Thảm cảnh của người già Nhật trên đất Thái
Tháng 2/2016, trong một khu ổ chuột ở ngoại ô Chiang Mai (Thái Lan), nơi đầy rác thải và những chiếc xe hơi bỏ hoang, một người đàn ông Nhật 81 tuổi đã qua đời vì ung thư.
“Tôi muốn trở về Nhật Bản. Tôi nhớ nước Nhật”, Japan Times dẫn lời ông lão nói trong lúc hấp hối.
Các anh chị em của ông lão từ chối nhận tro cốt của ông, nên người bạn gái Thái Lan đang sống cùng ông phải rải xuống một dòng sông gần đó.
Ngôi nhà tuềnh toàng của ông lão Nhật Bản qua đời hồi tháng 2/2016. (Ảnh: Kyodo)
Với giá cả khá rẻ, Thái Lan là điểm đến phổ biến đối với những người Nhật Bản nghỉ hưu, những người muốn ra nước ngoài sinh sống. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người cao tuổi Nhật Bản lại chết trong cô đơn trên xứ người.
Theo người bạn gái của ông lão trên, ông sinh ra tại Nhật Bản và làm tài xế taxi. Ông đã chuyển tới Thái Lan cách đây hai thập kỷ. Tuy nhiên, ông không nói được tiếng Thái. Ông sống một mình, chỉ ở nhà xem TV, đọc sách.
“Vì không đi làm nên số tiền mà ông mang theo ngày càng cạn kiệt và không thể trả tiền viện phí”, bà nhớ lại.
Video đang HOT
Tình cảnh của ông lão này không phải là trường hợp cá biệt. Một người đàn ông Nhật khác khoảng 80 tuổi sống gần đó cũng đã qua đời cùng thời điểm sau khi lâm bệnh. Người đàn ông này hiếm khi nói chuyện với hàng xóm.
Người vợ Thái Lan của ông đã tổ chức đám tang, nhưng các cô con gái của ông ở Nhật Bản lại từ chối tham gia nghi lễ.
Lãnh sự quán Nhật Bản tại Chiang Mai thường xuyên nhận được thông báo từ các nhà chức trách bản địa về các bệnh nhân mất trí không có người chăm sóc hoặc những thi thể không có người tới nhận.
Miền Bắc Thái Lan được biết tới như một “thiên đường cho người về hưu”, với hơn 1.500 người Nhật đăng ký cư trú tại đây. Hầu hết các trường hợp, họ đều có kế hoạch trở lại Nhật sau khi kết thúc chuyến phiêu lưu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, họ ở lại quá thời hạn cho phép sau khi đã tiêu hết tiền tiết kiệm và không có tiền để trở về. Một vài trường hợp khác không thể trở về vì nợ nần hoặc những rắc rối trong công việc và các mối quan hệ khác.
Theo lãnh sự quán Nhật Bản tại Chiang Mai, trong 3 năm qua, mỗi năm có khoảng 20 người Nhật qua đời. Điều này đã phản ánh sự già hóa của dân số Nhật Bản tại đây. Khoảng 15 người đã qua đời vào cuối tháng 4/2016.
Một số người chết trong cô đơn mà không ai phát hiện cho tới vài ngày sau đó. Khi những người thân ở Nhật Bản được thông báo, nhiều người đã từ chối nhận thi thể.
Những trường hợp tương tự cũng được báo cáo tại Philippines.
“Nó giống như một mô hình thu nhỏ của xã hội đang già hóa tại Nhật Bản”, một quan chức phụ trách về vấn đề này tại lãnh sự quán nói. “Đó là điều mà không ai lường trước cách đây một thập kỷ”.
Theo_VietNamNet
Quyển hộ chiếu đặc biệt của Obama khi đi công du
Tổng thống Mỹ Barack Obama cần dùng hộ chiếu khi công du nước ngoài hay không? Nhà Trắng đã tiết lộ một video giúp trả lời câu hỏi này.
Trong phần đầu một đoạn video được Nhà Trắng đăng tải, có câu hỏi: "Liệu Tổng thống Mỹ Barack Obama có cần một cuốn hộ chiếu khi ông ra nước ngoài?"
Trả lời nghi vấn, thư ký riêng của tổng thống Obama, Katie Johnson xác nhận "có" và cho biết ông Obama đã được làm hộ chiếu mới khi ông trở thành tổng thống thứ 44 của nước Mỹ.
Hình ảnh hộ chiếu của ông Obama được chụp từ video. (Ảnh: WASHINGTON POST/ WH.GV)
Hình ảnh trong video cho thấy hộ chiếu của ông Obama đều có các thông tin như họ tên, ngày sinh, quê quán giống tất cả hộ chiếu thông thường.
Tuy nhiên, một điểm khác biệt là trên hộ chiếu của ông Obama có dòng chữ "THE BEARER IS THE PRESIDENT OF THE UNITED STATES." ( tạm dịch: Người mang hộ chiếu này là Tổng thống Mỹ).
Thông tin trên hộ chiếu của ông Obama ghi rõ tên đầy đủ của ông là Barack Hussein Obama, quốc tịch Mỹ. Mục quê quán trên hộ chiếu là Hawaii và ngày sinh là 4-8-1961.
Tuy nhiên, ông Obama không được giữ hộ chiếu này. Hộ chiếu của Tổng thống Mỹ và các nhân viên Nhà Trắng đều được cất giữ tại Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower (EEOB). Mỗi khi công du nước ngoài, các nhân viên ngoại giao sẽ giữ cuốn hộ chiếu này và làm các thủ tục ngoại giao cần thiết.
Trước đó, trong một vụ việc hồi năm 2015, The Washington Post cho biết các thông tin cá nhân, bao gồm số hộ chiếu của Tổng thống Obama và 30 nhà lãnh đạo thế giới khác đã vô tình bị lộ khi những người này tham dự thượng đỉnh G20 ở Brisbane, Úc.
Hộ chiếu Obama.
Một nhân viên thuộc Cơ quan xuất nhập cảnh Úc đã vô tình gửi thông tin đến một nhà tổ chức giải bóng đá Asian Cup. E-mail chứa số hộ chiếu, số visa, ngày sinh và các thông tin nhận dạng cá nhân khác của ông Obama cùng các nhà lãnh đạo Nga, Đức, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia,...
Người nhận email đã báo lại sự nhầm lẫn này đến người gửi. Theo Cơ quan xuất nhập cảnh Úc, các thông tin nhạy cảm đã được xóa ngay lập tức sau đó.
BẢO ANH
Theo_PLO
Truyền thông Mỹ bình luận về chuyến công du Việt Nam của ông Obama Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam, dự kiến diễn ra từ ngày 23-25/5, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông Mỹ về các vấn đề trong quan hệ song phương. Ông Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ thứ 3 đến thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh. Tờ New York Times ngày 15/5...