‘Thảm họa giàn khoan’ có thể trở thành thảm họa phòng vé
Bộ phim “ Deepwater Horizon” đang đứng trước nguy cơ trở thành “bom xịt” khi không giành được sự quan tâm từ khán giả đại chúng, đặc biệt là người trẻ.
Trailer bộ phim ‘Thảm họa giàn khoan’: “Deepwater Horizon” kể lại vụ nổ giàn khoan cùng tên gây ra sự cố tràn dầu lịch sử tại vùng biển Vịnh Mexico hồi tháng 4/2010.
Cuối năm 2013, bộ phim mang đề tài chiến tranh Lone Survivor của đạo diễn Peter Berg lầm lũi ra rạp. Nó bất ngờ thu tới 37,4 triệu USD sau ba ngày, và sau đó kiếm tổng cộng 154,8 triệu USD trên toàn cầu.
Đó là một thắng lợi vang dội bởi Universal chỉ phải bỏ ra 40 triệu USD để thực hiện tác phẩm điện ảnh dựa trên câu chuyện có thật về một toán lính biệt kích SEAL chiến đấu trên đất Afghanistan và có sự tham gia của ngôi sao Mark Wahlberg trong vai chính.
Lone Survivor (2013) của Peter Berg và Mark Wahlberg từng gặt hái thành công lớn tại phòng vé, bất chấp bị lọt bản phim lên mạng Internet từ sớm. Ảnh: Universal.
Sau ba năm, Peter Berg và Mark Wahlberg tái ngộ. Họ tiếp tục thực hiện một bộ phim dựa trên những sự kiện có thật nhưng ở quy mô hoành tráng hơn rất nhiều: Deepwater Horizon kể lại sự cố cháy nổ trên giàn khoan cùng tên và gây ra thảm họa tràn dầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành dầu khí thế giới hồi tháng 4/2010.
Theo tờ The Hollywood Reporter, dự án đã tiêu tốn của Lionsgate, Participant Media và một đơn vị đầu tư Trung Quốc khoảng 110-120 triệu USD. Với số tiền đó, họ đã dày công xây dựng nên một giàn khoan có kích thước bằng 80% so với công trình ngoài đời thực tại phim trường để ghi hình bộ phim.
Song, chuyện Deepwater Horizon có thể duy trì tốc độ kiếm tiền hay không lại phụ thuộc rất nhiều ở thành tích ra mắt cuối tuần này của The Girl on the Train. Đó là bộ phim dựa trên tác phẩm văn học cùng tên ăn khách, cũng nhắm tới đối tượng khán giả lớn tuổi và được đánh giá là “Gone Girl tiếp theo” của Hollywood.
Còn tại các thị trường quốc tế, tình cảnh của Deepwater Horizon cũng đang như “chỉ mành treo chuông”. Phim chỉ thu được 12,4 triệu USD từ 52 nước cuối tuần qua, nhưng còn một số thị trường lớn chưa đặt chân tới.
Video đang HOT
Cho đến giờ, giới quan sát vẫn nghiêng về khả năng rằng bộ phim sẽ “chìm nghỉm” giống như giàn khoan Deepwater Horizon trong phim của kỹ sư trưởng Mike Williams.
Theo Zing
'Deepwater Horizon' tái hiện thảm họa môi trường kinh hoàng
Bộ phim "Deepwater Horizon: Thảm họa giàn khoan" kể lại sự cố từng dẫn đến vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử ngành dầu khí nước Mỹ xảy ra hồi tháng 4/2010.
Trailer bộ phim 'Thảm họa giàn khoan': "Deepwater Horizon" kể lại vụ nổ giàn khoan cùng tên gây ra sự cố tràn dầu lịch sử tại vùng biển Vịnh Mexico hồi tháng 4/2010.
Nhắc tới thảm hoạ đắm tàu, người ta nghĩ ngay đến Titanic. Nghĩ về thảm hoạ khủng bố, cơn ác mộng 11/9 vẫn ám ảnh nhân loại. Tương tự, với những ai quan tâm đến lịch sử ngành dầu khí, không có gì khủng khiếp hơn Deepwater Horizon.
Giàn khoan Deepwater Horizon là công trình vĩ đại với chiều dài 112 m, tức ngang ngửa một sân bóng đá. Nó được sử dụng để khai thác giếng dầu sâu nhất thế giới ở ngoài khơi Louisiana và đã hoạt động ổn định suốt 7 năm liền.
Nhưng vào lúc 9h45 tối 20/04/2010, giàn khoan bắt đầu gặp sự cố. Chỉ sau hai tiếng, cả công trình như biến thành ngọn đuốc, đe dọa sinh mạng của toàn bộ 126 con người đang có mặt ở đó.
Deepwater Horizon kể lại cái ngày định mệnh mà giàn khoan cùng tên trở thành ngọn đuốc đáng sợ giữa biển khơi. Ảnh: Summit.
Cuối cùng, 11 người đã thiệt mạng và 17 người bị thương. Gần 6.000 thùng dầu loang khắp vùng biển vịnh Mexico mỗi ngày trong vòng ba tháng sau đó. Tất cả biến đây trở thành một trong những thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Ở bộ phim Deepwater Horizon, toàn bộ sự kiện được kể lại dưới góc nhìn của những người kỹ sư và công nhân có mặt trên giàn khoan vào ngày định mệnh, với tâm điểm là kỹ sư trưởng Mike Williams (Mark Wahlberg) và chỉ huy Jimmy Harell (Kurt Russell).
Chính Mike Williams ở ngoài đời thực đã tham gia cố vấn cho đoàn làm phim nhằm giúp tác phẩm mang tính chính xác ở mức cao nhất.
Sau khi cố gắng giải cứu các công nhân mắc kẹt ở khu dưới, Williams chính là người cuối cùng rời khỏi giàn khoan đang bốc cháy vào tối 20/4/2010. Cùng với Jimmy Harell, anh đã giữ cho giàn khoan trụ vững lâu nhất có thể để người khác có thêm thời gian di tản.
Nhân vật chính của bộ phim là Mike Williams. Vị kỹ sư trưởng ở ngoài đời thực cũng chính là cố vấn cho tác phẩm điện ảnh. Ảnh: Summit.
Trái với mô-típ thường thấy ở các bộ phim cùng thể loại, Deepwater Horizon không xây dựng Mike Williams hay bất cứ ai thành nhân vật anh hùng. Họ chỉ là những con người rất đỗi bình thường, cố gắng tìm đường thoát thân.
Nhưng có lẽ chính bởi vậy mà hai diễn viên chính Mark Wahlberg và Kurt Russell chưa tạo được điểm nhấn hay khoảnh khắc nào thực sự ấn tượng.
Xuyên suốt bộ phim, giàn khoan lơ lửng ngay trên "Hell's Well" (Giếng Địa ngục), giếng dầu sâu nhất thế giới và dữ dội hệt như một con quái vật. Bắt đầu với những bọt khí nổi lên và cuộn trào hệt như hơi thở, tiếng gầm gừ từ miệng giếng báo hiệu nó đã tỉnh giấc.
Sau đó, những đợt khí ga độc phun lên, kéo theo ngọn lửa thiêu đốt như đến từ địa ngục. Con người bỗng chốc trở nên nhỏ nhoi, không có cửa giành chiến thắng mà chỉ biết lo sao để thoát thân.
Khi thảm họa ập đến, con người bỗng chốc trở nên quá nhỏ nhoi. Mọi tranh cãi trước đó đều trở nên vô nghĩa và ai cũng chỉ còn biết làm sao để toàn mạng. Ảnh: Summit.
Đạo diễn của bộ phim là Peter Berg, người từng gặt hái thành công với tác phẩm mang đề tài chiến tranh hiện đại Lone Survivor (2013).Deepwater Horizon mang đậm phong cách làm phim của Berg và có nhiều nét tương đồng với tác phẩm trước.
Nhịp phim khá chậm rãi ở nửa đầu, còn phần thảm họa và hành động diễn ra ở khoảng 30 phút cuối với đầy những sự kiện biến động. Các phân cảnh hành động trong phim không quá hoa mỹ hay bùng nổ theo kiểu bom tấn, nhưng vẫn đủ khiến khán giả lặng người trước thực tế thảm khốc.
Dù mang đề tài thảm hoạ, Deepwater Horizon có phần nghiêng về tâm lý nhiều hơn. Trên thực tế, thảm hoạ trên giàn khoan do chính con người gây ra: từ điều kiện lao động tồi tệ, cơ sở vật chất xuống cấp, đốt cháy giai đoạn khoan dầu khi bỏ qua nhiều bài kiểm tra...
Do đó, bộ phim không tạo ra một anh hùng hành động, mà lại khắc họa rõ nét một trong những "kẻ thù" lớn nhất của nhân loại: lòng tham vô đáy.
Deepwater Horizon thực tế thiên về tâm lý hơn là hành động, dù vẫn sở hữu nhiều cảnh cháy nổ ấn tượng. Ảnh: Summit.
Nếu ai đó mong đợi một tác phẩm thảm hoạ đầy kịch tính, thì Deepwater Horizon có thể sẽ gây thất vọng. Các nhân vật không được đào sâu hay thể hiện cá tính rõ nét, còn phần mở đầu tác phẩm diễn ra khá dài dòng, chủ yếu kể lại và mô tả công việc của những người công nhân trên giàn khoan.
Song, những cảnh cháy nổ ghê rợn và hành trình cứu người của Mike Williams ở cuối phim đủ giúp Deepwater Horizon trở thành tác phẩm nhân văn, bi tráng. Có một thông tin hậu trường khá thú vị là đoàn làm phim đã thực sự dựng lại một giàn khoan lớn bằng 85% nguyên mẫu tại bãi xe của công viên giải trí bỏ hoang ở Lousiana để thực hiện bộ phim.
Deepwater Horizon (Deepwater Horizon: Thảm họa giàn khoan) khởi chiếu trên toàn quốc từ 30/9.
Zing.vn đánh giá: 4/5
Theo Zing
Thảm họa tràn dầu gây chấn động thế giới lên phim Bộ phim "Deepwater Horizon" do đạo diễn Peter Berg thực hiện kể lại một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử ngành khai thác dầu khí thế giới xảy ra năm 2010. Trailer bộ phim 'Thảm họa giàn khoan': "Deepwater Horizon" kể lại vụ nổ giàn khoan cùng tên gây ra sự cố tràn dầu lịch sử tại vùng biển Vịnh...