Thấm đẫm tình đời chuyện 2 vợ chồng sinh con trong trại giam
Một câu chuyện cổ tích được viết lên giữa 4 bức tường của trại giam Đồng Sơn (Quảng Bình).
Từ trước tới nay, chuyện những đứa bé được sinh ra trong trại giam vẫn được xem là chuyện bình thường, khi mẹ chúng vừa chấp nhận thi hành án, vừa sinh con. Nhưng chuyện về em bé Vũ Thị Lan Anh được sinh ra trong Trại giam Đồng Sơn (Quảng Bình) lại là một câu chuyện vô cùng đặc biệt, thấm đẫm nhân văn tình đời. Không như những đứa trẻ khác, cháu là kết quả của quá trình cải tạo miệt mài, luôn dốc lòng hướng thiện của cặp vợ chồng líu ríu dắt tay nhau cùng vào thụ án vì tội buôn bán trái phép chất ma túy. Để tạo nên điều kỳ diệu này, Ban Giám thị trại giam đã phải cân nhắc rất kỹ lưỡng, và được sự đồng ý của Tổng cục VIII, câu chuyện cổ tích giữa bốn bức tường trại giam mới được viết lên. Chân thực, sống động và thấm đẫm tình người.
Anh Vũ Thảo Hiếu trầm ngâm, cho đến bây giờ, đã 5 – 6 năm trôi qua nhưng anh vẫn chẳng thể quên được những ngày tháng nơi đất trại, không đơn thuần là quãng thời gian đánh dấu sự sa ngã trong cuộc đời, mà đó còn là lúc anh được làm cha, làm chồng một cách đúng nghĩa. Có được điều hy hữu nhưng cũng rất đỗi kỳ lạ đó, anh chị thấy biết ơn Ban Giám thị trại giam Đồng Sơn nhiều lắm, chính họ đã tạo mọi điều kiện khi tiếp nhận lá đơn xin sinh con của anh chị trên tay. Và những ngày tháng thơ ấu của cháu Vũ Thị Lan Anh, dẫu trong đất trại nhưng luôn đủ đầy, thấm đẫm yêu thương. Cháu bây giờ đã là một học sinh tiểu học ngoan hiền ở thành phố Vinh, đang cùng bố đợi ngày mẹ thụ án xong, trở về đặng sum họp, đoàn viên.
Đau lòng chuyện vợ theo gót chân chồng vào trai giam
Anh Vũ Thảo Hiếu sinh năm 1970 trong một gia đình tương đối khá giả ở thành Vinh. Công tử, lại hào hoa, Hiếu sớm sa vào ăn chơi đua đòi, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chểnh mảng học hành. Lớn thêm chút nữa, anh bỏ học, theo chúng bạn giao du. Chơi chán, anh xin bố mẹ mảnh đất phía sau bến xe Vinh dựng tạm căn nhà ra “ở riêng”, mở quán nhỏ bán nước, làm nơi tụ hội bạn bè. Trong những ngày sống cảnh độc thân đó, anh đã gặp và đem lòng yêu thương cô gái Nguyễn Thị Phương, quê ở Thanh Hóa, dạt vào Vinh làm thuê kiếm sống. Đầu những năm 1990, khi tình yêu của đôi trẻ đã đến độ mặn nồng, vượt qua được mọi rào cản của gia đình lẫn xã hội thì họ làm lễ cưới, bắt đầu cuộc sống gia đình với rất nhiều hoài bão và mơ ước.
Video đang HOT
Nhưng rồi, hạnh phúc ngắn chẳng tày gang khi cuộc sống gia đình chưa tròn nếp thì anh bập vào ma túy. Số là, trước đó anh đã thử, và đâm ra nghiện cái chất chết người ấy lúc nào không hay. Chính bởi vậy mà cưới nhau chưa quen hơi, anh đã không làm chủ được mình khi bạn bè kéo đến rủ rê. Phát hiện ra chồng nghiện ngập, lại nghiện nặng, cô vợ trẻ Nguyễn Thị Phương như chết điếng, cùng với đó là một lý lịch về chồng với rất nhiều thành tích bất hảo trong xã hội cũng được vạch ra càng làm cho cô đau đớn gấp bội, sau sự thật phũ phàng đó, Phương đã ra sức khuyên nhủ, cầu cứu cả gia đình chồng nhưng Hiếu chứng nào vẫn tật nấy. Đau đớn, xót xa, Nguyễn Thị Phương đã hơn một lần rời xa tổ ấm của cuộc đời mình, nhưng tình yêu đã níu giữ cô. Cũng vì tình yêu mà một thời gian sau đó, từ chán chường cô đã trở thành kẻ đồng lõa với chồng và bạn nghiện của chồng, trở thành kẻ chuyên cung phụng hàng trắng cho các con nghiện trên địa bàn.
Tất cả chỉ vì cuộc sống mưu sinh và để có thuốc cho chồng mỗi khi lên cơn nghiện. Lúc đầu chỉ là mua ma túy về cho chồng sử dụng, sau thấy lợi nhuận ngất trời, thị đã lao vào kinh doanh, đồng tiền đã làm cho người đàn bà vốn nghèo khổ từ nhỏ này mờ mắt. Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma, buôn bán thứ hàng trắng chết người này được một thời gian, cả hai vợ chồng đều bị bắt trong lúc đang vận chuyển ma túy. Với tội danh buôn bán, sử dụng và tàng trữ trái phép chất ma túy, Vũ Thảo Hiếu bị kết án 10 năm tù còn Nguyễn Thị Phương 15 năm tù giam.
Hai vợ chồng cùng vào trại, may mắn thay lại cùng thụ án tại trại giam Đồng Sơn. Chính bởi sự may mắn đó mới nối tiếp sự kỳ diệu sau này, ấy là họ đã có với nhau một đứa con trong lúc cả hai vợ chồng đang thụ án. Câu chuyện về đứa trẻ được sinh ra trong đất trại, có cả cha lẫn mẹ đã lại một lần nữa cho thấy sự thấm đẫm nhân văn của tình người, dù là ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, tình cảm vợ chồng và tình mẫu, phụ tử thiêng liêng luôn được trân trọng.
Hạnh phúc của đứa trẻ được sinh ra trong trại giam
Anh Vũ Thảo Hiếu kể, 6 năm trời kể từ lúc cưới nhau, anh chị không hề có với nhau một mặt con, cũng bởi anh sa đọa và chỉ biết lấy khói thuốc làm vui. Chính bởi vậy, ngày bị bắt và bị kết án, anh đã vô cùng chán nản. Thậm chí, ngày còn ở trại, ngày lễ tết, thấy bạn tù có người thân vào thăm nuôi, cả hai người đã tủi phận khi chẳng có một ai đoái hoài. Không biết nghĩ dại nghĩ khôn thế nào mà vợ anh, chị Nguyễn Thị Phương đã hai lần quá tuyệt vọng mà tìm cách tự tử, may nhờ có cán bộ quản giáo khuyên bảo nên chị mới từ bỏ ý định. Sau mấy lần chị Phương đòi chết, Ban Giám thị đã tạo điều kiện cho anh chị được gần nhau nhiều hơn theo chế độ thăm gặp, mong hai vợ chồng động viên nhau gắng cải tạo thật tốt. Cứ như thế, được gần nhau, anh chị đã cùng nhau vượt khó khăn, tích cực cải tạo để hưởng sự khoan hồng.
Trong tất thảy những dự tính tương lai, điều họ khao khát nhất vẫn là có một đứa con để làm sợi dây nối tình cảm thêm bền chặt. Khát khao ấy càng cháy bỏng hơn khi nhìn lại mấy năm chung sống, họ đã không làm được điều mình muốn. Giờ đây, tuy điều kiện đất trại nhưng anh Vũ Thảo Hiếu đã rời xa ma túy nhiều năm, sức khỏe lại ổn định. Sau rất nhiều đắn đo, suy nghĩ lẫn dằn vặt, nỗi khát về một đứa con đã lấn át mọi sợ hãi, hai vợ chồng run run cùng viết lá đơn xin Ban Giám thị được sinh con! Nhận được lá đơn, Trại giam Đồng Sơn cũng rất bối rối, việc này chưa từng có tiền lệ, hơn nữa theo quy định của pháp luật, đây là điều không thể.
Nhưng rồi, nhìn ánh mắt khẩn thiết và sự khát khao cháy bỏng ánh lên trong cả hai vợ chồng, đồng thời xét thấy hoàn cảnh của họ cũng đáng thương, cưới nhau gần 10 năm nhưng chưa có con, trong thời gian nhập trại luôn là những phạm nhân chấp hành rất tốt nội quy, quy chế của đơn vị nên Ban đã họp bàn để đi đến thống nhất, là làm đơn gửi lên Cục V26 – Bộ Công an xin ý kiến (nay là Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp). Thật mừng là Cục đã đồng ý. Thế rồi, ngày hạnh phúc nhất trại giam Đồng Sơn, cũng là ngày đáng nhớ nhất của cặp vợ chồng lầm lỗi cũng đã đến, ấy là ngày 28/3/2003 khi cả phân trại KI lặng đi để nghe tiếng trẻ con khóc chào đời giữa niềm hạnh phúc vô bờ bến.
Trải qua bao khó khăn, vất vả và cả đắng cay, tủi hờn, sau cùng anh chị đã tìm được cho mình hạnh phúc chẳng thể lớn lao hơn. Tiếng trẻ con bi bô chính là cầu nối cho tình cảm vợ chồng thêm bền chặt, để anh chị càng quyết tâm cao hơn trong việc phục thiện. Trong thời gian có con, chị Nguyễn Thị Phương được tạo điều kiện làm việc nhẹ nhàng, được ở gần bệnh xá để có điều kiện chăm sóc con tốt hơn. Cháu Vũ Thị Lan Anh, dường như cũng thấu hiểu phần nào hoàn cảnh của mình nên từ bé đến lớn rất ngoan, không hề bệnh tật lấy một lần, cháu lớn nhanh, ngoan ngoãn khiến ai cũng rất mực yêu quý.
Có con, anh Vũ Thảo Hiếu cũng như chị Nguyễn Thị Phương không ai bảo ai, đều quyết tâm làm việc thật chăm chỉ, gắng cải tạo để sớm về với nếp nhà xưa. Ngày vui thứ hai cũng đến khi giữa năm 2007, do cải tạo tốt nên anh Vũ Thảo Hiếu được ra trại, và cháu Vũ Thị Lan Anh lúc này cũng đã gần 4 tuổi nên được phép theo cha về với quê nội ở thành phố Vinh.
Chờ đợi ngày đoàn viên
Anh Vũ Thảo Hiếu cho biết thêm, ngày đón cháu về, bà nội cháu và anh chị em cứ thế khóc ngất. Họ chẳng thể tin được trong tù mà anh chị vẫn làm được cái điều kỳ diệu hơn cả khi ở ngoài đời. Về với xã hội, cháu được sống một cuộc sống đủ đầy, với những điều kiện tốt hơn nhiều so với ngày còn ở trại. Bây giờ, cháu đã là một học sinh giỏi của trường Tiểu học phường Lê Lợi. Đều đặn mỗi tháng một lần, hai bố con lại cùng nhau vào trại giam Đồng Sơn thăm mẹ, và thăm lại các chị, các bác đã cưu mang cháu từ thuở thiếu thời. Chị còn một thời gian rất ngắn nữa là chị sẽ về, gia đình đoàn tụ nhưng dù cho chị không thụ án nữa thì gia đình anh cũng sẽ vào thăm trại để tri ân. Nơi đó chính là mái nhà chung, là tổ ấm đã cưu mang, dưỡng dục họ trở thành người có ích cho xã hội.
Anh Vũ Thảo Hiếu giờ đây đã rời xa ma túy, trở thành người bố gương mẫu. Ngoài việc mở quán cà phê 129 trên đường Lý Thường Kiệt, ngay phía sau bến xe Vinh để mưu sinh, anh còn tích cực tham gia công tác xã hội trong “Câu lạc bộ đồng đẳng” của phường Lê Lợi. Anh bảo, làm việc vừa có thu nhập vừa không lãng phí thời gian, điều mà sau hơn nửa đời người anh mới ngộ ra được.
Theo ANTD
Dịch vụ đẻ thuê: Rủi ro không mong muốn
Quan hệ cha mẹ, con cái là tình cảm thiêng liêng gắn bó cả cuộc đời. Việc đứa trẻ sinh ra từ hợp đồng đẻ thuê, vì những ràng buộc về mặt pháp lý hay vì một lý do nào đó mà chúng không thể trở về với chính cha mẹ có cùng huyết thống sẽ gây nhiều bất lợi về mặt tinh thần, tâm lý cho các bên liên quan...
Tương lai của những đứa trẻ bị bỏ rơi này sẽ đi về đâu
(Ảnh chụp tại chùa Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội)
Mặc cảm tội lỗi
Mặc dù, việc đẻ thuê được các bên cam kết chặt chẽ, nhưng có không ít trường hợp rủi ro xảy ra. P.T.T, 26 tuổi, quê ở Thanh Hoá chấp nhận đẻ thuê cho một gia đình giàu có ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Để có bầu, T phải chấp nhận "quan hệ" với ông chủ theo lịch định sẵn. Mỗi lần "quan hệ" đều có sự giám sát của bà chủ. Khi T có bầu, mỗi tháng vợ của "đối tác" đến thăm và cung cấp tiền ăn, tiền nhà, thỉnh thoảng đưa T đi khám thai. Bẵng đi 4 tháng không thấy họ đến, T gọi điện thoại thì người vợ trả lời: "Vợ chồng tôi đã ly dị. Cô tự đi mà lo liệu. Nếu cần hãy gọi điện thoại cho ông ấy". T vội vàng gọi cho "đối tác" nhưng ông này luôn trong tình trạng "ngoài vùng phủ sóng". "Tiền đã gửi hết về quê cho bố mẹ trả nợ, không biết lấy gì để sống khi bụng mỗi ngày một lớn nên cực chẳng đã, em đã tìm người bán đứa con trong bụng", T sụt sùi kể...
Chẳng có người phụ nữ nào có thể đứng vững trước cảnh phải chia lìa đứa con dứt ruột đẻ ra. Và cũng chẳng có ai muốn chấp nhận phải coi những đứa con mình sinh ra như những người xa lạ. Nhưng khi mọi chuyện đã diễn ra như những gì được sắp đặt thì những người phụ nữ đẻ thuê lại luôn sống trong sự dằn vặt. "Cầm trên tay những đồng tiền từ hợp đồng đẻ thuê, đôi lúc em cảm thấy mình thật tàn nhẫn dù đã thực hiện đúng theo hợp đồng... Đã rất nhiều lần em muốn trả lại tiền để giành lấy những đứa con mình đã sinh ra...", N.T.V - một phụ nữ mang thân phận đẻ thuê đã tìm đến Trung tâm Tư vấn, đào tạo và phát triển cộng đồng nằm trên đường Giải Phóng để mong tìm kiếm sự giúp đỡ, giúp cô giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi.
Mặc dù những người mẹ "đẻ thuê" có nhiều điều đáng trách, nhưng suy cho cùng, vì cuộc sống quá khó khăn, mà họ phải làm "mẹ" một cách bất đắc dĩ, như một cách giải quyết miễn cưỡng cho cuộc đời cơ cực. Họ làm việc này đều xuất phát từ suy nghĩ đơn giản khi mọi chuyện tưởng chừng đã kết thúc, tiền đã nhận đủ, mỗi người một nơi chẳng ai quen biết ai thì sẽ chẳng có rắc rối. Tuy vậy, sau khi trao con cho những người xa lại, không ít người phụ nữ đã phải sống trong cảnh nhục nhã và ân hận, họ tự cho mình là kẻ bại hoại và phi lương tâm...
Tranh chấp pháp lý phức tạp
Theo luật sư Võ Đình Hải, Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội, mang thai hộ là việc một người phụ nữ mang một phôi thai từ trứng đã được thụ tinh của người phụ nữ khác (thường là của các cặp vợ chồng không thể sinh con vì nhiều lý do khác nhau) cho tới khi sinh ra đứa trẻ. Vì thê, người mẹ mang thai hộ và sinh ra đứa trẻ mà về mặt sinh học thì không phải là mẹ của đứa trẻ ấy. Theo luật, dù đứa trẻ không có huyết thống với người mang thai, nhưng khi chào đời, quan hệ dân sự giữa trẻ và người sinh ra trẻ (người đẻ thuê) vẫn là quan hệ mẹ ruột - con ruột. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hành vi mang thai hộ (hay còn gọi là đẻ thuê) là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, đối với những trường hợp đẻ thuê mà đứa con được sinh ra do sự kết hợp giữa trứng của người đẻ thuê và tinh trùng của người thuê đẻ cũng không được pháp luật thừa nhận.
Tại điều 6, Nghị định 12/2003 của Chính phủ ban hành đề cập đến quyền sinh con theo phương pháp khoa học và hành vi mang thai hộ như sau:
"Nhà nước nghiêm cấm các hành vi mang thai hộ và sinh sản vô tính. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân và họ là cha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Bên cạnh đó, Nghị định số 45/2005 quy định về chế tài xử phạt vi phạm, cụ thể phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng đối với hành vi "mang thai hộ". Tuy nhiên, mức xử phạt cao nhất cũng chỉ là xử phạt vi phạm hành chính khi có vi phạm xảy ra mà không có quy định về tước đoạt quyền làm mẹ đối với đứa trẻ không phải sinh ra từ huyết thống của người mang thai hộ. Do đó, nếu sự liên lạc của các trẻ với cha mẹ huyết thống của chúng không tồn tại thì có thể xảy ra tình huống hôn nhân cùng huyết thống giữa anh em hoặc với chính cha mẹ của chúng. Ngoài ra, có thể xem xét đến việc tranh chấp thừa kế ở những người có cùng dòng máu, cùng hàng thừa kế mà Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới chấp nhận khi chứng minh được về ADN.
Cũng theo luật sư Võ Đình Hải, bệnh viện Từ Dũ TP.HCM - đơn vị y tế đầu tiên ứng dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, thì từ năm 1997 đến nay, êkíp bác sĩ và chuyên viên làm việc tại khoa Hiếm muộn của bệnh viện đã giúp hơn 4.000 em bé chào đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Trong số này, số trẻ ra đời "hợp pháp" nhờ phương pháp mang thai hộ chỉ tính trên đầu ngón tay. Tất cả các trường hợp này đều phải vất vả ra Hà Nội làm giấy tờ, thủ tục xin Bộ Y tế xét duyệt, tốn khá nhiều công sức. Giải pháp mang thai hộ chỉ được áp dụng với trường hợp người vợ bị bệnh không thể nuôi thai.
Hiện nay, trong xã hội đã có không ít trường hợp những đứa con bị bỏ rơi, thậm chí khi chúng mới vừa lọt lòng. Rất nhiều những trường hợp trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, không nơi nương tựa do bị cha mẹ ruồng bỏ trong thời gian qua. Trong số đó, nhiều em vì không có người chăm sóc, dạy dỗ đã trở thành tội phạm và đôi khi chúng lại trở thành gánh nặng cho xã hội mà nguyên nhân có thể từ chính những bi kịch của những người phụ nữ đẻ thuê...
Theo ANTD
Dịch vụ đẻ thuê: Những hệ lụy khó ngờ Mùng 2 tết, đến nhà chị bạn chơi, tôi ngạc nhiên khi thấy chị bế trên tay một cháu bé hơn 1 tháng tuổi. Như đọc được suy nghĩ của tôi, chị kéo tôi vào phòng trong nói nhỏ: "Chị thuê đẻ đấy, 100% con anh C chồng chị nhé. Giấy khai sinh còn ghi tên chị hẳn hoi"... Quả thật, trước vẻ...