Thâm hụt thương mại Mỹ tăng cao nhất trong hơn 14 năm qua
Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 11/2020 đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 14 năm qua, chủ yếu do các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu để bổ sung hàng tồn kho, bù đắp cho sự gia tăng xuất khẩu.
Hàng hóa được xếp tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 7/1 cho thấy trong tháng 11 vừa qua, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng 8% lên 68,1 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 8/2006. Mức thâm hụt dự báo được các nhà kinh tế đưa ra là 65,2 tỷ USD, tăng so với mức thâm hụt 63,1 tỷ USD trong tháng 10.
Cụ thể, trong tháng 11, kim ngạch nhập khẩu tăng 2,9% lên 252,3 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng 1,2% lên 184,2 tỷ USD.
Các chuyên gia dự báo nền kinh tế Mỹ có thể đã tăng trưởng khoảng 5% trong quý IV/2020 so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ đầu tư hàng tồn kho. Trước đó, nền kinh tế đầu tàu thế giới đã tăng trưởng ở mức cao kỷ lục 33,4% trong quý III sau khi giảm xuống 31,4% trong quý II, mức giảm sâu nhất kể từ khi các số liệu được thu thập vào năm 1947.
Video đang HOT
Theo Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), mặc dù nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ, song sản lượng chế tạo tại Mỹ vẫn thấp hơn khoảng 3,8% so với mức trước đại dịch. Điều đó có thể tiếp diễn trong một thời gian nữa vì làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới vẫn tiếp tục gây cản trở cho người lao động và chuỗi cung ứng.
Mỹ cắt giảm một nửa liều vắcxin để tiêm cho nhiều người hơn?
Các quan chức liên bang Mỹ đang thảo luận với Moderna để tiêm một nửa của mỗi liều trong phác đồ tiêm chủng 2 liều vắc xin COVID-19, nhằm tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cho người dân và sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.
Một lọ vắc xin COVID-19 của hãng Moderna tại một bệnh viện ở bang New York, Mỹ ngày 21-12-2020 - Ảnh: REUTERS
Ông Moncef Slaoui, cố vấn trưởng chiến dịch vắc xin thần tốc (Warp Speed) của chính quyền Tổng thống Donald Trump, ngày 3-1 khẳng định có bằng chứng rằng việc tiêm một nửa mỗi liều vắc xin của Moderna trong phác đồ tiêm chủng 2 liều ở những người trong độ tuổi từ 18-55 cũng tạo "phản ứng miễn dịch" tương tự như tiêm liều 100microgram theo khuyến nghị của hãng dược.
"Chúng tôi sẽ dựa vào dữ liệu thực tế để tiêm chủng cho nhiều người hơn. Dĩ nhiên chúng tôi cũng sẽ tiếp tục sản xuất thêm nhiều liều vắc xin nữa" - ông Slaoui nói với Đài CBS .
Quyết định cuối cùng về vấn đề này vẫn nằm trong tay Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ. Hiện tại, Moderna và FDA vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận gì liên quan đến phát ngôn của cố vấn trưởng chiến dịch vắc xin thần tốc, theo hãng tin Reuters.
Ông Slaoui đưa ra phát biểu trên trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về việc chậm phân phối vắc xin COVID-19 so với dự kiến ban đầu. Chính quyền ông Trump đã không đạt được mục tiêu đề ra là tiêm chủng cho 20 triệu người Mỹ trước cuối năm 2020.
Tờ Politico cho biết đến nay Mỹ chỉ mới tiêm chủng liều đầu tiên của vắc xin COVID-19 cho hơn 4 triệu người. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ thông báo đã phân phối 13 triệu liều nữa đến các bang của nước Mỹ.
Trong khi đó, bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu Mỹ, cảnh báo rằng chính phủ không nên điều chỉnh liều lượng hay thời gian tiêm chủng dùng trong các thí nghiệm lâm sàng.
"Chúng ta biết khoa học nói với chúng ta điều gì. Do đó, theo cảm nhận của tôi, hãy thực hiện theo đúng cách các thí nghiệm lâm sàng đã diễn ra. Tuy nhiên, cần làm hiệu quả hơn khi áp dụng trong thực tế" - bác sĩ Fauci nhận định.
Bác sĩ Fauci cũng đang làm việc với các thống đốc bang để tăng cường năng lực tiêm chủng ở địa phương. FDA đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 2 loại vắc xin COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna.
Các quan chức liên bang nhận định Mỹ sẽ cần phải tiêm chủng cho khoảng 80% dân số để đạt được miễn dịch cộng đồng và ngăn virus corona tiếp tục lây lan trên toàn quốc.
Tính đến sáng 4-1 theo giờ Việt Nam, Mỹ đã ghi nhận hơn 20,4 triệu ca COVID-19 và hơn 350.000 ca tử vong.
Tuần trước, các quan chức y tế Anh đã gây sốc khi cho phép tiêm 2 loại vắc xin COVID-19 trên cùng một người. Theo hướng dẫn mới của Anh, một người được phép tiêm mũi đầu khác hãng sản xuất với mũi thứ hai nhưng chỉ trong trường hợp cần thiết.
Một số chuyên gia y tế thế giới đã lo ngại trước hướng dẫn mới ở Anh, cho rằng các quan chức Anh đã bỏ qua bằng chứng khoa học và chỉ tập trung để giải quyết tình hình lộn xộn trước mắt do ca nhiễm tăng nhanh ở nước này.
Ấn Độ cấm xuất khẩu vaccine COVID-19 Hôm 3/1, người đứng đầu viện Huyết thanh của Ấn Độ cho biết nước này sẽ cấm xuất khẩu vaccine COVID-19 của đại học Oxford-AstraZeneca trong vài tháng. Trước tình trạng các quốc gia giàu có dự trữ hầu hết các loại vaccine COVID-19 được sản xuất trong năm nay, nguồn cung cấp vaccine chủ yếu cho các nước đang phát triển sẽ...