đối đầu căng thẳng nhất bóng đá Indonesia từ trước đến nay.
Cảnh bạo loạn tại sân vận động Kanjuruhan tối 1/10. Ảnh: Reuters.
Thảm kịch khiến 125 người chết (thống kê đến chiều 2/10) sau trận đấu giữa Arema FC vs Persebaya Surabaya ở vòng 11 giải Liga 1 (VĐQG Indonesia) vốn được dự báo từ trước, khi cổ động viên hai đội vốn có mối thù sâu sắc với nhau.
Ngay cả khi Liga 1 chỉ mới trải qua giai đoạn đầu và cả hai CLB cũng không nằm ở thế đua vô địch hay trụ hạng, trận derby Tây Java vẫn rất nóng.
Mối thù truyền kiếp
Năm 2014, hai người dân Indonesia bị hành hung trên đường đến xem trận đấu giữa Persebaya Surabaya và Arema, chỉ vì họ mang biển số từ một khu vực khác. “Chiếc xe máy của chúng tôi bị đập nát, thậm chí những kẻ quá khích còn tấn công các xe hơi và những phương tiện không thuộc biển số của khu vực Tây Java”, một thanh niên tên Ahmad Ghozali kể lại. “Chúng tôi chỉ đến xem trận đấu, chứ không thuộc bất cứ hội nhóm nào của Persebaya Surabaya hay Arema”.
Thậm chí ngay cả các cảnh sát giao thông của thành phố Surabaya, nơi CLB Persebaya Surabaya đóng quân, được cho đã có những hành động bạo lực nhằm các cổ động viên Arema, đến từ thành phố Malang. Điều đó cho thấy sự quá khích từ các cổ động viên hâm mộ Persebaya Surabaya và Arema. Sự cuồng nhiệt đôi khi đến mức bạo lực từ lâu được xem là một thuộc tính của người hâm mộ bóng đá Indonesia.
Video đang HOT
Mối thù giữa cổ động viên Persebaya Surabaya và Arema bắt nguồn từ một sự kiện ca nhạc vào ngày 23/1/1990, khi cổ động viên của hai đội cùng đến xem. Trong 30 phút đầu tiên của buổi biểu diễn, các Bonek – biệt danh của những người ủng hộ Persebaya Surabaya, đã rất tức giận vì khu vực phía trước sân khấu bị chiếm lĩnh bởi các cổ động viên đến từ Malang, những người liên tục hét lên “Arema”.
Vào thời điểm đó, buổi biểu diễn được tổ chức ở Surabaya, khu vực các Bonek chiếm đa số. Các cổ động viên Persebaya Surabaya xem đó như một lời thách thức. Hai buổi biểu diễn ca nhạc ở Đông Java sau đó cũng ghi nhận các một cuộc ẩu đả.
Mọi chuyện tiếp tục kéo dài trong những năm sau. Nhiều cổ động viên Persebaya Surabaya lâu đời nói rằng xung đột giữa hai bên xuất phát từ sự “ghen tị” của các Aremania (biệt danh của những người ủng hộ Arema).
Ở thời điểm đó, Persebaya Surabaya đang là một trong những đội bóng mạnh và giàu truyền thống nhất Indonesia, trong khi Arema chỉ mới trỗi dậy trong vòng một thập niên trở lại đây. Arema được xem như đội bóng của giới bình dân ở Đông Java, trong khi Persebaya Surabaya vốn nhận sự ủng hộ từ chính quyền và tầng lớp thượng lưu.
Surabaya được biết đến là nơi sinh của Tổng thống đầu tiên của Indonesia, Sukarno. Một số người Indonesia thậm chí gọi đây là “thành phố anh hùng” do tầm quan trọng của trận Surabaya, một trong những trận đánh được xem như bước ngoặt giúp xứ vạn đảo độc lập vào thế chiến 2. Trong khi đó, thành phố Malang, nơi tọa lạc của CLB Arema cũng có quy mô dân số lớn thứ nhì tỉnh Đông Java.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Trước trận đấu giữa Arema và Persebaya Surabaya mùa này, ban tổ chức Liga 1 được cho là đã họp bàn công tác an ninh với cảnh sát địa phương. Song, điều đó không thể ngăn thảm kịch vẫn xảy ra. Trách nhiệm rõ ràng thuộc về những người điều hành của bóng đá Indonesia và chính quyền địa phương.
Cổ động viên Arema và Persebaya có mối thù truyền kiếp xuất phát từ 3 thập niên trước. Ảnh: Reuters.
Arema thua Persebaya 2-3 trong trận đấu đầy kịch tính. Nhưng ở ngoài sân cỏ, điều kinh hoàng xảy ra. Các CĐV Arema cũng không vô can trong sự cố kể trên, khi họ tỏ ra quá khích vì chứng kiến đội nhà nhận thất bại. Nhiều người vượt hàng rào lao xuống sân đe dọa cầu thủ Persebaya.
Số người hâm mộ quá khích tràn xuống sân đông khiến lực lượng an ninh và cảnh sát phải sử dụng đến hơi cay. Truyền thông Indonesia khẳng định khi sự cố bạo động xảy ra, việc cảnh sát bắn hơi cay về phía khán đài là nguyên nhân khiến hàng chục nghìn khán giả hốt hoảng tháo chạy.
Một vài nguồn tin khác của báo chí Indonesia cho biết sân Kanjuruhan, nơi tổ chức trận đấu, vốn có sức chứa hơn 40.000 chỗ ngồi. Nhưng ban tổ chức trận đấu (thuộc về CLB Arema) vẫn cho phép số lượng cổ động viên vượt quá mức quy định vào sân.
Bộ đôi ngôi sao tuyển Indonesia nhận cái 'kết đắng' ở châu Âu
Witan Sulaeman của đội tuyển Indonesia bị CLB Lechia Gdansk thanh lý hợp đồng sớm 1 năm dù anh chưa ra sân phút nào tại giải Ba Lan, trong khi Egy Maulana cũng đang bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp tương tự.
Witan Sulaeman thất nghiệp tại châu Âu khi bị CLB chủ quản thanh lý hợp đồng.
Witan Sulaeman là một trong những thần đồng của bóng đá Indonesia. Khi 19 tuổi, anh đã trở thành trụ cột U23 Indonesia và nhanh chóng lọt vào mắt xanh của HLV Shin Tae-yong để rồi được triệu tập lên đôi tuyển quốc gia ngay sau đó.
Khác với các bậc đàn anh đi trước chỉ chơi bóng trong nước, Witan Sulaeman lựa chọn xuất ngoại từ rất sớm để phát triển bản thân. Tuy nhiên, mới đây tiền vệ tới từ xứ vạn đảo đã phải nhận cái kết đắng tại trời Âu.
Cụ thể Witan Sulaeman đã bị CLB chủ quản Lechia Gdansk (Ba Lan) thanh lý hợp đồng sớm 1 năm. Thậm chí, ngôi sao của ĐT Indonesia còn chưa ra sân bất cứ trận đấu nào cho đội chủ sân Energa Gdansk.
Witan Sulaeman không được Lechia Gdansk trọng dụng và đem cho Senica tại giải VĐQG Slovakia mượn. Tại Senica, dù Witan Sulaeman thi đấu khá ấn tượng, tuy nhiên tiền đạo này muốn trở về Ba Lan để khoác áo Lechia Gdansk. Do không thể tìm được tiếng nói chung nên hai bên chính chức đường ai nấy đi.
Bên cạnh Witan Sulaeman, một trụ cột khác của ĐT Indonesia là Egy Maulana cũng đang bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp tương tự khi vẫn đang làm bạn với chấn thương và không được đội bóng chủ quản trọng dụng và sớm nói lời chia tay. Cả 2 ngôi sao đều nhận được rất nhiều lời mời gọi từ quê nhà, tuy nhiên Sulaeman và Egy đều bày tỏ mong muốn sẽ ở lại châu Âu.
Liên quan tới bóng đá Indonesia, hiện Liên đoàn bóng đá nước này vẫn đang đẩy mạnh việc gia nhập Liên đoàn bóng đá Đông Á. Điều này đã khiến người hâm mộ Indonesia nổi giận, liên tục kêu gọi PSSI phải rời khỏi AFF để gia nhập Liên đoàn Bóng đá Đông Á (EAFF).
Trong cuộc gặp gỡ báo chí hôm 19/7, Chủ tịch PSSI Mochamad Iriawan thẳng thừng tuyên bố: "Chúng tôi đã liên lạc với EAFF thông qua tổng thư ký của họ. Tôi hy vọng phía họ sẽ vui vẻ chấp thuận cho chúng tôi gia nhập".
Tuy nhiên, ngay lập tức hành động của PSSI đã bị các chuyên gia bóng đá Indonesia chỉ trích. Nhà quan sát bóng đá Indonesia Mohamad Kusnaeni nói với CNN Indonesia: "Suy nghĩ và lời nói của cư dân mạng không ai có thể kiểm soát được. Nhưng PSSI thì khác, họ là một tổ chức lớn và lâu đời, đừng suy nghĩ một cách ấu trĩ".
Ông Mohamad Kusnaeni còn nói thêm: "PSSI không nên đưa ra những tuyên bố hấp tấp và thiếu thận trọng. Với tư cách là một tổ chức lớn, họ phải phát biểu chín chắn. Không nên đưa ra những ý kiến lung tung, gây chia rẽ giữa những người hâm mộ".
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cùng ủng hộ Indonesia rời AFF để gia nhập LĐBĐ Đông Á? Tờ báo Indonesia cho rằng một số quốc gia có thể ủng hộ việc Indonesia rời AFF gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Kịch bản LĐBĐ Indonesia (PSSI) rút khỏi AFF để gia nhập LĐBĐ Đông Á (EAFF) vẫn đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ dư luận xứ Vạn đảo. Mới đây, tờ Indosport đăng bài viết với quan...