Thảm cảnh tắc đường trong mắt sếp phó CSGT Hà Nội
Người ta luôn cho mình quyền được đi trước, bấm còi, hối thúc… – Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT Hà Nội nhận xét.
Giao thông Hà Nội hiện nay đang ở trong tình trạng rất đáng báo động, vậy theo ông đâu là nguyên nhân chính?
Vào thời gian cuối năm, hoạt động sơ, tổng kết của các bộ, ban, ngành cũng như việc thông thương, mua bán của người dân đã dẫn đến tình trạng quá tải và tạo nên sự phức tạp của giao thông Hà Nội.
Bên cạnh đó, có thể thấy lưu lượng phương tiện cá nhân trên địa bàn gia tăng rất lớn, trung bình mỗi năm tăng 6,1% so với năm trước. Đó là chưa kể lượng phương tiện giao thông của người ngoại tỉnh, HSSV, dẫn đến sự quá tải khi quỹ đất dành cho giao thông còn chưa đáp ứng được, tỷ lệ mới đạt 8,65%.
Trong khi hệ thống các phương tiện giao thông công cộng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Hầu hết là các điểm giao cắt đồng mức nên chỉ cần một hành vi vi phạm của một cá nhân một vài phương tiện cũng dễ dẫn tới sự xung đột.
Hay một vấn đề quan trọng nhất là ý thức của người tham gia giao thông, một số bộ phận chưa tuân thủ tuyệt đối quy định về luật giao thông đường bộ
Chúng ta thường nói rất nhiều đến văn hóa của một bộ phận người tham gia giao thông còn thấp, tuy nhiên có một thực tế là chính những người này khi đi ra nước ngoài hoặc vào TP.HCM thì lại tuân thủ giao thông nghiêm túc. Vậy phải chăng là do cách phân làn, tổ chức giao thông chưa phù hợp và luật chưa nghiêm?
Trước hết, đánh giá nhìn nhận thẳng vào thực tế là một số nút giao thông trên địa bàn Hà Nội chưa thực sự khoa học và hợp lý.
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy điều quan trọng nhất chính là ý thức của người điều khiển phương tiện. Họ luôn cho mình cái quyền được đi trước mà bấm còi, hối thúc phương tiện trước.
Video đang HOT
Ai cũng muốn len lên trước. Ảnh: Trần Thường
Khi vắng bóng lực lượng chức năng còn có tình trạng đi lấn làn, không chấp hành đèn tín hiệu, hoặc dừng đỗ sai quy định, dẫn đến tình trạng giao thông chưa đi vào trật tự.
Ngoài việc di chuyển các cơ quan bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, có cần thêm giải pháp nào?
Trước hết tôi vẫn muốn nhấn mạnh đó là nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Các ban ngành vào cuộc để những người tham gia giao thông tự giác chấp hành, nâng cao văn hóa nhường nhịn, văn hóa xếp hàng.
Thứ hai là trong việc phân bổ mật độ dân cư phải tính toán số lượng người trong các tòa nhà cao tầng, các khu chung cư mới xây nên có sự sắp xếp bố trí khoa học các nút giao thông, các tuyến đường.
Các phương tiện cá nhân ở HN hàng năm tăng trung bình 6,1% năm. Ảnh: Trần Thường
Thứ ba là thực hiện lộ trình trong việc giảm thiểu các phương tiện giao thông cá nhân. Đẩy mạnh năng lực khai thác của các phương tiện công cộng.
Và một trong những biện pháp đồng bộ đó là nâng cao, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền từ gia đình, trường học. Ngoài ra, việc nâng cao chế tài xử phạt đối với các phương tiện vi phạm có thể tác động trực tiếp đến ý thức của người dân. Đặc biệt nói rõ vào các nguyên nhân gây ùn tắc và tai nạn giao thông cũng là cách tác động trực tiếp đến người giao thông, để họ tự ý thức.
Sở GTVT Hà Nội có đề xuất cấm các phương tiện xe máy vào nội đô trong 5 năm tới, vậy theo ông đây có phải là một trong những giải pháp để giảm ùn tắc?
Mục tiêu là hạn chế phương tiện cá nhân tham gia giao thông trên những tuyến đường với điều kiện hạ tầng chưa đáp ứng và đang bị quá tải. Một số tuyến phố bây giờ đang quá tải 6 – 10 lần so với thiết kế thì việc tìm giải pháp để hạn chế các phương tiện cá nhân hoạt động là cần thiết.
Tuy nhiên, để việc cấm một loại phương tiện nào đó tham gia thì phải bố trí được các phương tiện khác thay thế đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Thấy được lợi ích trong việc sử dụng phương tiện công cộng thì đương nhiên các phương tiện cá nhân sẽ giảm.
Theo Vietnamnet
Trưởng phòng CSGT Hà Nội "vạch lỗi" các nhà thầu rào đường gây ùn tắc
"Khi thi công các nhà thầu phải đảm bảo an toàn lao động và trật tự ATGT ở 2 đầu đường. Nhưng đa phần các nhà thầu đều không làm được việc này, đèn quay cảnh báo cái có cái không, ánh sáng không đảm bảo, không có người cảnh giới giao thông 24/24h..." - trưởng phòng CSGT Hà Nội phản ánh.
Công nhân làm việc như kiểu "trêu tức" người đi đường
Mới đây tại Sở GTVT Hà Nội đã diễn ra cuộc họp nhằm "truy" nguyên nhân và tìm giải pháp tháo gỡ cho vấn nạn tắc đường kinh hoàng trên địa bàn TP Hà Nội thời gian qua.
Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT Đường sắt - Đường bộ (Công an TP Hà Nội) thẳng thắn phê bình các nhà thầu khi tiến hành rào đường để thi công các công trình giao thông đã không tuân thủ các quy định về an toàn và trật tự ATGT ở 2 đầu đường.
Cụ thể: Hàng rào chắn tại các công trường mặc dù nhà thầu có lắp đèn quay cảnh báo, nhưng cái quay cái không, thậm chí có chỗ không lắp; không bố trí người đứng ở 2 đầu đường để cảnh giới, hướng dẫn giao thông 24/24h; ánh sáng tại vị trí rào đường không đảm bảo đủ độ sáng về ban đêm; những chỗ nhà thầu dỡ rào chắn ra nhưng hoàn trả lại mặt bằng, vẫn để gồ ghề gây mất an toàn và cũng là nguyên nhân gây ùn ứ giao thông.
Phần lớn các rào chắn đường của các nhà thầu đều không tuân thủ về an toàn và trật tự ATGT ở 2 đầu đường
"Luật giao thông đường bộ quy định rất rõ, khi tiến hành thi công các nhà thầu phải đảm bảo an toàn và trật tự ATGT ở 2 đầu đường. Nhưng tôi thấy đa phần các nhà thầu đều chưa làm được; trong khi đó hợp đồng ký với chủ đầu tư, với thành phố đều có các hạng mục này nhưng không thấy ai làm. Tôi đề nghị với các đồng chí công an quận, công an phường nếu nhà thầu nào để xảy ra sập rào chắn, dỡ rào mà để đường gồ ghề gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng thì cần phải khởi tố vụ án và truy tố trước pháp luật đối với những người liên quan. Các nhà thầu thi công phải đặt vị trí mình là những người tham gia giao thông mới thấu hiệu được điều này" - Đại tá Thắng phản ánh.
Cũng theo Đại tá Thắng, một số dự án giao thông trên địa bàn TP Hà Nội, nhất là dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông tiến độ thi công quá chậm, nhưng vẫn cứ cố tình "ôm đường" của nhân dân. Theo quan sát, cả công trường lớn nhưng có những ngày chỉ vài công nhân "gõ cành cạch" trên công trường như kiểu "trêu tức" người đi đường đang vất vả vượt qua đoạn đường tắc bởi rào chắn.
"Tôi thường 6 giờ sáng ra khỏi nhà và 8 giờ tối mới quay về"
Trước thực trạng tắc đường như hiện nay tại Hà Nội, Đại tá Thắng cũng đưa ra khuyến cáo cho người dân nên chủ động về mặt thời gian khi lưu thông trên đường để đảm bảo giờ giấc làm việc và học tập.
"Mọi người đừng lấy lý do muộn giờ làm là do tắc đường, chúng ta đừng đổ lỗi cho con đường, bản thân con đường không có tội. Tôi thường ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng và quay về lúc 8h giờ tối. Để đến đây họp tôi cũng phải căn quá thời gian ra cho chủ động hơn, làm như vậy sẽ không bao giờ sợ muộn giờ làm, giờ học.
Tôi cũng đã đi qua tất cả các điểm ùn tắc, phức tạp nhất về giao thông trên địa bàn TP Hà Nội để nắm bắt tình hình. Tới đây, tôi đang có kiến nghị với Sở GTVT là không cho xe buýt đi vào tuyến đường Cầu Giấy - Xuân Thủy vì chỗ này thường xuyên tắc. Có thể cho xe buýt đi vòng qua đường Hoàng Quốc Việt, làm như vậy cung đường trên mới bớt ùn ứ" - Đại tá Thắng cho biết thêm.
Đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết thêm, ngoài những nguyên nhân nói trên, vấn đề gia tăng dân số và phương tiện cá nhân cũng chính là "thủ phạm" gây lên cảnh tắc đường như "cơm bữa" tại Hà Nội. Hiện TP Hà Nội có khoảng 7 triệu dân, đó là chưa kể số người ở các tỉnh về đây học tập, công tác và khách vãng lai; cộng thêm bình quân mỗi tháng có khoảng 4.000 xe ô tô, 15.000 xe máy (có tháng lên tới 18.000 xe máy) đăng ký tại phòng CSGT Hà Nội. Những vấn đề này đang làm cho giao thông ở Thủ đô Hà Nội trở lên rất căng thẳng.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Hà Nội mưa lớn, vì sao phố cổ không ngập mà phố mới ngập nặng? Từ trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, ông Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - nêu một thực tế "ngược đời": Phố cũ, phố cổ không ngập; trong khi hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày... Nhân chuyện mưa - ngập đang rất nóng ở TPHCM và nỗi lo...