Thăm cù lao Phố một thuở vàng son
Nằm cách không xa trung tâm thành phố Biên Hòa, cù lao Phố vẫn còn lưu dấu ký ức của một thuở vàng son – nơi từng là thương cảng sầm uất của cả vùng Gia Định xưa…
Cù lao Phố (còn được gọi là Đông Phố, Giản Phố, Cù Châu, hay Nông Nại Đại Phố) là tên một địa danh cũ nay là phường Hiệp Hòa, thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Trong thế kỷ XVII – XVIII, cù lao Phố đã từng là một thương cảng sầm uất, nơi thuyền bè qua lại tấp nập, là nơi giao thương buôn bán của cả vùng Gia Định (tức Nam bộ ngày nay).
Cầu Ghềnh (hay còn gọi là cầu Gành, cầu Đồng Nai Lớn) bắc qua sông Đồng Nai, nối phường Bửu Hòa và phường Hiệp Hòa (cù lao Phố) của thành phố Biên Hòa.
Thắng Tài hầu Trần Thượng Xuyên là người có công rất lớn biến Đồng Nai, đặc biệt là Cù lao Phố từ vùng đất hoang vu hẻo lánh trở thành trung tâm thương mại sầm uất và thịnh vượng.
Trần Thượng Xuyên quê tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), là quan của triều nhà Minh. Năm 1644, nhà Mãn Thanh đánh chiếm hầu hết lãnh thổ Trung Quốc, lập nên triều Thanh nhưng trong thực tế lực lượng ủng hộ nhà Minh vẫn còn chiến đấu rải rác các nơi. Trần Thượng Xuyên tham gia phong trào kháng Thanh của Trịnh Thành Công và được phong làm Tổng binh 3 châu Cao – Lôi – Liêm.
Tuy nhiên, theo thời gian triều đình nhà Thanh ngày càng ổn định vững chắc, lực lượng kháng Thanh thất bại. Năm Kỷ Mùi 1679, sau khi quân Thanh dẹp loạn Tam Phiên, Trần Thượng Xuyên cùng quân của mình và gia đình rời Trung Quốc tị nạn.
Cầu Hiệp Hòa dẫn qua cù lao Phố
Theo Đại Nam thực lục, chỉ riêng đoàn thuyền của Trần Thượng Xuyên đã lên đến 50 chiếc cùng với khoảng 3 ngàn người đến cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng xin thần phục nhà Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Tần thu nhận, ban cho chức cũ và sai đến ở đất Đông Phố (Đồng Nai ngày nay). Đoàn thuyền của Trần Thượng Xuyên theo cửa biển Cần Giờ tiến vào định cư ở Bàn Lân (hoặc Bàn Lăn, nay thuộc TP.Biên Hòa).
Khi đó, vùng đất này còn là chốn hoang sơ. Sau đó, họ đã phát hiện ra cù lao Phố – một bãi sa bồi hoang sơ rộng lớn nằm giữa sông Hương Phước (một đoạn của sông Đồng Nai, do sông Đồng Nai chảy đến khúc này thì tự chia hai), tuy nằm cách xa biển nhưng là nơi sông sâu nước chảy, từ đây có thể ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, hoặc xuôi theo phía Nam thì thông ra biển Cần Giờ hay sang tận Campuchia.
“Đất lành, chim đậu”, phần lớn nhóm người Trần Thượng Xuyên đã chuyển từ Bàn Lân đến cù lao Phố, cùng với nhóm lưu dân người Việt đến trước, họ đã cùng nhau tiến hành khai khẩn quy mô lớn. Với biệt tài tổ chức, chẳng bao lâu Trần Thượng Xuyên đã biến vùng đất hoang sơ trở thành một thương cảng, trung tâm thương mại và giao dịch quốc tế của cả vùng Gia Định. Sự phát đạt của thương nghiệp đã lôi kéo những ngành nghề thủ công khác phát triển theo, như dệt chiếu, dệt tơ lụa, làm gốm, đúc đồng, chạm khắc gỗ, đóng thuyền, làm pháo,…
Sau này, khi Trần Thượng Xuyên qua đời, để ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân trong vùng đã lập ngôi miếu nhỏ thờ cúng, sau nhiều lần dịch chuyển thì đã yên vị ở đình Tân Lân (Tân Lân thành phố miếu) toạ lạc trên đường Nguyễn Văn Trị, thành phố Biên Hòa ngày nay.
Video đang HOT
Đáng tiếc là thời huy hoàng không kéo dài được lâu. Một cù lao Phố huyền thoại chỉ góp mặt được 97 năm (1679-1776) trong lịch sử, sau đó thoái trào cũng bởi những sự kiện lịch sử.
Ngày nay, đến với cù lao Phố, du khách cảm nhận thấp thoáng đâu đây trong từng bến sông, từng góc phố, từng công trình tâm linh cổ kính vẫn còn đó linh hồn và dấu chân người xưa – những người từng có công mở cõi và dựng xây đất này. Từ thành phố Biên Hòa, du khách qua cầu Hiệp Hòa là đã đến được một vùng xanh mát của cù lao Phố.
Chùa Đại Giác trên cù lao Phố
Chùa Ông (Thất Phủ cổ miếu)
Cù lao Phố của hiện tại vẫn đất rộng, người thưa. Vùng tập trung dân cư đông đúc chỉ ở xung quanh các điểm di tích tham quan lịch sử – tâm linh chính như: chùa Đại Giác – ngôi cổ tự được dựng từ năm 1665, và đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (đình Bình Kính). Ở những khu vực ngoại ô, người dân trồng cây ăn trái, và ven sông, vài quán ăn, quán cà phê mọc lên phục vụ chủ yếu du khách trong tỉnh.
Sông Đồng Nai đoạn chảy qua cù lao Phố
Dừng chân bên mé sông, để mặc gió từ mặt sông thổi lên lồng lộng, người lữ khách nghe đâu trong tiếng gió văng vẳng tiếng lòng người xưa, bất giác chợt cảm khái cho một thuở vàng son từng có trong quá khứ huy hoàng…
Thăm Văn Miếu Trấn Biên hơn 300 năm tuổi
Được xây dựng năm 1715, Văn Miếu Trấn Biên gắn liền với công cuộc mở cõi về phương Nam
Đây là Văn Miếu đầu tiên được xây dựng ở Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn.
Văn Miếu Trấn Biên hiện tọa lại tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Lịch sử Văn Miếu Trấn Biên gắn liền với công cuộc mở cõi về phương Nam của các chúa Nguyễn. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý xứ Đồng Nai và sáp nhập vùng đất này vào nước Việt. 17 năm sau, tức năm 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây Văn Miếu Trấn Biên, để thể hiện tư tưởng tôn vinh Nho giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, kính trọng hiền tài và tiếp nối truyền thống văn hóa của người Việt ở phương Nam.
Công trình đã có hai lần trùng tu lớn là năm 1794 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, và năm 1852 thời vua Tự Đức. Năm 1861, thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa và đã phá bỏ công trình này. Mãi tới năm 1998 - kỷ niệm 300 năm thành lập và phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai; Văn Miếu Trấn Biên mới được phục dựng trên nền đất cũ có diện tích khoảng 5 ha, trong đó khu thờ chính rộng 2 ha và hoàn thành xây dựng sau 4 năm.
Văn Miếu Trấn Biên được phục dựng theo các tư liệu cổ như Đại Nam Nhất Thống Chí, Gia Định Thành Thông Chí. Các hạng mục công trình được xây đối xứng theo một trục thần đạo; lần lượt từ ngoài vào là Văn Miếu Môn, nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, Đại Thành Môn, tượng Khổng Tử, sân hành lễ, Nhà thờ chính. Hai bên có các nhà tả - hữu là nhà Đề danh - nhà truyền thống, Thư khố - Văn vật khố. Công trình được xây với vật liệu mới nhưng vẫn tuân theo phong cách truyền thống. Ảnh: Khuê Văn Các là một lầu cao 2 tầng với 3 tầng mái; có cầu thang đi lên. Ở trên Khuê Văn Các có thể ngắm toàn cảnh quần thể công trình.
Ô cửa tròn tượng trưng cho sao Khuê (tương tự Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội) đã được tái hiện ở Văn Miếu Trấn Biên.
Phía sau Khuê Văn Các là một hồ rộng có tên Tịnh Quang. Các công trình ở đây đều được lợp ngói thanh lưu ly (ngói men màu xanh ngọc).
Các công trình có bố cục hài hòa. Xen giữa các công trình là cây xanh lấy bóng mát và nhiều loại cây cảnh, cùng mặt nước tạo nên một không gian thoáng đãng.
Tiếp theo, sau hồ Tịnh Quang là Đại Thành Môn. Đây là một hạng mục kiến trúc đặc trưng của các Văn Miếu, dẫn vào khu thờ chính. Đại Thành Môn có kiến trúc kiểu tam quan, mái ngói; hai phía có tường gạch hoa.
Sau Đại Thành Môn là tượng Khổng Tử - ông tổ của Nho giáo, đặt dưới một kiến trúc có mái, tiếp theo là sân hành lễ và nhà thờ chính.
Tượng Khổng Tử được tạc bằng đá nguyên khối, thực hiện theo mẫu từ Di sản thế giới Khúc Phụ (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).
Nhà thờ chính là một kiến trúc 7 gian, hai chái với 3 tầng mái; có nhiều chi tiết đậm tính dân tộc, bên trong cột, kèo và các bao lam, hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng. Đây là nơi thờ tự những danh nhân văn hóa Việt Nam. Phía trước là sân rộng để hành lễ và tổ chức các sự kiện văn hóa.
Gian chính giữa nhà thờ là nơi thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Gian bên trái là nơi đặt bài vị và thờ tự những danh nhân văn hóa gắn liền với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai và Nam Bộ xưa; bên phải là nơi đặt bài vị và thờ tự danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.
Phía trước hai bên nhà thờ chính là: Văn vật khố (nơi trưng bày 4 làng nghề truyền thống của Biên Hòa - Đồng Nai: nghề đồng, nghề mộc, nghề đá, nghề gốm); đăng đối với Văn vật khố là Thư khố - nơi trưng bày các thư tịch cổ, các tài liệu, sách báo... viết về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai xưa và nay. Ảnh: Tấm bia đá có khắc chữ "Văn" trong nhà Thư khố.
Hình ảnh ông đồ dạy trẻ được tái hiện sinh động trong nhà Thư khố. Ngày 18/8/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định về việc xếp hạng cấp Quốc gia với Di tích lịch sử Văn Miếu Trấn Biên.
Văn Miếu Trấn Biên là một địa chỉ văn hóa đặc biệt ở Biên Hòa (Đồng Nai). Với không gian thoáng đãng và kiến trúc đặc sắc, đậm truyền thống văn hóa, hiếu học; nơi đây là điểm tổ chức nhiều sự kiện của địa phương như lễ Tết thầy cho học sinh, lễ hội hoa xuân, lễ hội báo xuân, lễ hội thơ, lễ báo công, lễ viếng tiền nhân... Đây là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị truyền thống, là nơi tưởng nhớ tổ tiên của người Việt ở phương Nam./.
Phố Mã Lai ở Sài Gòn đìu hiu hơn một năm Phố Mã Lai sầm uất nằm ngay khu trung tâm, lúc nào cũng đông đúc nay vắng tanh vì Covid-19. Đường Nguyễn An Ninh chỉ 150 m nhưng là một trong những phố sầm uất nhất quận 1 thời chưa có dịch, đặc biệt vào buổi chiều tối, khi chợ đêm Bến Thành cách đó vài bước chân bắt đầu hoạt động. Tuy...