Thảm họa có thể giết hàng triệu người đe dọa thế giới năm 2018
Giới chuyên gia cảnh báo, những trận động đất và các vụ phun trào núi lửa kinh hoàng đe dọa sự sống trên Trái đất có thể xảy ra trong năm 2018 do lõi nóng chảy của Trái đất đang làm Hành tinh Xanh quay chậm lại.
Các núi lửa ở Công viên Yellowstone (Mỹ, ảnh phải) có thể thức giấc và phun trào dữ dội tương tự như những gì đang diễn ra ở núi lửa Agung, Bali, Indonesia (ảnh trái).
Theo Express, Trái đất đang bước vào thời kỳ 5 năm quay chậm lại do hoạt động của lõi trong Trái đất – vốn là một quả bóng sắt nóng chảy làm chậm chuyển động quay của hành tinh này.
Việc quay chậm lại của Trái đất sẽ làm giảm lực ly tâm đồng thời thu hẹp và thắt chặt xích đạo, đẩy các mảng kiến tạo xích lại gần nhau bằng một lực mạnh khó có thể tưởng tượng được.
Theo đó, bất cứ ai sống trên các đường đứt gãy chính của Trái đất – vốn chạy dọc Tây Mỹ, Nam Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và Vành Đai lửa ở Viễn Đông – đều gặp nguy hiểm.
Các chuyên gia cảnh báo, trong những năm Trái đất quay chậm, các vụ động đất, phun trào núi lửa lớn được ước tính là sẽ tăng gấp đôi. Trung bình, có khoảng 15 trận động đất lớn xảy ra trên Trái đất mỗi năm. Tuy nhiên, năm tới, số lượng các vụ động đất mạnh hơn 7 độ richter được dự đoán sẽ tăng lên 35 vụ.
Các trận động đất có cường độ lớn hơn 7 độ richter được mô tả là “đủ sức làm đổ sập một phần hoặc toàn bộ các tòa nhà, gây thiệt hại nghiêm trọng trong phạm vi 250 km từ tâm chấn”.
Trong khi đó, động đất 9 độ richter sẽ san bằng mọi tòa nhà trong phạm vi hàng trăm km.
Video đang HOT
Bên cạnh động đất, sự di chuyển của các mảng kiến tạo cũng sẽ “đánh thức” các núi lửa hoặc thậm chí, siêu núi lửa.
Theo đó, các vụ phun trào siêu núi lửa, nếu xảy ra có thể hủy diệt sự sống trên Trái đất.
Núi lửa Agung ở Bali, Indonesia đã thức giấc, đe dọa hàng triệu người.
Nùi lửa Agung đang phun trào ở Bali là nơi từng xảy ra một vụ “siêu phun trào” khủng khiếp 74.000 năm trước và công viên Yellowstone nổi tiếng của Mỹ nằm trên một trong những miệng núi lửa lớn nhất hành tinh cũng đang có nguy cơ “thức giấc”.
Các chuyên gia cho biết, nếu núi lửa ở Yellowstone phun trào, sự sống trên Trái đất thực sự có nguy cơ bị hủy diệt ngay lập tức bởi các dòng dung nham nóng bỏng, cùng với những đám mây tro bụi khổng lồ sẽ khiến hành tinh Xanh nóng bỏng như lò thiêu.
Mối liên quan giữa việc Trái Đất quay chậm lại và các hoạt động địa chấn đã được 2 giáo sư Roger Bilham thuộc Đại học Colorado và Rebecca Bendick thuộc Đại học Montana nhấn mạnh tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Địa chất Mỹ. NASA cũng đã xác nhận rằng Trái đất đang bước vào thời kỳ quay chậm kéo dài.
“Mặc dù tốc độ quay của Trái đất thay đổi rất ít, nhưng không cần phải có sự thay đổi lớn trong tốc độ quay mới dẫn tới những thay đổi đáng kể về áp lực. Chúng tôi không biết chính xác khi nào và nơi nào những trận động đất kinh hoàng xảy ra, ngoại trừ việc chúng sẽ xảy ra ở ranh giới của các mảng kiến tạo”, ông Bilham cảnh báo.
Theo Danviet
Cảnh báo núi lửa siêu phun trào có thể xóa sổ nhân loại?
Giống như tác động của một sao băng khổng lồ, thảm họa núi lửa siêu phun trào có thể gây ra hiệu ứng "mùa đông hạt nhân".
Núi lửa Agung ở Indonesia phun trào hồi đầu tuần
Một sự kiện núi lửa "siêu phun trào" có thể xóa sổ nền văn minh của con người sẽ đến sớm hơn dự kiến, các nhà khoa học vừa cảnh báo.
Theo đó, thảm họa phun trào này mạnh đến mức có thể đưa nhân loại trở về thời kỳ đồ đá.
Cụ thể, nó có thể bao phủ toàn bộ hành tinh bằng tro núi lửa và thay đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu.
Giống như tác động của một sao băng khổng lồ, thảm họa núi lửa siêu phun trào có thể gây ra hiệu ứng "mùa đông hạt nhân" do khói bụi bốc lên bầu khí quyển, che mặt trời.
Chỉ một vụ siêu phun trào cung có thể thải ra hơn 1.000 gigaton khói bụi vào không khí. (1 gigaton = 1 tỷ tấn).
Nhưng điều quan trọng nhất, núi lửa siêu phun trào là sự kiện nằm trong chu trình bình thường của Trái đất, cứ hàng chục ngàn năm lại xảy ra một lần.
Thế nhưng, nghiên cứu mới đây cho biết khoảng thời gian trên thực chất ngắn hơn dự kiến.
Núi lửa Popocatepetl ở Mexico
Các ước tính năm 2004 nói rằng thảm họa "siêu phun trào" xảy ra mỗi 45.000-714.000 năm và không gây ra mối đe dọa trực tiếp.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã điều chỉnh con số này xuống khoảng từ 5.200-48.000 năm.
Thông tin trên vừa được công bố trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters, dựa trên phân tích thống kê về các lần phun trào núi lửa trong quá khứ.
Hai vụ núi lửa siêu phun trào gần đây nhất xảy ra từ 20.000 đến 30.000 năm trước.
Giáo sư Jonathan Rougier, đến từ Đại học Bristol nước Anh, cho biết: "Chúng ta đã gặp một chút may mắn vì chưa trải qua bất kỳ vụ siêu phun trào nào kể từ đó.
"Nhưng cần phải hiểu rằng việc không có siêu phun trào trong 20.000 năm qua không có nghĩa là một vụ phun trào bị trễ hạn. Thiên nhiên không phải lúc nào cũng chính xác như chu kỳ dự đoán.
"Những gì có thể nói là núi lửa đang đe dọa nền văn minh của chúng ta nhiều hơn những gì chúng ta từng nghĩ".
Theo Danviet
Dung nham núi lửa Bali tràn vào làng: 90.000 khách du lịch vẫn mắc kẹt Các chuyên gia cảnh báo hoạt động của núi lửa Agung ở Bali có thể trở nên tồi tệ hơn khi dòng dung nham nguội của ngọn núi này đang chảy vào các làng mạc trong khi 90.000 du khách vẫn mắc kẹt trong khu vực. cảnh báo núi lửa ở Bali đã được nâng lên lên cấp độ 4 - cấp độ...