Thăm kho vũ khí khổng lồ trong Bảo tàng St. Petersburg (1)
Bảo tàng lịch sử quân sự St. Petersburg hiện là nơi lưu giữa hàng trăm loại vũ khí tối tân lớn, nhỏ được chế tạo dưới thời Liên Xô.
Bảo tàng này có tên gọi đầy đủ là Bảo tàng Lịch sử quân sự pháo binh, công binh, thông tin nằm tại thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga (hoặc chỉ gọi đơn giản là Bảo tàng pháo binh). Đây là nơi trưng bày khối lượng vũ khí tối tân khổng lồ được chế tạo suốt hàng chục năm dưới thời Liên Xô.
Đập vào mắt người xem khi lần đầu tới thăm bảo tàng là dàn đại pháo lớn, nhỏ đặt ở bên ngoài trời. Ảnh: Xe chiến đấu 9A52 của tổ hợp pháo phản lực hạng nặng 9K58 Smerch, trang bị giàn phóng 12 nòng 300mm bắn các viên đạn rocket đi xa 70-90km. Dù ra đời dưới thời Liên Xô, nhưng hiện nay Smerch vẫn là pháo phản lực phóng loạt uy lực nhất của nước Nga hiện tại.
Ảnh chụp đằng sau xe chiến đấu 9P140 và xe tiếp đạn của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt hạng nặng 9K57 Uragan đạt tầm bắn tối đa 35km, đạn rocket cỡ 220mm.
Xe chiến đấu 9P149 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K114 Shturm-S. Phần giá phóng tên lửa được “giấu bên trong” đuôi xe bọc thép MT-LB kèm cơ cấu nâng hạ. Tên lửa đạt tầm bắn 400m tới 5.000m, dùng hệ dẫn đường lái bán tự động qua tín hiệu vô tuyến.
Video đang HOT
Xe chiến đấu 9P137 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K8P Phleyta, trang bị các đạn tên lửa chống tăng 3M11 (hay còn được gọi là AT-2) đạt tầm bắn từ 500m tới 2,5km.
Xe chiến đấu 9P148 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K111-1 Konkurs, trang bị đạn tên lửa 9M113 đạt tầm bắn từ 70m tới 4km, dùng hệ dẫn đường lái bán tự động dẫn qua dây.
Xe chiến đấu 9P110 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K11 Malyutka có thể hạ mục tiêu ở cự ly 500m tới 3km.
Pháo tự hành hạng nặng 2S5 Giatsint-S trang bị nòng pháo 2A36 152mm đạt tầm bắn khoảng 30,5km.
Lựu pháo tự hành 2S1 Gvozdika trang bị pháo 2A18 122mm đạt tầm bắn hiệu quả 15,3km.
Lựu pháo tự hành 2S3 Akatsiya trang bị pháo D-22 152,4mm đạt tầm bắn hiệu quả 18,5km.
Đại pháo tự hành 2S7 Pion – một trong những khẩu pháo lớn nhất thời kỳ chiến tranh Lạnh, trang bị nòng pháo 203mm 2A44 đạt tầm bắn tối đa 37,5km.
Pháo tự hành hạng nặng hiện đại 2S19 Msta-S – ra đời cuối thời Liên Xô, tới ngày nay nó đang phục vụ rộng rãi trong lực lượng vũ trang Liên bang Nga. Msta-S sử dụng khung gầm cơ sở tăng T-80, dùng động cơ T-72, trang bị pháo 2A65 152mm đạt tầm bắn 25-36km tùy biến thể đạn.
Cối tự hành 2S9 Nona được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe bọc thép BTR-D, trang bị súng cối 2A60 120mm.
Theo_Kiến Thức
Nga sắp nhận tên lửa chống tăng Metis-M1 cực mạnh
Tổ hợp tên lửa chống tăng Metis M1 có khả năng tiêu diệt bất kỳ loại xe tăng chiến đấu nào hiện có trên thế giới với tầm bắn 80m đến 2km.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Metis-M1 có khả năng tiêu diệt bất kỳ loại xe tăng chiến đấu nào hiện có trên thế giới với tầm bắn 80m đến 2km.
Army Recognition dẫn lời người đứng đầu Cục thiết kế chế tạo khí cụ KBP Oleg Yastrebov cho hay, Quân đội Nga có thể sẽ được trang bị thêm một biến thể nâng cấp mới của tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M là Metis-M1.
Cũng theo Yastrebov, hiện tại KPB đang chuẩn bị các bước cần thiết trước khi chính thức chuyển giao các tổ hợp tên lửa chống tăng Metis-M1 cho Quân đội Nga.
Nguồn tin cho biết, trong các đợt thử nghiệm gần đây tổ hợp tên lửa chống tăng Metis-M1 dành được sự đánh giá khá cao các chuyên gia quân sự.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Metis-M1 do KBP phát triển.
Theo đại diện của Cục thiết kế KBP, Metis-M1 có tầm bắn và khả năng xuyên giáp tốt hơn do với Metis-M. Nó được thiết kế để có thể xuyên phá được bất cứ hệ thống giáp bảo vệ của bất kỳ dòng xe tăng nào trên thế giới, trong khi đó trọng lượng cơ bản của toàn bộ tổ hợp này được cắt giảm đáng kể so với phiên bản trước đó.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Metis-M1 có tầm bắn hiệu quả khoảng 2km và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết bất kể ngày hay đêm, nó có thiết kế đơn giản dễ vận hành và một lợi thế nữa giá thành của loại tên lửa chống tăng này tương đối thấp. Ngoài Quân đội Nga hiện tại Metis-M1 cũng được xuất khẩu cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Về mặt lý thuyết Metis-1M được thiết kế để tiêu diệt bất cứ mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực hiện nào vốn được trang bị hệ thống giáp bảo vệ đa lớp, cũng như xe bọc thép hay công sự phòng thủ của đối phương. Nó có tầm bắn từ 80m đến 2km và có thể xuyên giáp phản ứng nổ và lớp vỏ thép cán có độ dày từ 900mm-950mm.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Không quân Nga cần dè chừng vũ khí nào của IS? Tên lửa vác vai, pháo phòng không là những thứ vũ khí tối tân của IS có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu của Không quân Nga. Dù các máy bay chiến đấu Su-30SM, Su-34, Su-24M2, Su-25SM mà Nga triển khai ở Syria đều thuộc hàng cực kỳ hiện đại, tùy nhiên chúng không phải là thứ vũ khí không thể...