Thăm chúc Tết nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nhân dịp Tết Canh Tý 2020, ngày 17/1 tại TPHCM, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã đến thăm, chúc Tết nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thăm, chúc Tết nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Tại gia đình nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ân cần thăm hỏi tình hình sức khỏe, cuộc sống hằng ngày và chúc đồng chí Trương Tấn Sang luôn mạnh khỏe, tiếp tục có những đóng góp vào sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thăm, chúc Tết nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Đến thăm, chúc Tết nguyên đán Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ân cần thăm hỏi sức khỏe đồng chí Nguyễn Tấn Dũng; chúc đồng chí cùng gia đình đón xuân mới tươi vui, an lành và hạnh phúc.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tưởng nhớ cố Thượng tướng Cao Đăng Chiếm. Ảnh: VGP/Mạnh Hùng
Video đang HOT
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tới thăm gia đình và thắp hương tưởng nhớ cố Thượng tướng Cao Đăng Chiếm, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam, Trưởng Ban An ninh Đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quân quản Sài Gòn – Gia Định, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Theo Mạnh Hùng (VGP)
Xét xử sơ thẩm 10 đại án nghiêm trọng trong năm 2020
Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống tham nhũng lưu ý, năm 2020, tập trung đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm như vụ vi phạm ở Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên và vụ án tham ô tài sản" xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN. Ảnh: TTXVN
Tham nhũng có chiều hướng thuyên giảm
Ngày 15/1, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã họp phiên thứ 17 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động năm 2019; thảo luận, cho ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020.
Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, năm 2019 và từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) đã có bước tiến mạnh mẽ, với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện. Tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm.
Trưởng Ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc báo cáo tại cuộc họp
Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Đặc biệt, công tác điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, kinh tế ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn; điều tra, làm rõ bản chất chiếm đoạt, tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản, truy tố, xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, nhưng cũng rất nhân văn. Ngoài ra, đã tập trung chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những khâu, lĩnh vực còn yếu, có khó khăn, vướng mắc, trong đó đã thu hồi được số tiền hơn 35.000 tỷ đồng; riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản giá trị gần 24.000 tỷ đồng.
Sớm xét xử sơ thẩm 10 đại án
Về nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý không được chủ quan, thỏa mãn, không được bằng lòng với những kết quả đã đạt được. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm, kiên quyết không để lọt vào cấp ủy những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Cùng với đó, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chú trọng xác minh, điều tra làm rõ hành vi tham nhũng, chiếm đoạt. Trong năm 2020, tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra 21 vụ án, kết thúc xác minh, xử lý 21 vụ việc; truy tố 23 vụ án; xét xử sơ thẩm 29 vụ án, xét xử phúc thẩm 7 vụ án theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Nhất là, tập trung đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm gồm:
Thứ nhất: Vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" xảy ra tại Tổng Công ty bia rượu nước giải khát (Sabeco), Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Thứ hai: Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí" liên quan đến dự án 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Thứ ba: Vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải Quân liên quan đến đất số 7-9 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Thứ tư: Vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Hội sở chính BIDV và Chi nhánh Hà Thành, Chi Nhánh Hà Tĩnh và Công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Trung Dũng.
Thứ năm: Vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Cổ phần hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) trong Dự án xây dựng nhà máy Ethanol Phú Thọ.
Thứ sáu: Vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh và các đơn vị có liên quan.
Các đại biểu tham dự phiên họp thứ 17 (ảnh TTXVN)
Thứ bảy: Vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Thứ tám: Vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Tham ô tài sản" xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn.
Thứ chín: Vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng xảy ra tại Ngân hàng Phương Nam (Sacombank)".
Thứ mười: Vụ án "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng yêu cầu tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm những khâu còn yếu, những việc làm dở; những địa bàn, lĩnh vực trọng điểm, tạo chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ hơn nữa công tác PCTN ở địa phương, cơ sở; ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc "tham nhũng vặt".
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý chấn chỉnh, đấu tranh đẩy lùi tư tưởng lo ngại việc đẩy mạnh PCTN sẽ "làm chậm sự phát triển", làm "hạn chế sức sáng tạo, dám nghĩ, dám làm", "nhụt chí", "làm cầm chừng", "phòng thủ" trong một bộ phận cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
VĂN KIÊN
Theo tienphong.vn
Thượng tướng, ĐBQH Lê Chiêm nhận Huy hiệu cao quý của Đảng Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV vừa được nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Thượng tướng Lê Chiêm (ảnh Bộ Quốc phòng). Thượng tướng Lê Chiêm sinh năm 1958, quê Quảng Nam. Ông tham gia quân ngũ từ năm 1976, được...