Thâm hụt ngân sách năm 2024 của Mỹ lên mức cao thứ 3 trong lịch sử
Bộ Tài chính Mỹ ngày 18/10 công bố báo cáo ghi nhận mức thâm hụt ngân sách của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã lên đến 1.833 tỷ USD trong năm tài chính 2024, tăng so với mức thâm hụt của năm 2023 (1.695 tỷ USD) do chi tiêu nhiều hơn, trong đó có việc trả lãi cho nợ công.
Trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, tổng mức thâm hụt đã tăng thêm 138 tỷ USD trong năm tài chính 2024 – được tính từ ngày 1/10/2023 đến 30/9/2024. Đáng chú ý, nợ công vẫn là mối quan tâm chính của cử tri Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, năm tài chính 2024 đánh dấu mức thâm hụt cao thứ ba trong lịch sử “Xứ cờ hoa”, chỉ sau 2 năm 2021 và 2020. Báo cáo cho biết trả lãi cho nợ công đã tăng gần 30%, phần lớn là do lãi suất cao hơn.
Video đang HOT
Trong khi đó, sự gia tăng nguồn thu ngân sách trong năm tài chính vừa qua chủ yếu là do thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp được tăng thêm, cùng với các lĩnh vực khác.
Chia sẻ với báo giới khi công bố số liệu ngân sách mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đã duy trì đà hồi phục trong năm 2024. Trong khi đó, Bộ Tài chính Mỹ khẳng định mức thâm hụt ngân sách trong năm tài chính 2024 thấp hơn 76 tỷ USD so với ước tính được công bố hồi tháng 3.
Tính theo phần trăm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức thâm hụt ngân sách của Mỹ là 6,4%, cao hơn so với con số 6,2% của năm tài chính 2023.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ loại trừ khả năng kinh tế nước này suy thoái
Ngày 17/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen khẳng định Mỹ đã đạt tiến bộ trong cuộc chiến chống lạm phát, đồng thời loại trừ khả năng nền kinh tế hàng đầu thế giới này rơi vào cảnh suy thoái.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: AFP/TTXVN
Trao đổi với Bloomberg TV, Bộ trưởng Yellen cho rằng nền kinh tế Mỹ đang đi đúng hướng trong cuộc chiến chống lạm phát, trong khi thị trường lao động duy trì được đà phát triển. Bà nhận định tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể đã giảm tốc, nhưng thị trường lao động vẫn ổn định. Theo bà, dữ liệu mới nhất về lạm phát là tín hiệu đáng khích lệ nên chưa có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái.
Dữ liệu do Chính phủ Mỹ công bố tháng trước cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý I của nước này đã tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn so với ước tính 1,3% trước đó, song vẫn thấp hơn mức 2,6% ghi nhận vào quý IV/2022.
Liên quan các vấn đề kinh tế với Trung Quốc, Bộ Trưởng Yellen cho biết khó có khả năng Washington sẽ cắt giảm thuế quan như một phần biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương với Bắc Kinh. Lý giải về điều này, bà cho biết nguyên nhân khiến Chính phủ Mỹ quyết định áp thuế cao hơn với Trung Quốc vào thời điểm đó đến nay vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Do đó, Chính phủ Mỹ cần phải đánh giá thực tế hiệu quả của chính sách này sau 4 năm áp dụng trước khi đi đến quyết định mới.
Năm 2019, chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump quyết định áp thuế bổ sung 10% đối với số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc, khiến cuộc cạnh tranh thương mại giữa hai bên thêm căng thẳng.
Bộ trưởng Yellen nhấn mạnh các hạn chế công nghệ nhằm vào Trung Quốc là nhằm giải quyết những lo ngại về an ninh quốc gia. Bà cho hay thời gian tới, Chính phủ Mỹ có khả năng ban hành thêm sắc lệnh hạn chế về đầu tư nước ngoài, song "những hạn chế này sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực thiết bị bán dẫn, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo". Bà nêu rõ hạn chế chỉ thu hẹp trong một số lĩnh vực nên sẽ không ảnh hưởng đến đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc nói chung. Theo Bộ trưởng Yellen, có khả năng biện pháp hạn chế như vậy được thực thi song chính phủ sẽ đảm bảo tham vấn đầy đủ và tiếp nhận các ý kiến đóng góp của người dân.
Đầu tháng 7, Bộ trưởng Yellen đã có chuyến thăm Bắc Kinh nhằm cải thiện quan hệ song phương trong bối cảnh hai nước đang có nhiều bất đồng về kinh tế. Mỹ đã hạn chế khả năng tiếp cận của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào công nghệ tiên tiến, trong khi Trung Quốc cũng đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với một số kim loại quan trọng trong việc sản xuất thiết bị bán dẫn. Bà Yellen cho biết Mỹ đang tìm kiếm cuộc cạnh tranh lành mạnh với Trung Quốc dựa trên các quy tắc công bằng có lợi cho đôi bên, đồng thời bày tỏ tin tưởng hai nước có thể xây dựng mối quan hệ "lành mạnh" dựa trên sự công bằng, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.
52 quốc gia sắp vỡ nợ hoặc không giảm được nợ Khi các cuộc đàm phán của các bộ trưởng tài chính G20 ở Ấn Độ về chủ đề giảm nợ bế tắc, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình cảnh khó khăn của các nước đang phát triển. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen rời đi sau khi tham dự cuộc họp...