Thảm hoa cẩm tú cầu khoe sắc trên đỉnh Mẫu Sơn
Thời gian này, du khách có thể chiêm ngưỡng hàng nghìn khóm hoa cẩm tú cầu đang bung nở rực rỡ trên đỉnh Mẫu Sơn ( Lạng Sơn).
Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn) là đỉnh núi có độ cao khoảng 1600m so với mặt nước biển. Nhắc đến nơi đây người ta thường nhớ đến xứ sở của mây và băng tuyết hay còn được ví như “ nàng công chúa ngủ trong rừng” hay “xứ sương mù”.
Đến đỉnh Mẫu Sơn vào mùa này, du khách sẽ phải bất ngờ trước hàng ngàn bông hoa cẩm tú cầu nở rộ bên những công trình biệt thự cổ kính. Ảnh: Xuân Cáo
Điểm nhấn là hoa cẩm tú cầu thường nở dưới dạng chùm và biến đổi màu sắc liên tục trong một chu kỳ nở. Mới đầu hoa có màu trắng, đến giai đoạn tiếp theo chuyển dần sang xanh ngọc, màu lam, màu tím, màu vàng hay hồng phớt.
Hoa cẩm tú cầu là loài hoa phát triển trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, thích nghi ở nhiệt độ trung bình khoảng 17 độ C. Hoa nở rộ vào trung tuần tháng 5, kéo dài khoảng 2 tháng. Ảnh: Xuân Cáo
Từ những năm đầu thế kỷ XX, loại hoa này đã được người Pháp trồng tại các khu biệt thự nghỉ dưỡng dành cho các quan chức Pháp và thuộc địa trên đỉnh núi Mẫu Sơn. Từ năm 2011, người dân địa phương đã nhân rộng loài cây này để tạo điểm nhấn cho khu du lịch.
Video đang HOT
Cẩm tú cầu được trồng theo địa hình dốc của sườn núi, từ ngoài nhìn vào như bức tường hoa. Ảnh: Xuân Cáo
Khuôn viên khu du lịch Mẫu Sơn rộng gần 15.000 ha. Những khách sạn, nhà hàng hiện nay đa phần được xây trên nền móng của biệt thự Pháp cũ.
Ảnh: Xuân Cáo
Ngoài các vườn hoa, du khách có thể đi dạo tham quan một số ngôi biệt thự sót lại, lâu đài chứa hầm rượu vang tại khu du lịch.
Ảnh: Xuân Cáo
Đường lên khu du lịch Mẫu Sơn thường xuất hiện mây mù kể cả giữa ban ngày, nếu may mắn du khách còn có thể chiêm ngưỡng biển mây. Mùa hè, càng về chiều nhiệt độ trên núi giảm dưới 25 độ C, du khách cần chú ý chuẩn bị trang phục phù hợp.
Du khách có thể bước vào giữa các luống cây, nhưng cần nhẹ nhàng và khéo léo để tránh làm gãy rụng bông.
Du khách thường hòa mình vào các thảm hoa cẩm tú cầu để chụp ảnh. Ảnh: Xuân Cáo
Không gì tuyệt vời hơn là cảm giác đứng giữa mây núi, nơi giao thoa giữa trời và đất, đắm mình vào không gian của những đóa hoa đầy sắc màu, hít thở bầu không khí trong lành, hưởng trọn vẹn những điều tự nhiên nhất mà thiên nhiên ban tặng.
Lạ lùng, tạo hóa của thiên nhiên với tảng đá hình tê giác đang uống nước biển
Dưới sự xói mòn của nước biển đã "đục thủng" lỗ tạo ra tảng đá nguyên khối hình tê giác khổng lồ như đang uống nước trên biển.
Lái xe dọc theo bán đảo Vatnsnes ở phía tây bắc Iceland, du khách sẽ thấy tảng đá khổng lồ nguyên khối với phần vách đá cao chừng 15m nhô thẳng ra biển. Đó là tảng đá với tên gọi Hvítserkur mang hình dạng độc đáo.
Nhiều người cho rằng khối đá có hình khủng long, người lại nói giống con bò hoặc tê giác khổng lồ
Cấu trúc tự nhiên sừng sững giữa đại dương đã kích thích khả năng tưởng tượng của rất nhiều người. Một số người nói rằng trông giống hình khủng long khổng lồ, người lại thấy giống con bò hoặc tê giác đang uống nước trên biển.
Dưới sự xói mòn của nước biển đã "đục thủng" các lỗ trên tảng đá, tạo ra hình khối "độc nhất vô nhị". Vào buổi sáng sớm hay hoàng hôn, khi khối đá soi bóng xuống mặt nước, khoảnh khắc này rất ấn tượng thu hút du khách và giới nhiếp ảnh tới ghi hình.
Tảng đá nguyên khối hình tê giác khổng lồ uống nước trên biển
Hvítserkur là khối đá tuyệt đẹp, được nhiều loài chim biển như mòng biển, chim hải âu làm tổ suốt nhiều thế kỷ. Một "kho phân" của nhiều loại chim đọng lại trên vách đá, "sơn trắng" khắp nơi, càng khiến khối đá thêm đặc biệt. Trong tiếng Iceland, "Hvítserkur" có nghĩa là "áo trắng".
Các chuyên gia cho biết, vách đá chủ yếu là đá bazan, hình thành do núi lửa phun trào. Do sự "tấn công" mạnh mẽ không bao giờ ngừng nghỉ của nước biển khiến khối đá ngày càng bị bào mòn. Cảnh quan xung quanh Hvítserkur cũng rất ấn tượng với nước biển trong xanh và bãi biển cát đen, cách đó không xa là những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng.
Vẻ đẹp của khối đá dưới ánh hoàng hôn
Một lưu ý khi tới đây đó là, nếu du khách đến vào mùa sinh sản của chim nhạn biển khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm thì nên đội mũ màu đỏ. Loài chim này tuy không to lớn nhưng rất hung dữ khi bảo vệ chủ quyền của mình.
Chúng sẽ lao vào đầu du khách với tốc độ nhanh như chớp. Thậm chí không ít trường hợp bị để lại kỷ niệm khó quên là một vết sẹo trên đầu. Còn nếu đội mũ màu đỏ, thường chúng chỉ bay lởn vởn xung quanh.
Ngày nay, khối đá khổng lồ này đang có nguy cơ bị "xóa sổ". Để ngăn sự sụp đổ trong tương lai, người dân địa phương đã gia cố phần nền móng của nó bằng bê tông.
- giọt xanh yên bình giữa vùng trời Địa Trung Hải Giữa mênh mông màu xanh trong vắt đặc trưng của nước biển Địa Trung Hải, dưới ánh mắt trời rực rỡ, hòn đảo đẹp như một bức tranh với đủ gam màu, màu trắng của những ngôi nhà, màu xanh của những ô cửa sổ, màu xám của đá vôi và màu đỏ tươi của những mái ngói. Ύ, phát âm trong Hy...