Thăm chùa Trường Sa Lớn giữa biển khơi
Những ai có dịp thăm Trường Sa đều có chung một tâm nguyện được đến thăm chùa Trường Sa Lớn, để thắp một nén nhang tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ chủ quyền của đất nước, cầu an cho các chiến sỹ nơi đảo xa, và xin chữ của vị sư trụ trì viết trên hòn đá san hô đưa về đất liền lưu niệm.
Tượng Phật ngọc ngự chùa Trường Sa Lớn
Chùa Trường Sa Lớn thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa nằm ngay tại vị trí trung tâm đảo, từ cầu tàu lớn đã nhìn thấy cổng chùa uy nghiêm. Đối diện với chùa, chếch phía trước mặt là Quảng trường và cột mốc chủ quyền của đảo, kế đó là nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một khoảng không gian tĩnh lặng mà không kém phần gần gũi giữa biển khơi bốn bề sóng vỗ.
Bước vào cổng, qua sân là đến vườn chùa. Tòa chính điện xây theo lối truyền thống một gian, hai chái, mái ngói cong có đầu đao. Nguyên liệu được sử dụng bằng nhiều loại gỗ quý có sức chịu đựng độ mặn của nước biển. Phật điện Trường Sa Lớn có pho tượng Phật bằng đá quý màu trắng, nguồn gốc là Phật ngọc chùa Vàng ở Myanmar. Cơ duyên Phật ngọc ngự trong chùa đến từ món quà của Liên đoàn Phật giáo Thế giới tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến thăm Thủ đô Yangon và được Thủ tướng kính tặng lại chùa Trường Sa Lớn. Trong thư gửi, Thủ tướng phát tâm nguyện:
Video đang HOT
“Mong đức Phật phù hộ độ trì:
Cho quân dân huyện đảo Trường Sa bình yên, mạnh khỏe, hạnh phúc, thắng lợi.
Cho nước Việt Nam hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Cho vùng biển Đông, cho các quốc gia trong khu vực và thế giới sống trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, cùng phát triển, cùng thịnh vượng”.
Chùa Trường Sa lớn nói riêng, hệ thống chùa trên quần đảo Trường Sa nói chung, mặt đều hướng về Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước. Trong chùa đều có bàn thờ các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Tổ quốc.
Giờ học và chơi trên đảo Trường Sa – Ảnh: XUÂN THỦY
Vị sư trụ trì chùa Trường Sa Lớn là Đại đức Thích Giác Nghĩa người Huế. Đại đức cho rằng ra chùa Trường Sa Lớn tu luyện, vun hồi đạo lực là một thiện duyên lớn, sau 3 lần ông đặt chân tới đảo Trường Sa làm lễ cầu siêu. Ông tâm niệm, Phật giáo luôn đồng hành với dân tộc, bảo vệ an nguy quốc gia, vì thế với ông ra đảo là một vinh dự và trách nhiệm.
Trong Chính điện chùa Trường Sa Lớn, treo bức thư pháp viết bằng tiếng Việt, theo lối thảo thư. Trên đó có bài thơ mang tên “Đi”, nội dung như sau “Hãy ra đi vì biên cương biển đảo/ Đi ra đi cưỡi sóng vượt trùng dương/ Đi đi. Đi cho yên bình hiện hữu. Đi bước đi để củng cố sơn hà”. Đại đức Thích Giác Nghĩa cho biết, đây là bài thơ thầy Thích Tâm Trí tặng ông khi ông quyết định ra Trường Sa, bởi khi đi, ông đã có tâm thế của một người chiến sĩ trên đảo quê hương.
Theo ANTD
Tu bổ, tôn tạo Chùa Một Cột: Phải hết sức thận trọng
Chiều 8-5, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh dự án trùng tu, tôn tạo di tích Chùa Diên Hựu (Một Cột). Theo đó, dự án đang trong quá trình lấy ý kiến các nhà khoa học, văn hóa, lịch sử trước khi hoàn chỉnh.
Việc trùng tu, tôn tạo di tích Chùa Một Cột đòi hỏi sự thận trọng cao
Theo ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, Chùa Một Cột là di tích lịch sử cấp quốc gia, lại nằm trong quần thể di tích đặc biệt quốc gia nên việc trùng tu, tôn tạo đòi hỏi sự thận trọng ở mức cao nhất. Ông cho biết: "Chỉ cải tạo hệ thống thoát nước, sân vườn cũng cần làm việc, xin ý kiến của rất nhiều cơ quan liên quan, chứ không phải muốn làm gì là được ngay." Từ năm 2009, dự án tôn tạo giai đoạn I đã nạo vét, xây mới hệ thống thoát nước và đảo ngói, xử lý một số điểm thấm, dột, hỏng hóc. Từ khi giai đoạn I hoàn thành (tháng 9-2010) đến nay, khu vực Chùa Một Cột không còn bị ngập nước mỗi khi mưa lớn. Sau khi đã kiểm tra thực địa, đại diện UBND quận Ba Đình cho biết: "Thực tế, Chùa Một Cột không hề tới mức xuống cấp đặc biệt nghiêm trọng như thông tin nào đó phản ánh, dù trong nhà Tam Bảo cũng có 1-2 chỗ bị thấm dột nhẹ. Hàng ngày, người dân vẫn vào tham quan bình thường".
Cũng theo UBND quận Ba Đình, tháng 4-2010, TP tiếp tục giao quận Ba Đình và các cơ quan liên quan lập dự án trùng tu Chùa Một Cột. Trong đó, có yêu cầu quận Ba Đình phải lấy ý kiến các cơ quan hữu quan và nhà lịch sử, văn hóa, nhà khoa học... Từ thời điểm đó tới nay, UBND quận Ba Đình đã tổ chức 3 cuộc hội thảo khoa học để tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự án.
Xung quanh thông tin Đại đức Thích Tâm Kiên - trụ trì Chùa Một Cột gửi "tâm thư" tới một số cơ quan báo chí nêu, "nếu 30 ngày nữa (kể từ 2-5-2013), mà không có ý kiến của các cấp chính quyền, nhà chùa đành phải dỡ ngói và hạ giải để đảo ngói toàn bộ chùa và nhà mẫu để tạm thời tránh dột nát khi mùa mưa bão sắp tới", ông Đỗ Viết Bình cho biết, quận cũng chỉ mới biết thông tin qua báo chí: "Ngay khi biết sự việc, UBND quận đã giao UBND phường Đội Cấn làm việc, trao đổi với trụ trì Chùa Một Cột". Ông Đỗ Viết Bình cho biết, chắc chắn sẽ không để xảy ra việc trụ trì Chùa Một Cột tự ý hạ giải, đảo ngói toàn bộ chùa. "Bất kỳ công trình xây dựng nào cũng phải được sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Đây là di tích lịch sử cấp quốc gia nên càng không ai được phép làm việc đó. Chúng tôi khẳng định không thể để việc đó diễn ra..." - ông Đỗ Viết Bình nói.
Về lộ trình sắp tới, ông Đỗ Viết Bình thông tin: "Dự kiến, trong tháng 5-2013, sẽ tiếp tục có một cuộc hội thảo nữa về dự án trùng tu Chùa Một Cột để lấy ý kiến các nhà chuyên môn. Sau khi đã thu thập đủ dữ liệu, quận Ba Đình sẽ hoàn chỉnh dự án trước khi chính thức phê duyệt. Mọi sự nôn nóng là không cần thiết bởi tất cả đều đã nằm trong lộ trình, kế hoạch của UBND quận".
Trao đổi với phóng viên Báo An ninh Thủ đô, ông Đỗ Viết Bình cho biết, hiện nay, dự án không còn vướng mắc gì lớn. Dù vậy, để đi đến sự đồng thuận cao nhất trước khi phê duyệt dự án, UBND quận vẫn tiếp tục tổ chức cuộc hội thảo về dự án trong tháng 5-2013. Khẳng định sự quan tâm và trách nhiệm của chính quyền đối với việc trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di tích Chùa Một Cột, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cam kết: "Quận đã và đang chỉ đạo quyết liệt để hoàn chỉnh dự án trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, các bước phải làm theo đúng lộ trình, kế hoạch và đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo việc trùng tu, tôn tạo Chùa Một Cột sẽ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lâu bền của di tích, đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Chúng tôi đề nghị người dân, báo chí cùng giám sát tiến độ của dự án này".
Trùng tu di tích không thể nôn nóng
Cũng liên quan sự việc, chiều 8-5, Phó Trưởng Ban Thường trực Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long cho biết, việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử không thể làm vội vã, nôn nóng mà phải theo trình tự, thủ tục tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu nôn nóng, sẽ xảy ra hậu quả đáng tiếc. Ở di tích Chùa Một Cột, việc trùng tu, tôn tạo phải tính toán giải pháp tổng thể chứ không phải chỉ xử lý một đôi chỗ thấm dột ở mái. Tất cả đều cần sự cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng theo lộ trình. Ông Phan Đăng Long nhấn mạnh: "Ở đây, chính quyền đã rất quan tâm tới dự án trùng tu, tôn tạo Chùa Một Cột. Đương nhiên, muốn làm được việc này, phải hết sức thận trọng, theo đúng quy định pháp luật".
Theo ANTD
Non thiêng Yên Tử phía sườn Tây Nói đến Yên Tử nhiều người nghĩ ngay đến Yên Tử nơi có chùa Hoa Yên nằm lưng chừng núi, nơi có chùa Đồng bốn phía mù sương. Nhưng mấy năm trở lại đây, dân du lịch còn biết đến một Yên Tử khác ở sườn phía Tây (Tây Yên Tử), nơi tu thiền thực sự của Phật Hoàng Trần Nhân Tông -...