Thăm công trường Formosa sau vụ gây rối
Những ngày lộn xộn, im vắng sau vụ các đối tượng xấu đập phá, gây mất trật tự an ninh trung tuần tháng 5 đã qua, công trường xây dựng Formosa (Hà Tĩnh) giờ đã sôi động trở lại.
Sáng 30/5, hai tuần sau vụ các đối tượng xấu tổ chức gây rối, đập phá, xô xát, khiến công trường dự án Formosa bị ảnh hưởng nặng nề, PV Dân tríđã tới thăm công trường dự án này. Dù trước đó Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh – ông Hồ Anh Tuấn – đã thông tin, hơn 1,4 vạn công nhân của 29 nhà thầu thi công đã làm việc bình thường, nhưng phóng viên vẫn không hỏi ngỡ ngàng trước “sự trở lại” quá nhanh của công trường xây dựng dự án Formosa.
Ngay từ ngoài cổng chính, từng đoàn xe dài đến mấy trăm mét vận chuyển trang thiết bị hối hả, tấp nập di chuyển hướng vào công trường xây dựng.
Sau vụ xô xát xẩy ra hôm 14/5, hai cổng kiểm soát công nhân, phương tiện ra vào được bố trí lực lượng bảo vệ chặt chẽ hơn, kèm với đó là sự hỗ trợ của lực lượng công an và bộ đội biên phòng Hà Tĩnh.
Các phương tiện ra vào công trường Formosa được kiểm tra nghiêm ngặt
Một chiếc xe hạng nặng chở thiết bị, cấu kiện xây dựng đi qua băng chuyền tải đang được lắp đặt
Qua khỏi khu vực kiểm soát, bên trong rộn tiếng máy đào, tiếng gò hàn vang khắp các công trình.
Theo BQL Khu kinh tế Vũng Áng cho biết, cán bộ, chuyên gia, công nhân viên cho dự án Formosa có 4.348 người, trong đó có 942 người Đài Loan; công trường Formosa có 29 nhà thầu với 12.346 công nhân lao động.
Cũng theo BQL KKT Vũng Áng, trong số 12.346 công nhân lao động, có gần 500 lao động là người nước ngoài.
Video đang HOT
Ngoại trừ những hạng mục công trình do công nhân Trung quốc thi công còn khá yên lặng, còn lại công trường xây dựng ở một trong những đại dự án lớn nhất nước này đã thực sự sôi động trở lại.
Dưới cái nắng hơn 40 độ C, hàng ngàn công nhân vừa trở lại sau vụ gây rối đang hối hả làm việc.
Công trường xây dựng hầm thoát nước đông đúc công nhân, máy móc
Theo ghi nhận, công nhân lao động tại công trường Formosa rất chuyên nghiệp.
Công nhân được trang bị bảo hộ lao động và có sức chịu đựng trước áp lực công việc và thời tiết khắc nghiệt
Một phức hợp công trình nhà cao tầng đang được công nhân, máy móc thi công phần đóng cọc nền.
Mỗi chiếc cọc bê tông đóng xuống đất có độ dài hơn chục mét, nặng hơn 10 tấn
Một tốp công nhân tranh thủ nghỉ tránh nắng dưới chân dây chuyền băng tải đang được xây dựng. Tâm sự với PV, những công nhân này đều hồ hởi trước sự trở lại của công trường Formosa. Ai cũng muốn được lao động để có lương thưởng gửi về chăm lo gia đình. Những lao động còn nhễ nhãi mồ hôi nói rằng: “Với chúng tôi lao động chính là yêu nước”.
Một cán bộ Phòng CSCĐ Công an Hà Tĩnh đang làm nhiệm vụ bảo vệ dự án cho biết, sự thay đổi hiện trạng trên công trường Formosa có thể thấy được qua từng ngày.
Theo Dantri
Doanh nghiệp bị đập phá hãy cùng Việt Nam lên tiếng đấu tranh!
Phó Chủ tịch TPHCM Lê Mạnh Hà kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp yên tâm, tin tưởng và cùng Việt Nam lên tiếng đấu tranh để không quốc gia nào bị vi phạm chủ quyền - nguyên nhân sâu xa nhất của các vụ gây rối, đập phá vừa qua.
Những vướng mắc của doanh nghiệp
Sáng 30/5, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI tổ chức cuộc gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp (DN) nước ngoài tại khu vực phía Nam. Cuộc làm việc tập trung vào hướng hỗ trợ, giúp doanh nghiệp đầu tư nước ngoài FDI khắc phục thiệt hại sau việc bị đập phá khi công nhân quá khích gây rối.
Đại diện cộng đồng DN Đài Loan thông tin khái quát, trong số 12 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng của Đài Loan, hiện có 7 công ty đang rất khó khăn, ước tính phải mất 6-12 tháng để khôi phục lại nhà xưởng, trở lại sản xuất.
Vướng mắc trước mắt của các DN là việc trả lương cho người lao động trong những ngày diễn ra tuần hành, ngừng sản xuất vì có những đơn vị có tới 30.000 công nhân. Chỉ thị của Thủ tướng về vấn đề này đưa ra 2 phương án, cho phép DN khấu trừ khoản này vào thuế thu nhập DN hoặc khấu trừ vào chi phí trước khi tính thuế từ tháng 7 tới.
Đại diện DN Trung Quốc nên những băn khoăn, lo lắng
Tuy nhiên, đại diện cộng đồng DN Đài Loan băn khoăn, khoản tiền lương phải chi trả đó là lương cơ bản hay toàn bộ thu nhập thực tế của công nhân? Các doanh nghiệp cũng lo ngại, nếu một số chủ DN không có điều kiện, không trả được khoản tiền lương này có thể dẫn đến cảnh công nhân tiếp tục phản ứng, đình công.
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp Đài Loan cũng kiến nghị được hỗ trợ thông tin để thuyết phục các lao động quản lý đã trở về nước, đang lo ngại, băn khoăn khi được mời trở lại Việt Nam.
"Làm sao để các doanh nghiệp bị thiệt hại cảm thấy được quan tâm đầy đủ là điều rất quan trọng. Tiền lương của công nhân là chuyện cần giải quyết ngay. Nếu các bên có thể hợp tác hỗ trợ hiệu quả thì tôi tin các DN nước ngoài vẫn tiếp tục hứng thú hợp tác, đầu tư tại Việt Nam" - nữ Tổng hội trưởng Tổng hội thương nhân Đài Loan tại Việt Nam nói.
Đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản cũng trình bày, lý do phía Nhật không ngừng mời gọi DN trong nước sang Việt Nam đầu tư vì biết môi trường chính trị xã hội của Việt Nam rất ổn định. Vậy nên, vấn đề hiện tại cần giải quyết là tháo gỡ những quan ngại về vấn đề an ninh an toàn cho các DN, chính quyền các địa phương cần triển khai giải pháp phòng chống sự việc tương tự xảy ra, tránh cảnh "mất bò mới lo làm chuồng".
Đại diện Hiệp hội DN Trung Quốc cho biết, hiện tại Bình Dương, Đồng Nai còn 36 doanh nghiệp chưa trở lại sản xuất được. Cộng đồng DN này nêu kiến nghị nhà nước hối thúc công ty bảo hiểm thực hiện việc chi trả bồi thường với những thiệt hại xảy ra, trước hết là trả ngay 50% tiền bảo hiểm để DN nhanh chóng khắc phục tổn thất. Ngoài ra, mong muốn lớn nhất của các nhà đầu tư là nhà nước đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian tới. Người đại diện Hiệp hội bày tỏ tin tưởng chính quyền Việt Nam có thể kiểm soát tốt tình hình và khôi phục nhanh môi trường đầu tư.
Lãnh đạo phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (Euro Cham) thì kiến nghị tạo điều kiện cấp visa nhanh chóng, dễ dàng hơn để kéo du khách tiếp tục đến Việt Nam. Theo phân tích của ông này, đây là cách tốt nhất để tiếp tục quảng bá thông điệp Việt Nam là điểm đến an toàn cho đầu tư, du lịch.
Kêu gọi DN cùng Việt Nam lên tiếng đấu tranh
Giải đáp những băn khoăn, nghi ngại của cộng đồng DN, đại diện Tổng Cục An ninh 2 - Đại tá Hồ Văn Mười - nói lời xin lỗi về những thiệt hại vật chất, tinh thần của DN, chia sẻ những lo lắng của các nhà đầu tư.
Đại tá Mười cho biết, lực lượng công an các địa phương đang nỗ lực thu hồi được nhiều nhất những tài sản DN bị mất để trả lại trong thời gian sớm nhất.
Bộ Công an đề nghị các cơ quan DN sớm thành lập phòng, ban, đội bảo vệ DN để tự chủ động bảo vệ đơn vị của mình. Lực lượng Công an xác định trách nhiệm về việc đảm bảo tốt nhất yêu cầu an ninh, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, DN. Bộ Công an cũng đề nghị DN tạo điều kiện, phối hợp với cơ quan CA để phát hiện những tội phạm còn đang lẩn tránh để đưa ra xử lý theo pháp luật.
Đáp lại những nguyện vọng, đề nghị của DN, ông Lê Xuân Thành - đại diện Bộ LĐ,TB&XH - nêu rõ, Chính phủ Việt Nam đã quyết định rút gọn thủ tục cấp phép đối với các chuyên gia, lao động nước ngoài của các DN bị thiệt hại một cách nhanh nhất để hỗ trợ DN khắc phục thiệt hại, tái sản xuất, tích cực giúp DN bổ sung lượng lao động thiếu hụt, kịp thời sản xuất.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khẳng định, việc Chính phủ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép không làm ảnh hưởng đến giao thương giữa 2 nước.
Chia sẻ tâm tư của các DN về vấn đề tiền lương, với những DN đến tháng 7 vẫn chưa đi vào hoạt động được, nhà nước sẽ hỗ trợ giải quyết bằng 2 nguồn: dùng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và UBND các tỉnh, thành ứng tiền cho DN vay trả lương.
Phó Chủ tịch TPHCM Lê Mạnh Hà kêu gọi cộng đồng DN yên tâm, tin tưởng và cùng Việt Nam lên tiếng, đấu tranh để không quốc gia nào bị vi phạm chủ quyền - nguyên nhân sâu xa nhất của các vụ gây rối vừa qua. Đó là biện pháp ngăn chặn từ xa tốt nhất để đảm bảo an ninh, an toàn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng phân trần: "Lòng tin của quý vị có phần nào bị giảm sút. Trong lúc này không biết nói gì, không đổ lỗi cho nhau nữa mà cần siết tay để làm. Chúng tôi hứa làm tất cả những gì có thể để khôi phục lại niềm tin, để khẳng định Việt Nam tiếp tục là vùng đất an toàn cho hoạt động đầu tư của DN FDI".
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, dấu hiệu đáng mừng là sự việc đáng tiếc xảy ra không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giao thương giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng như các đối tác kinh tế. Mục đích chung của 2 nước là duy trì ổn định lâu dài để hợp tác kinh doanh, 2 bên cùng có lợi.
P.Thảo
Theo Dantri
Trao trả tài sản cho nhà đầu tư bị mất cắp trong vụ gây rối tại Vũng Áng Chiều 28.5, đại úy Nguyễn Phi Hải, Phó trưởng Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), cho biết công an huyện này phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan đã tổ chức trao trả lại tài sản cho nhà đầu tư bị mất cắp trong vụ gây rối tại Khu kinh tế Vũng Áng ngày 14.5. Công nhân đã trở...