Thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương – quá khứ và hiện tại
Người dân tại nhiều thị trấn, làng mạc dọc theo Ấn Độ Dương đã tái thiết lại cộng đồng và cuộc sống của họ, 10 năm sau khi xảy ra thảm họa sóng thần, cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người.
Trận động đất mạnh 9,1 độ Richter xảy ra vào sáng ngày 26/12/2004 ở ngoài khơi Indonesia, đẩy hàng triệu tấn nước biển di chuyển về phía bờ với một tốc độ khủng khiếp. Tỉnh Aceh của Indonesia, nơi gần tâm chấn, bị tàn phá nặng nề nhất.
Trong ảnh là bờ biển Meulaboh ở tỉnh Aceh trên đảo Sumatra của Indonesia chụp vào ngày 18/5/2004 (trái) và 7/1/2005, hơn một tuần sau thảm họa sóng thần. Ảnh: The Baltimore Sun.
Trận sóng thần với những con sóng cao hàng trăm mét đã cướp đi sinh mạng khoảng 228.000 người tại 14 quốc gia giáp Ấn Độ Dương, trong đó Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng nặng nhất.
Trong ảnh, khung cảnh đổ nát tại quận Aceh Jaya hồi tháng 1/2005 và nơi này hồi đầu tháng 12 với những căn nhà mới và cộng đồng được tái thiết. Ảnh: AFP.
Khu vực ven biển Lampuuk của Banda Aceh bị quét sạch chỉ còn lại một nhà thờ sau trận sóng thần (trên) và khung cảnh hiện tại. Ảnh: AFP.
Thiệt hại do thảm họa gây ra ước tính gần 10 tỷ USD. Cộng đồng quốc tế sau đó đã quyên góp hơn 14 tỷ USD hỗ trợ các quốc gia bị tàn phá.
Trong ảnh, tìm kiếm người thân gần một nhà xác ở Banda Aceh, phía bắc đảo Sumatra, hôm 28/12/2004 (trên) và khu vực này năm 2009. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahaman ở Banda Aceh, tỉnh Aceh, hôm 27/12/2004 và hiện nay. Ảnh: AFP.
Nhiều khu vực bị tàn phá ở miền nam Thái Lan cũng đã được xây dựng lại. Tuy nhiên, những nỗi sợ cả về thể chất lẫn tinh thần vẫn còn trong người dân địa phương.
Trong ảnh, những đống đổ nát tại một khách sạn gần bãi biển Patong ở Phuket, Thái Lan sau thảm họa và hiện tại. Ảnh: Reuters.
Bãi biển trên đảo Phi Phi của Thái Lan cũng đã tươi đẹp trở lại. Ảnh: Reuters.
Một người đàn ông lang thang giữa đống đổ nát tại nơi từng là trung tâm thương mại của thị trấn Galle, miền nam Sri Lanka hồi đầu tháng 1/2005 (trên) và nơi này năm 2009. Ảnh: Reuters.
Nơi từng là đống đổ nát tại bãi biển ở Velankanni, bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ hôm 27/12/2004 giờ trở thành một con phố mua sắm. Ảnh: AP/WSJ.
Như Tâm
Theo VNE
Thế giới tưởng niệm thảm họa động đất/sóng thần Ấn Độ Dương
Hôm nay, những người sống sót sau thảm họa động đất/sóng thần năm 2004 cùng người thân của khoảng 225.000 nạn nhân đang đổ về bờ biển Ấn Độ Dương để cầu nguyện cho những người xấu số. Nỗi đau mà đại thảm họa này để lại vẫn chưa nguôi dù 10 năm đã trôi qua.
Mọi người tham gia lễ cầu nguyện tại thành phố Banda, thủ phủ tỉnh Aceh.
Tại Indonesia, người dân đang hướng về tỉnh Aceh, nơi bị sóng thần động đất Ấn Độ Dương năm 2004 tàn phá nặng nề nhất, để tổ chức một buổi lễ tưởng niệm các nạn nhân đã thiệt mạng trong trận đại sóng thần 10 năm trước.
BBC đưa tin các lễ kỷ niệm lớn sẽ được tiến hành trên khắp tỉnh Aceh trong ngày hôm nay 26/12.
Tỉnh Acel, nằm ngay mũi Bắc của đảo Sumatra, rất gần tâm chấn của trận động đất mạnh 9,2 độ richter, đã trở thành khu vực gánh chịu thiệt hại nặng nề nhất với khoảng 168.000 người thiệt mạng và mất tích.
Tại thành phố Banda, thủ phủ tỉnh Aceh, hàng ngàn người đã có mặt trong buổi lễ tưởng nhớ nạn nhân động đất/sóng thần tại Nhà thờ Lớn được xây dựng từ thế kỷ 19, một trong số ít những công trình trụ lại được sau đại thảm họa 10 năm trước.
Ông Asman Ismail, đại diện của Nhà thờ Lớn, cho hay cơn sóng thần năm ấy đã để lại cho tỉnh Aceh những bài học vô giá. Khu vực này lúc đó đang chìm trong những xung đột vũ trang đã kéo dài hơn 30 năm.
"Sau thảm họa, mọi người không còn chiến đấu chống lại nhau nữa mà chung sống với nhau hòa thuận và yên bình cho đến hôm nay", ông Ismail nói.
Khi thảm họa qua đi, xung đột đã tạm lắng khi chính phủ và quân nổi dậy đã đạt được thỏa thuận hòa bình vào tháng 8/2005.
Những người lính Thái Lan trong lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa kép 2004 tại Khao Lak, Phang Nga.
Buổi lễ tưởng niệm nạn nhân của thảm họa 10 năm trước tại Thái Lan sẽ được tổ chức bởi chính phủ tại nơi tàu tuần tra cảnh sát biển 813 bị sóng thần đánh dạt lên bờ năm 2004. Bộ Ngoại giao nước này đã mời đại diện từ 23 nước đến dự buổi lễ, đồng thời tổ chức phát sóng trực tiếp thông qua các kênh truyền hình trong nước và quốc tế.
Patong, khu vực ở Phuket bị tác động nặng nề nhât của sóng thần, sẽ tổ chức buổi lễ truyền thống "Thắp sáng Phuket" tại bờ biển Patong vào 18h30 ngày 26/12.
Người dân cũng đến đặt hoa, treo những chiếc chuông nhỏ nguyện cầu cho các nạn nhân tại "bức tường thảm họa kép" ở bãi biển Mai khao, Phuket.
Tại Thái Lan, thảm họa năm 2004 đã cướp đi sinh mạng của 5.395 người, trong đó có khoảng 2.000 khách du lịch nước ngoài. Chính phủ Thái Lan cho biết cho tới nay 3.000 nạn nhân trong trận sóng thần năm ấy vẫn chưa được tìm thấy. Năm 2004, 80% các nạn nhân ở Thái Lan đã thiệt mạng tại tỉnh Phang Nga. Các chuyên gia từ 39 nước đã nhanh chóng về đây để tìm kiếm thi thể các nạn nhân trong cuộc tìm kiếm lớn nhất hành tinh này.
Theo BBC, Sri Lanka sẽ tổ chức kỷ niệm ngày 10 năm trận động đất sóng thần Ấn Độ Dương quét qua với một hình ảnh mang tính biểu tượng, mô tả chuyến tàu hỏa từng bị sóng thần quật trúng và cướp sinh mạng của 1.270 hành khách ngày 26/12/2004.
Người dân Sri Lanka trong những ngày gần đây cũng tới đặt hoa và cầu nguyện cho những người thân đã qua đời trong thảm họa tàn khốc năm 2004.
Tại Ấn Độ, một cuộc diễn tập sơ tán để đối phó với đại thảm họa sẽ được tổ chức tại cộng đồng ngư dân lớn nhất nước này ở tỉnh phía Nam Tamil Nadu, nơi 6.000 nạn nhân đã thiệt mạng khi trận đại sóng thần năm 2004 quét qua.
Trong 10 năm qua, cả thế giới đã bỏ ra hơn 400 triệu USD cho hệ thống cảnh báo sớm động đất trải khắp 28 quốc gia (với 101 máy đo độ cao mực nước biển, 148 địa chấn kế và 9 phao cảnh báo) để tránh rơi vào thảm cảnh kinh hoàng năm 2004 thêm một lần nữa.
Thoa Phạm
Tổng hợp
Theo Dantri
Hành trình 9 ngày lênh đênh trên biển Ấn Độ Dương Trong một bài phỏng vấn với tờ Telegraph, Rizal Sahputra, một nạn nhân may mắn sống sót sau trận động đất sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, đã chia sẻ về hành trình 9 ngày lênh đênh trên biển đầy nguy hiểm và gian truân của mình. Rizal Sahputra đã may mắn sống sót sau thảm họa động đất sóng thần năm...