Thảm hoạ Fukushima khiến đại dương bị nhiễm xạ nghiêm trọng chưa từng thấy
Vụ nhà máy Fukushima I bị sóng thần/động đất tàn phá hồi tháng 3 đã đổ chất caesium 137 vào biển rất nhiều và đây là vụ ô nhiễm phóng xạ hạt nhân ở đại dương lớn nhất từ trước đến nay – Viện An toàn Hạt nhân của Pháp (IRSN) kết luận.
Bờ biển Nhật Bản sau trận động đất mạnh 9,0 gây sóng thần khủng khiếp.
Theo nghiên cứu vừa được IRSN công bố, từ ngày 21/3 đến giữa tháng 7 đã có 27,1 peta bequerel của chất phóng xạ caesium 137 tuôn vào biển. (Peta bequerel là đơn vị đo phóng xạ. Một peta becquerel bằng một triệu tỉ bequerel, trên mức thang từ 1 đến 15 của thang do phóng xạ nguyên tử thì mức này đứng hạng 10).
Trong thông cáo báo chí, IRSN cho biết “đây là lượng phóng xạ nguyên tử do con người gây ra lớn nhất từ trước đến nay vào môi trường hải dương”. Nhưng rất may, các dòng hải lưu của đại dương đã làm phân tán rất nhiều lượng phóng xạ này.
Caesium là một thành tố nguyên tử tan biến rất chậm, phải mất 30 năm mới giảm phân nửa tính phóng xạ của nó.
Video đang HOT
Ngoài ra, IRSN còn phát hiện chất phóng xạ iodine 131 cũng đã tràn vào biển rất nhiều, nhưng không phải là mối đe doạ lớn vì chỉ mất có 8 ngày là giảm ngay 50% mức hoạt động.
Theo IRSN, cho dù các dòng hải lưu đã phân tán caesium 137 khá mạnh, mức độ của nó vẫn tồn tại là 0,004 becquerel trong mỗi lít nước biển của Thái Bình Dương, tức cao gấp đôi so với thập niên 1960.
IRNS tuyên bố sẽ duy trì hoạt động giám sát sự sống của sinh vật ở vùng biển ven Fukushima do mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của vùng biển này có thể còn tăng hơn khi lượng nước biển có chứa phóng xạ từ nhà máy bị hư hại vẫn tiếp tục đổ vào đại dương.
Hôm 27/10, Nhom chuyên gia Uy ban Năng lương nguyên tư Nhât Bản xác nhận công tac thu hôi nhiên liêu bi nong chay cua tô may sô tư sô 1 đên sô 3 cua Nha may điên hat nhân Fukushima I cân phai 10 năm mơi co thê khơi đông, còn muôn ngưng hoat đông toan bô 3 lo phan ưng nay cân phai mât vai chuc năm.
Theo Dân Trí
Có thể đóng cửa vĩnh viễn Nhà máy Fukushima I trước thời hạn
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) vừa loan báo là các kỹ sư của họ có thể sẽ cho đóng vĩnh viễn các cỗ máy hạt nhân bị hư hại của nhà máy Fukushima I vào khoảng cuối năm nay, trước thời hạn dự kiến là vào năm tới.
Hàng nghìn người đã được sơ tán cách vùng đất cách ly quanh nhà máy Fukushima I 20km
Nhà máy Fukushima I đã phát nổ và rò rỉ phóng xạ kể từ tháng 3 năm nay, sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp. Các chuyên viên Nhật Bản đang nỗ lực khắc phục và dự kiến sẽ cho đóng cửa vĩnh viễn vào tháng 1 năm tới.
Nhưng giờ đây, họ cho là nhà máy Fukushima I có thể được hoàn toàn đóng lại vào cuối năm 2011. Kỹ thuật này được gọi là "cold shutdown" (đóng nguội), nghĩa là duy trì liên tục nhiệt độ các cỗ máy dưới 100 độ C.
"Đóng nguội sẽ được tuyên bố một khi nhiệt độ tại đáy bể áp lực của mỗi lò phản ứng được duy trì liên tục dưới 100 độ C và việc rò rỉ phóng xạ từ những lò phản ứng này nằm trong khả năng kiểm soát", TEPCO tuyên bố.
Đại diện công ty, ông Yoshikazu Nagal nói: "Chúng tôi cần phải duy trì tình trạng này liên tục và xem các cỗ máy có yên ổn hay không".
Đã có tới 128.000 tấn nước nhiễm phóng xạ đã được xứ lý và hiện còn khoảng 43.000 tấn nước phải thanh lọc.
Ông Nagal cho biết sau khi được thanh lọc, số nước này lại được đưa trở lại vào các cỗ máy hạt nhân để làm nguội lạnh chúng.
Công ty TEPCO cũng đã làm giảm lượng phóng xạ thoát ra khoảng 50%, một chỉ số được cho là rất khá.
Nhưng các chuyên gia hạt nhân cho là phải mất nhiều năm, thậm chí vài thập niên, mới mong tẩy sạch các hậu quả do nhà máy Fukushima I gây ra.
Thảm hoạ ở Fukushiam I đã được xem là tệ hại nhất thế giới kể từ khi xảy ra sự cố tại nhà máy Chernobyl năm 1986 đến nay.
Theo Dân Trí
Nhật Bản "mất trắng" 74 tỉ USD vì Fukushima Ủy ban An toàn Hạt nhân Nhật Bản hôm 13-10 thông báo thiệt hại do thảm họa hạt nhân Fukushima gây ra ước tính lên đến 74 tỉ USD. Cũng theo cơ quan này, việc phá dỡ 4 lò phản ứng hạt nhân sẽ tiêu tốn 14,9 tỉ USD; còn 52 tỉ USD sẽ được dành cho bồi thường, làm sạch đất nhiễm...