Thảm họa Indonesia: Vẫn còn 5.000 người mất tích
Chiều 7-10, Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Indonesia cho biết số người chết tính đến hiện nay là 1.763 người. Hiện vẫn còn khoảng 5.000 người mất tích
“Dựa trên báo cáo từ lãnh đạo làng Balaro và Petobo, vẫn còn khoảng 5.000 người chưa được tìm thấy”- Ông Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên Cơ quan quản lý thiên tai Indonesia (BNBP) cho biết.
Balaro và Petobo là hai ngôi làng đã bị xóa sổ sau thảm họa động đất, sóng thần tại Indonesia ngày 28-9, Daily Maill đưa tin.
Một phụ nữ thất thần trước những gì vừa xảy ra. Ảnh: AFP
Hiện công tác cứu hộ và tìm kiếm thi thể vẫn tiếp tục, nhưng còn gặp nhiều khó khăn vì tất cả những khu vực chịu thiệt hại đều bị các “núi bùn” và đống đổ nát bao phủ. Thi thể các nạn nhân vẫn tiếp tục được đưa lên từ dưới những ngôi nhà bị đổ sập ở thành phố Palu và các khu dân cư lân cận.
Thi thể các nạn nhân vẫn tiếp tục được đưa lên từ dưới những ngôi nhà bị đổ sập ở thành phố Palu và các khu dân cư lân cận.
Ông Supoto còn cho biết quá trình tìm kiếm người sống sót sẽ kéo dài đến ngày 11-10. Sau thời điểm đó, những người chưa được tìm thấy sẽ được xem là đã tử vong.
Các thống kê ban đầu cho thấy thảm họa kép động đất và sóng thần tại miền trung đảo Sulawesi cuối tháng 9 đã phá hủy tổng cộng 65.733 căn nhà, theo hãng thông tấn Bernama. Hơn 70.000 người đã bị đẩy vào cảnh màn trời chiếu đất.
Video đang HOT
TÚ QUYÊN
Theo PLO
Đau xót người cha gào thét tìm kiếm con gái 7 ngày sau thảm họa ở Indonesia
Đã một tuần kể từ khi thảm họa động đất, sóng thần kinh hoàng xảy ra trên đảo Sulawesi, Indonesia, một người cha 50 tuổi vẫn không từ bỏ hi vọng tìm thấy con gái của mình.
Mặt đất vẫn rung chuyển khi ông Martinus Hamaele bước vào đống đổ nát vốn là một phần của khách sạn Mercure, tòa nhà 5 tầng trên bờ biển thành phố Palu.
Mỗi khi nghe thấy tiếng la hét, ông lại chạy lại gần. Nhưng cô con gái 20 tuổi Marienne của ông không phải là một trong số những người được tìm thấy.
"Tôi liên tục hét lên gọi tên con gái mình", ông Martinus nói. Nhưng con gái ông không hồi đáp và ông Martinus vẫn không từ bỏ hi vọng, mòn mỏi ngồi chờ tin của con gái ở bên ngoài khách sạn dù 7 ngày đã trôi qua kể từ khi thảm họa động đất, sóng thần tàn phá hòn đảo Sulawesi.
Ông Martinus Hamaele, 55 tuổi mòn mỏi đợi tin từ con gái. (Ảnh: CNN)
Nằm trên bờ biển, khách sạn Mercure là một trong những tòa nhà đầu tiên hứng chịu tàn phá nặng nề nhất từ cơn sóng thần hôm 28/9. Gần một tuần sau thảm họa, lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm những người sống sót bên trong khách sạn này và ngăn không cho phần còn lại của tòa nhà đổ sập.
Không người nào được tìm thấy còn sống sót sau khi được lôi ra từ tòa nhà Mercure nhưng người bố và người anh trai của Marienne nói rằng họ sẽ không từ bỏ hy vọng.
7 ngày sau thảm họa kép, số người chết đã tăng lên tới 1,424 và dự kiến sẽ còn tăng thêm. Hơn 100 người vẫn đang mất tích, ít nhất 70.000 phải sống trong cảnh màn trời chiều đất trong khi các bệnh viện đang quá tải để tiếp nhận điều trị cho 2.500 người bị thương.
Khi Hội chữ thập đỏ Indonesia tới làng Petobo, Indonesia tỉnh Palu, họ không khỏi sốc khi chứng kiển cảnh một ngôi làng từng là nơi sinh sống của 500 người bị xóa sổ.
Người dân địa phương ở Petobo nói rằng họ nhìn thấy mặt đất hóa lỏng ngay trước mắt mình khiến hàng trăm ngôi nhà bị nuốt chửng.
Thực phẩm và nước đã bắt đầu được chuyển tới các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa kép. Hàng ngàn người dân ở thành phố Palu, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau thảm họa sóng thần đã được tàu chiến hải quân KRI Makassar đưa từ Palu thuộc miền trung Sulawesi đến Makassar ở miền nam hòn đảo. Những người khác xếp hàng tại sân bay Palu với hy vọng được lên các chuyến bay tới các vùng Makassar, Manado và Balikpapan.
Sân bay Palu đã phải đóng cửa sau động đất, nhưng sẽ mở lại các chuyến bay thương mại vào cuối tuần này.
Vào sáng 4/10, tàu hải quân Kri Ahmad Yani đã cập bến Palu mang theo chăn, lều và các nhu yếu phẩm cần thiết tới cho người dân. Khi rời Palu, nó mang theo 250 hành khách.
Người dân xếp hàng ở bến cảng, vui mừng khi được rời khỏi thành phố bị tàn phá nặng nề.
Người dân Indonesia xếp hàng chờ được lên tàu hải quân rời khỏi vùng thảm họa.
Phát biểu trong chuyến thăm tới các vùng bị ảnh hưởng sau thảm họa kép, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết ưu tiên hàng đầu của chính quyền hiện nay là thiết lập các dịch vụ cơ bản phục vụ người dân trước khi tập trung xây dựng lại cơ sở hạ tầng.
Thị trấn Donggala, nơi bị thiệt hại nặng nề nhất cùng thành phố Palu vẫn chưa thể tiếp cận được bằng đường bộ đã nhận được nước, gạo, sữa và quần áo từ tàu hải quân Indonesia. 4 tàu chở 11,2 triệu lít dầu cũng đang trên đường tới thành phố Palu khi mà mạng lưới điện đang được khôi phục.
Trên đất liền, các tổ chức viện trợ quốc tế đang làm việc suốt ngày đêm để giúp đỡ những người không thể rời đi hoặc quyết tâm bám trụ ở lại.
"Những người sống sót sau thảm họa này đã mất đi những người thân yêu, nhà cửa và sinh kế. Chúng tôi không thể để họ mất thêm hy vọng", Iris van Deinse đến từ Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) tại Palu cho biết.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo VTC
Động đất, sóng thần Indonesia: Số người chết tăng lên 1.558 Số người thiệt mạng trong thảm họa động đất, sóng thần Indonesia hiện là 1.558 người và có thể tăng khi nỗ lực cứu hộ đang được triển khai. Chính phủ Anh ngày 4/10 đã cam kết hỗ trợ 3 triệu bảng và gửi hàng cứu trợ đến giúp người dân Indonesia đang bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần...