Thảm họa trượt lở đất đá: Cần cảnh báo hay cần quy hoạch?
Các chuyên gia cho rằng, để tăng khả năng cảnh báo trượt lở đất đá đến từng khu vực một cách kịp thời nhất, có thể lắp các thiết bị quan trắc phát hiện trượt lở sớm.
Trượt lở đất đá là nguyên nhân gây ra nhiều tai nạn thương tâm tại miền Trung trong đợt mưa lũ vừa qua
Giúp cảnh báo sớm từng khu vực
Từ năm 2012, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam thực hiện đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam”. Đến nay, đã xây dựng và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá ở 25 tỉnh và bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá ở 15 tỉnh.
Dựa trên thông tin do Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Việt Nam cung cấp, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã cảnh báo trượt lở đất trước 3-6 giờ tại khu vực có nguy cơ cao. Tuy nhiên, cảnh báo này mới dừng lại ở cấp huyện, ví dụ huyện nào có nguy cơ cao, rất cao, chứ chưa chi tiết đến các điểm cụ thể. Vì vậy, hiệu quả cảnh báo được đánh giá chưa cao.
Theo ông Hoàng Kim Quang, chuyên gia về công nghệ viễn thám, để dự báo đến từng khu vực có nguy cơ cao, có thể sử dụng phương án lắp thiết bị quan trắc. Khi có dấu hiệu xảy ra trượt lở đất đá, thiết bị sẽ cảnh báo đến người dân để kịp thời sơ tán.
Video đang HOT
Trên cơ sở xác định các khu vực có nguy cơ cao xảy ra trượt lở, kết hợp với điều kiện dân cư có sinh sống ở đó không, có thể lắp các thiết bị quan trắc cảnh báo trượt lở đất. Hệ thống quan trắc gồm các thiết bị như đo khí tượng, đo mưa, đo độ dịch chuyển, hệ thống định vị GPS. Khi khu vực quan trắc có bất thường sẽ báo động ngay cho trung tâm điều hành, cảnh báo đến người dân.
Ông Quang nói rằng, hệ thống quan trắc đồng bộ có thể rất đắt tiền và tốn kém. Việc lắp đặt trên diện rộng là không khả thi. Tuy nhiên, có thể “liệu cơm gắp mắm”, sử dụng các thiết bị quan trắc đơn giản với giá vài chục triệu đồng để cảnh báo nguy cơ trượt lở.
Theo TS Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” thực hiện từ miền Bắc đến Quảng Ngãi đã xác định được 15.000 điểm trượt lở đất đá, trong đó có 300-400 điểm trượt lở rất lớn. Đối với những điểm trượt lở đất đá rất lớn, Chính phủ đã có chương trình di dời người dân khỏi các khu vực này.
Ngoài ra, trong đề án, Bộ Tài nguyên & Môi trường xác định sẽ xây dựng khoảng 10 trạm quan trắc trượt lở. Để lắp đặt 10 trạm quan trắc này, các nhà khoa học sẽ khảo sát để lựa chọn vị trí phù hợp. Một số dự án hợp tác khoa học quốc tế cũng có kế hoạch xây dựng các trạm cảnh báo đa thiên tai, cảnh báo được cả lũ quét, sạt lở đất. Một số trạm đã được lắp đặt, như tại bản Khoang, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Tập huấn nâng cao nhận thức người dân
Theo TS Hòa, hệ thống quan trắc mang lại hiệu quả cao nhưng sẽ khó triển khai diện rộng bởi giá thành cao, trong khi Việt Nam có tới 15.000 điểm có nguy cơ trượt lở đất đá. Vì vậy, bên cạnh việc quan trắc tại các khu vực trọng điểm, cần triển khai thêm một số giải pháp khác để nâng cao khả năng cảnh báo trượt lở đất đá.
“Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan. Tại các khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá cao, các nhà khoa học sẽ xác định ngưỡng mưa sinh trượt lở đất đá. Sau đó, mỗi làng sẽ được trang bị một thiết bị đo mưa. Khi mưa đến ngưỡng sinh trượt lở, người dân phải sơ tán đến nơi an toàn. Từ đó giúp thiệt hại về người và của”, ông Hòa nói.
Ông Hòa cho rằng, tại các khu vực vùng núi ở Việt Nam có rất ít quỹ đất an toàn. Người dân vạt núi làm nhà thì dễ chịu tác động của sạt lở đất đá, làm nhà ven suối thì dễ bị lũ ống, lũ quét. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức, tập huấn người dân các kỹ năng đối phó thiên tai, thường xuyên tổ chức các đợt diễn tập vào đầu mùa mưa bão. Tại các vùng có nguy cơ trượt lở cao, cần xác định một số vị trí tương đối an toàn để người dân có thể sơ tán khi có nguy cơ xảy ra sự cố.
Nắng nóng tại các tỉnh phía tây Bắc Bộ kéo dài đến ngày 5-9
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, hiện vùng hội tụ gió trên mực 1.500 m duy trì trên khu vực vùng núi Bắc Bộ.
Mô hình trình diễn các giống lúa mới có năng suất tăng, kháng đạo ôn tại thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Ảnh: LÊ KHÁNH
Dự báo, do ảnh hưởng của vùng hội tụ gió, khu vực Tây Bắc và Đông Bắc có mưa rào và dông rải rác; cục bộ có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến 15 đến 30 mm/12 giờ, có nơi hơn 50 mm/12 giờ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Ngoài ra, hôm nay (31-8), do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp phía tây, các tỉnh Đông Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 34 đến 37oC, có nơi hơn 370C. Dự báo, từ ngày 1-9, nắng nóng mở rộng ra các tỉnh phía tây Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 5-9. Nắng nóng ở Trung Bộ còn có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai, ngày 30-8, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội ở mức 3 m. Mực nước các sông trên hệ thống sông Thái Bình tiếp tục lên nhẹ do ảnh hưởng của thủy triều. Các sông khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên biến đổi chậm, dao động theo điều tiết hồ chứa, hạ lưu biến đổi theo triều. Đáng chú ý, mực nước sông Cửu Long sẽ lên lại theo thủy triều. Đến ngày 2-9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu lên 1,95 m; tại Châu Đốc lên 1,9 m. Hiện nay, các hồ chứa vận hành bình thường theo quy trình, riêng hồ Lai Châu đang duy trì xả một cửa.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 131 hồ chứa nước các loại. Phần lớn các hồ chứa đã xây dựng từ lâu, các tiêu chuẩn thiết kế, tần suất phòng, xả lũ còn thấp và thường xảy ra các hiện tượng làm mất an toàn trong mùa mưa lũ. Để đối phó thiên tai, UBND tỉnh chỉ đạo nhiều giải pháp tăng cường công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa lũ như rà soát, đánh giá khả năng thoát lũ của vùng hạ du các hồ nước; kiểm tra các công trình đang xây dựng, bảo đảm hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn.
Đến nay, tỉnh Quảng Bình đã thu hoạch hơn 12 nghìn ha lúa vụ hè thu, chiếm 85% diện tích; năng suất đạt 50,2 tạ/ha, cao hơn 7,5 tạ/ha so cùng kỳ. Số diện tích lúa còn lại sẽ thu hoạch xong trước ngày 5-9 để tránh thiệt hại do mưa lũ gây ra. Vụ sản xuất này, giá lúa trên thị trường khá cao, mang lại thu nhập khá cho nông dân.
Vụ đông năm 2020, tỉnh Lào Cai dự kiến gieo trồng hơn 11 nghìn ha cây trồng các loại. Cụ thể, rau đậu 6.780 ha; ngô 1.680 ha; khoai lang 560 ha; khoai tây 340 ha; cây hoa, dược liệu 130 ha; ngô sinh khối và cỏ làm thức ăn chăn nuôi 930 ha và cây trồng khác 580 ha. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã có văn bản đề nghị các địa phương khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn nông dân mở rộng diện tích cây vụ đông. Với diện tích đất hai vụ lúa vùng thấp, cần thu hoạch lúa nhanh gọn, giải phóng đất và trồng các loại cây ngắn ngày.
Vụ hè thu 2020, Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed - Chi nhánh miền trung - Tây Nguyên triển khai mô hình trình diễn các giống lúa mới tiềm năng tại thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Các giống lúa của công ty đều có năng suất tăng hơn so các giống lúa đại trà năm đến sáu tạ/ha. Đáng chú ý là giống BC15 kháng đạo ôn và giống TBR97, đạt 70 đến 74 tạ/ha trong vụ hè thu năm nay.
Giai đoạn 2020 - 2030, tỉnh Kiên Giang sẽ đầu tư nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học với các giải pháp đột phá về giống, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, cơ giới hóa, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư chọn tạo giống lúa mới, chọn ra các dòng tái sinh có khả năng chống chịu mặn. Đồng thời, phát triển và làm chủ công nghệ tạo giống bố mẹ và kỹ thuật nhân giống một số giống nông nghiệp chủ lực sạch bệnh, thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn dịch bệnh...
Mưa lớn tại các địa phương, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản Mưa lớn đã liên tục xảy ra tại các tỉnh ở miền Bắc và miền Nam gây ra nhiều thiệt hại về nhà cửa, làm ảnh hưởng đến giao thông, đặc biệt tại tỉnh Lào Cai đã có hai người thiệt mạng. Hiện trường vụ sạt lở tại Lào Cai. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN) Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng...