Thăm hỏi những người từng làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa
Ngày 19.1, ông Lê Phú Nguyện- Chánh văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa cho biết, UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã đến thăm hỏi những người từng sinh sống, làm nhiệm vụ tại quần đảo Hoàng Sa ở tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng.
Hoạt động nhằm tri ân những người từng làm nhiệm vụ, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Tại Đà Nẵng đoàn đã đi thăm gia đình ông Võ Như Dân (SN 1937, trú K338/60B Hoàng Diệu, Q.Hải Châu), cựu nhân viên Trạm quan trắc Hoàng Sa. Từ năm 1956, ông Dân nhận lệnh của Ty khí tượng Đà Nẵng, bắt đầu quá trình hơn 10 năm gắn bó với quần đảo Hoàng Sa thiêng liêng của Việt Nam.
Ông Võ Như Dân, một nhân chứng sống làm việc tai quần đảo Hoàng Sa rất vui khi UBND huyện Hoàng Sa đến thăm hỏi
Video đang HOT
UBND huyện Hoàng Sa cũng đã đến thắp hương viếng 2 người từng sống, làm việc tại Hoàng Sa vừa mất ít năm trước, ông Phạm Khôi (1942 – 2014, trú 128/8 Quang Trung, Q.Hải Châu) và ông Ngô Tấn Phát (1933 – 2015, trú 166/16 Hùng Vương). Ông Khôi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa từ 23.12.1969 đến tháng 4.1970. Hằng ngày, ông làm nhiệm vụ kiểm soát tàu cá ra vào đảo, dùng ca nô tuần tra đảo nổi, đảo chìm, báo cáo về bờ và hỗ trợ tàu thuyền khi thiên tai…
Còn ông Phát là một trong số những người đóng góp rất nhiều dữ liệu, hiện vật quý cho công tác nghiên cứu, sưu tầm các bằng chứng chủ quyền. Từng là nhân viên Trung tâm khí tượng thủy văn Trung Trung bộ, từ năm 1959 ông Phát ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ nhiều lần, mỗi lần 6 tháng. Mỗi ngày ông làm nhiệm vụ đo, đọc các yếu tố thời tiết và báo cáo về đất liền.
Được biết, đoàn UBND huyện đảo Hoàng Sa đã đi thăm hỏi 26 người từng sinh sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa, trong đó thắp hương, viếng 8 người đã mất.
Ông Nguyện cũng cho biết thêm, dự kiến tháng 3 tới, UBND huyện Hoàng Sa tổ chức khánh thành Nhà trưng bày Hoàng Sa. Đây sẽ là một thiết chế văn hóa, lịch sử mang ý nghĩa chính trị đặc biệt, nơi trưng bày, giới thiệu những thông tin, tư liệu, hình ảnh giá trị về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa.
Theo Danviet
Số hóa nhân chứng, tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP.Đà Nẵng - ông Võ Ngọc Đồng cho biết, sẽ khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà trưng bày Hoàng Sa vào cuối tháng 3.2018.
Ngoài việc thẩm định, chuẩn bị trưng bày những hiện vật, tư liệu, bằng chứng... để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huyện cũng đã số hóa các cơ sở dữ liệu này. Đặc biệt, đã làm phim tư liệu đối với những nhân chứng sống.
Trong 2 ngày 17, 18.1, ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa đã dẫn đầu đoàn công tác đến nhà thăm viếng, thắp nhang, tặng quà tri ân các cán bộ, nhân viên nha khí tượng thủy văn, các quân nhân từng làm việc, đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ trước năm 1974. Họ là những nhân chứng sống của Hoàng Sa.
Đây là hoạt động thường niên của UBND huyện Hoàng Sa trước dịp tết cổ truyền dân tộc. Đoàn công tác đã thay mặt người dân TP Đà Nẵng kính cẩn thắp những nén nhang tri ân tới những nhân chứng đã mất và hỏi thăm sức khỏe, tặng quà tri ân với những người còn sống. Đồng thời cũng tiếp tục tìm hiểu, vận động thân nhân các gia đình hiến tặng các vật phẩm, tài liệu liên quan đến việc cắt cử, điều động các nhân chứng ra Hoàng Sa trước đây.
Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (nhiệm kỳ 2009 - 2014) khẳng định: Nếu vẫn còn nhớ, vẫn còn nhắc đến thì chúng ta không bao giờ sợ mất Hoàng Sa. Trận hải chiến Hoàng Sa 1974 là sự kiện có thật. Lịch sử là chân lý, nên cần phải ghi chép khách quan. Đó là trận chiến không thể nào quên, không được quyền quên. Không chỉ từng người dân Việt Nam mà nhân dân thế giới cần phải biết.
THANH HẢI
Theo Laodong
Đề nghị khen ngư dân dũng cảm cứu người ở Hoàng Sa Những ngư dân dũng cảm cứu người ở Hoàng Sa được báo Dân trí phản ánh đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước có thư khen đột xuất. Ngày 5/1, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, 5 ngư dân trên tàu cá QNg 98465TS đã có hành động dũng cảm,...