Thâm hụt thương mại Mỹ tăng kỷ lục trong tháng Sáu
Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 6 đã tăng lên mức kỷ lục 75,7 tỷ USD – dấu hiệu phản ánh chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần khôi phục sau thời gian gián đoạn do COVID-19.
Các container hàng hóa tại PortMiami ở Miami. (Ảnh AP)
Kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu công nghiệp tăng mạnh đã khiến thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 6/2021 tăng lên mức kỷ lục 75,7 tỷ USD.
Đây là dấu hiệu phản ánh chuỗi cung ứng toàn cầu đang dần khôi phục sau thời gian gián đoạn do đại dịch COVID-19.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 5/8 cho thấy chênh lệnh trong cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ trong tháng 6/2021 đã tăng thêm 4,6 tỷ USD lên tổng cộng 75,7 tỷ USD, tức tăng khoảng 7% so với tháng trước đó.
Con số này cũng cao hơn dự báo trước đó và biến tháng 6/2021 trở thành tháng có mức thâm hụt thương mại cao nhất từ trước tới nay.
Video đang HOT
Cụ thể, kim ngạch hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của Mỹ tăng 6 tỷ USD, trong đó hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu và vật tư công nghiệp như sắt, thép, hóa chất,…
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong tháng Sáu cũng tăng, song chỉ tăng khoảng 1,2 tỷ USD so với tháng Năm.
Hiện, Mỹ – nền kinh tế số 1 thế giới, đã mở cửa trở lại và có sự phục hồi nhanh hơn so với các nền kinh tế lớn khác, nhưng các doanh nghiệp nước này vẫn đang phải nỗ lực để có được nguồn cung ổn định các nguyên liệu đầu vào.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ , thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống còn 27 tỷ USD, mức thâm hụt này giữa Mỹ với Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Nhật Bản đều tăng khoảng 1 tỷ USD.
'Tắc nghẽn kênh Suez' ở Thâm Quyến
Nếu câu chuyện siêu tàu Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez hồi tháng 3 là một biến cố, thì tình trạng tắc nghẽn ở cảng Diêm Điền là minh chứng cho thấy tác động của đại dịch COVID-19 đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến - Ảnh: REUTERS
Diêm Điền là một bến cảng lớn, tọa lạc ở đặc khu Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Tình trạng ùn ứ ở Diêm Điền đang khiến giới vận tải biển lo lắng, trong bối cảnh cao điểm vận tải các tháng hè đang tới gần và quá trình hồi phục kinh tế hậu đại dịch đang tăng tốc.
Ảnh hưởng lan rộng
Hoạt động của cảng Diêm Điền đã chững lại sau khi chính quyền phát hiện một số ca COVID-19 tại đây vào hôm 21-5. Báo New York Times (Mỹ) cho biết Thâm Quyến đã yêu cầu xét nghiệm 5 lần đối với toàn bộ 230.000 dân sinh sống gần cảng Diêm Điền. Bất cứ tiếp xúc nào giữa nhân viên cảng và thủy thủ đều bị cấm. Ngoài ra, Thâm Quyến đã yêu cầu các nhân viên cảng phải đến sống tại 216 cơ sở dã chiến tại các bến cảng thay vì về nhà mỗi ngày.
Theo Thời báo Hoàn Cầu , Diêm Điền chịu trách nhiệm 1/3 hoạt động ngoại thương của tỉnh Quảng Đông và 1/4 xuất khẩu từ Trung Quốc tới Mỹ.
Tính đến ngày 21-6, cơ quan quản lý cảng cho biết Diêm Điền đã khôi phục 70% công suất và có thể hồi phục hoàn toàn vào cuối tháng 6. Oneshipping, một nhà cung cấp dữ liệu hậu cần của Trung Quốc, ghi nhận hơn 300 chuyến hàng tại Diêm Điền đã bị hủy bỏ, chuyển sang các tuyến vận tải khác hoặc chuyển hướng đến các cảng khác.
Hiệp hội vận tải biển quốc tế Bimco hồi tuần trước ước tính sự đình trệ này đã ảnh hưởng khoảng 1 triệu TEU. Container 20 feet, tương đương 1 TEU, là tiêu chuẩn tham chiếu để mô tả khả năng chứa của tàu/bến container.
New York Times ghi nhận hàng dài các tàu container đang chờ chở hàng đến Bắc Mỹ, châu Âu và các nơi khác đã phải neo đậu ngoài khơi Thâm Quyến và Hong Kong do phải đợi tới 16 ngày để cập cảng Diêm Điền.
Nhiều nhà xuất khẩu phải tìm cách thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn ở Diêm Điền. Các tàu nhỏ có cần cẩu đã hoạt động hết công suất để chuyển các container hàng từ bến của các nhà máy gần sông Châu Giang tới các tàu lớn ở Hong Kong.
Hãng vận tải Maersk thông báo 19 chuyến hàng của họ đã bị ảnh hưởng vì tình trạng ở Diêm Điền chỉ trong tuần này, tương tự với Hãng Hapag-Lloyd, chuyên trang SupplyChainDive đưa tin hôm 22-6.
Các cảng khác vạ lây
Ngay cả khi nhiều công nhân và các bến container tại đây đã quay trở lại làm việc, tình trạng tắc nghẽn của Diêm Điền vẫn đang là gánh nặng của các cảng khác như Shekou và Chiwan ở Thâm Quyến, Nam Sa ở Quảng Châu và đặc khu Hong Kong.
Theo Thời báo Hoàn Cầu , cảng Nam Sa đã phải xử lý thêm 38 tàu để đảm bảo dòng chảy ngoại thương ở phía nam Trung Quốc không đứt đoạn. "Bến tàu container đã trở nên bận rộn hơn, gây áp lực lên việc vận hành cảng cũng như kéo theo tình trạng ùn tắc ở một số đường vào cảng", cơ quan quản lý cảng Nam Sa nói.
Phía cơ quan quản lý cảng cũng cho biết các chuyến hàng đang ngày một nhiều thêm và năng suất của cảng đã giảm 20%.
Tình trạng tắc nghẽn cũng đẩy chi phí vận tải biển lên cao. Nhà sáng lập của Oneshipping, ông Zhong Zhechao, nói các hãng vận tải biển từ Á sang Âu tiêu tốn 20.000USD cho mỗi container có dung tích 63,48m 3 , tăng khoảng 1.000% so với một năm trước. Chi phí chuyển một container tới Mỹ đã tăng vọt lên gần 17.000USD.
"Việc tồn đọng hàng hóa ở các cảng phía nam Trung Quốc đang rất nghiêm trọng vì các lô hàng cũ phải chờ đợi, trong khi hàng mới vẫn cập cảng. Các cảng Shekou và Nam Sa đã hoạt động hết công suất" - nhà sáng lập của Oneshipping cho biết. Chuyên gia này cũng cảnh báo lượng hàng hóa tồn đọng tại các cảng phía nam Trung Quốc có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn so với tắc nghẽn kênh đào Suez.
Nhìn xa hơn, ông Zhong lo ngại mùa cao điểm sắp tới vào tháng 8 và 9 sẽ khiến tình hình phức tạp hơn đối với toàn ngành. "Tôi lo lắng cho ngành vận tải biển toàn cầu trong nửa cuối năm nay, nếu việc phục hồi diễn ra chậm chạp. Điều đó có thể đe dọa nguồn hàng dự trữ cho ngành bán lẻ tại Mỹ và châu Âu, khi các cửa hàng bắt đầu phải chuẩn bị cho Giáng sinh" - ông nhận định.
Ảnh hưởng bởi Covid-19, Ấn Độ ghi nhận mức thâm hụt thương mại lớn trong tháng 4/2021 Do lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được áp đặt hồi cuối tháng 3 năm ngoái để ngăn chặn đại dịch Covid-19, Ấn Độ ghi nhận mức thâm hụt thương mại 98,55 tỷ USD. Lệnh phong tỏa chống Covid-19 hồi tháng 3 đã khiến Ấn Độ ghi nhận mức thâm hụt thương mại lớn trong tháng 4/2021. (Nguồn: Economic Times) Bộ Công Thương Ấn...