Thăm đơn vị xe tăng lội nước bảo vệ đảo Phú Quốc
Tiểu đoàn tăng 557 thuộc Lữ đoàn 950 làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Phú Quốc được trang bị các xe tăng lội nước K63-85 do Trung Quốc chế tạo.
Kênh Quốc phòng Việt Nam gần đây đã làm một phóng sự ngắn về hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị pháo binh – phòng không – tăng thiết giáp thuộc Lữ đoàn 950 (Quân khu 9) đang làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Phú Quốc. Trong ảnh là các chiến sĩ lái tăng K63-85 thuộc Đại đội 31, Tiểu đoàn tăng 557, Lữ đoàn 950.
Ngay sau khi có hiệu lệnh báo động, các thành viên kíp xe tăng khẩn trương cơ động ra xe làm công tác chuẩn bị. Ảnh: Nạp đạn viên đang thực hiện thao tác lắp đạn cho khẩu đại liên 12,7mm.
Khẩu 12,7mm được lắp trên nóc tháp pháo xe tăng lội nước K63-85 thuộc biên chế Đại đội 31, Tiểu đoàn 557 làm nhiệm vụ phòng thủ đảo Phú Quốc.
Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra, chuẩn bị, lái xe từ từ đưa từng cỗ tăng K63-85 rời nhà kho tiến ra vị trí chiến đấu.
K63-85 là định danh của Việt Nam dành cho xe tăng Type 63 (Type = Kiểu) được Trung Quốc viện trợ trong giai đoạn 1970-1971. Nó do Tổng công ty Công nghiệp phương Bắc (NORINCO) sản xuất theo mẫu PT-76 Liên Xô từ đầu nhũng năm 1960, nhưng có một số cải tiến.
Có thể nhận ra dễ dàng rằng xe tăng K63-85 dùng kiểu tháp pháo hình quả trứng, dùng pháo chính 85mm lớn hơn loại của PT-76 (dùng nòng 76,2mm).
Video đang HOT
Xe tăng bơi K63-85 nặng 19,83 tấn, dài 8,44m, rộng 3,2m, cao 3,1m (với đại liên phòng không), thân bọc thép thường với độ dày từ 10-14mm – cho phép chống được đạn súng máy, mảnh bom, pháo. Kíp lái có 4 người thay vì chỉ 3 như của PT-76.
Thân xe kín nước, kiểu dáng như một chiếc thuyền, nhờ đó K63-85 có khả năng bơi không kém PT-76, tốc độ đến 12km/h.
Trong ảnh, K63-85 thử nghiệm khả năng kín nước, khả năng bơi trong hồ huấn luyện tại doanh trại tiểu đoàn ở Phú Quốc.
Đuôi xe được lắp hai động cơ đẩy water jet không dùng chân vịt.
Trong khi PT-76 trang bị pháo 76,2mm thì K63-85 sử dụng pháo chính rãnh xoắn K62-85TC cỡ 85mm có uy lực mạnh hơn. Với đạn chống tăng HEAT, pháo 85mm của K63-85 có thể xuyên giáp dày 495mm ở cự ly bắn 1.000m, trong khi với đạn APFSDS-T thì độ xuyên là 360mm ở cự ly 1.000m. Pháo có tầm bắn lớn nhất là 12,2km, tốc độ bắn 8 viên/phút.
Theo Kiến Thức
Không cần Nga, Israel, Việt Nam tự lực nâng cấp tăng T-54/55?
Việt Nam đã tự nghiên cứu thành công giáp phản ứng nổ, hệ thống điều khiển hỏa lực, thiết bị cảnh báo an toàn cho xe tăng T-54/55.
Dù đã có thông tin cho rằng Việt Nam đã mua xe tăng T-90MS từ Nga, tuy nhiên lâu dài thì xe tăng T-54/55 vẫn là "xương sống" trong lực lượng tăng - thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, như đã biết, sau gần nửa thế kỷ sử dụng, xe tăng T-54/55 đã xuống cấp nhiều, nhiều trang bị hỏng hóc không thể thay mới, tính năng kỹ thuật không còn đủ để tác chiến hiện đại. Vì vậy nhu cầu nâng cấp, sửa chữa, thay mới thiết bị là cần thiết để duy trì sức chiến đấu trong toàn quân.
Trong điều kiện, ngân sách chúng ta vẫn đang phải tập trung nhiều cho không quân - hải quân thì ta khó có đủ điều kiện đặt hàng nước ngoài nâng cấp hàng trăm chiếc T-54/55 cùng một lúc. Chính vì vậy, một trong những giải pháp khả thi là sử dụng nền tảng CNQP trong nước để "tự lực cánh sinh" nâng cấp xe tăng, sửa chữa, trang bị mới....
Mới đây, theo báo Quân đội Nhân dân, cán bộ, nhân viên kỹ thuật Kho KT887 (Cục Kỹ thuật binh chủng, Tổng cục Kỹ thuật) đã tập trung nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công thiết bị cảnh báo bảo vệ an toàn cho xe tăng.
Quá trình nghiên cứu, thiết kế, chế thử các thiết bị cảnh báo bảo vệ an toàn sử dụng cho động cơ và thiết bị điện trên xe tăng T-54 và T-55, các cán bộ kỹ thuật đã tính toán lý thuyết, lựa chọn phương án, giải pháp thiết kế tối ưu; sử dụng các phương tiện đo kiểm hiện đại để đánh giá các thông số kỹ thuật, xác định chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị.
Sau đó, các cán bộ kỹ thuật nghiên cứu, xác định vị trí lắp đặt, thiết kế, chế tạo giá để cố định thiết bị trên xe tăng. Sản phẩm mới bảo đảm chức năng cảnh báo về nhiệt độ dầu, nước; áp lực dầu bôi trơn tăng, giảm quá giới hạn cho phép; máy phát điện không làm việc; áp lực dầu nhờn không bảo đảm trước khi khởi động động cơ; chưa ngắt nguồn khi lái xe rời khỏi xe...
Về chức năng bảo vệ an toàn, thiết bị cho phép khống chế thời gian, số lần khởi động; dừng cấp điện cho động cơ khởi động khi động cơ đã làm việc và khi bình điện phóng quá 50% dung lượng; dừng cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện trước khi khởi động động cơ. Qua thời gian thử nghiệm thiết bị trên thực tế, kết quả thu được đều đạt các yêu cầu chất lượng, thông số kỹ thuật đề ra. Thiết bị hoạt động ổn định, thao tác dễ dàng. Hội đồng Khoa học-Công nghệ Cục Kỹ thuật binh chủng đã nghiệm thu, đánh giá cao tính khoa học của đề tài, cho phép ứng dụng thiết bị, góp phần đáp ứng nhu cầu thực tế công tác bảo đảm kỹ thuật ngành tăng-thiết giáp.
Bên cạnh đó, các cơ quan kỹ thuật Binh chủng TTG đã tự nghiên cứu thành công giáp phản ứng nổ và hệ thống điều khiển hỏa lực cho xe tăng T-54/55. Theo đó, cách đây không lâu, các cán bộ kỹ thuật thuộc Viện Thuốc phóng, thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu, chế tạo thành công một loại giáp phản ứng nổ (ERA). ERA do Việt Nam chế tạo gồm ba phần: Phần tử nổ, thân hộp giáp và cơ cấu gá, trong đó, phần tử nổ là bộ phận chính có chức năng cản xuyên, được thiết kế lượng nổ kẹp giữa hai tấm thép.
Giáp phản ứng nổ tăng khả năng bảo vệ xe tăng T-54/55 trước các loại vũ khí chống tăng thông thường có chiều sâu xuyên thép 450mm. Tuy nhiên, giáp ERA này mới chỉ có thể chống được các loại tên lửa chống tăng (ATGM) thế hệ đầu như AT-3, tương lai chúng ta cần phải cải tiến nhiều hơn nữa để chống ATGM thế hệ ba.
Ngoài ra, Viện Tự động hóa kỹ thuật quân sự (TĐHKTQS) thuộc Viện Khoa học và Công nghệ (KH-CN) quân sự, Bộ Quốc phòng đã nghiên cứu, thiết kế và lắp đặt thử nghiệm hệ thống điều khiển hỏa lực lên xe tăng T-54/55.
Hệ thống điều khiển lực (fire-control system - FCS) là tập hợp các thành phần làm việc cùng nhau, thường là máy tính dữ liệu pháo, máy ngắm và radar (có thể có trên xe tăng) được thiết kế để hỗ trợ hệ thống vũ khí tấn công mục tiêu. Với FCS, xe tăng sẽ có khả năng tính toán phần dữ liệu bắn, ngắm bắn nhanh hơn, chính xác hơn.
Trên các xe tăng T-54/55 mà Việt Nam sử dụng do Liên Xô sản xuất từ những năm 1950-1960 nên thường chỉ có kính ngắm ngày/đêm cho trưởng xe, pháo thủ để ngắm bắn. Chính vì vậy, việc trang bị FCS sẽ tăng đáng kể khả năng tác chiến của tăng trên chiến trường hiện đại.
Với giáp ERA, hệ thống FCS cùng các thiết bị cảm biến mới được trang bị, sức chiến đấu của xe tăng T-54/55 tiếp tục được đảm bảo, tạm phù hợp với chiến tranh hiện đại.
Hi vọng rằng, trong vài năm tới chúng ta sẽ nâng cấp được hệ thống pháo 100mm D-10T2C trên các xe tăng T-54/55 hoặc là nghiên cứu được các loại đạn pháo có sức xuyên tốt hơn để đối phó với xe tăng hiện đại.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần cải tiến động cơ, hệ thống truyền động của xe tăng T-54/55 nhằm tăng khả năng cơ động, khả năng việt dã.
Theo Kiến Thức
Thiết giáp mới Nga lần đầu xuất hiện trong tập trận Xe thiết giáp BTR-82A là biến thể mới nhất của xe chở quân lưỡng dụng BTR-80 và mới được biên chế vào quân đội Nga năm 2014. Xe thiết giáp chở quân BTR-82A của quân đội Nga. Ảnh: Sputnik Hôm 26/7, quân đội Nga lần đầu tiên sử dụng xe thiết giáp chở quân BTR-82A tham gia cuộc tập trận chung quy mô...