Thảm bại của Napoleon trước bầy thỏ
Hoàng đế Napoleon tổ chức buổi săn bắn để mừng thắng lợi, nhưng không ngờ phải đối mặt với đàn thỏ hàng nghìn con lao bổ vào ông.
Napoleon Bonaparte là một trong những lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất lịch sử thế giới. Ông thống trị gần như toàn bộ châu Âu suốt hơn một thập kỷ sau hàng loạt chiến thắng vào thế kỷ 18. Tuy nhiên, hoàng đế lẫy lừng của nước Pháp từng gặp phải sự cố muối mặt trước một bầy thỏ đói khát.
Tháng 7/1807, Pháp giành chiến thắng mang tính quyết định trước đế quốc Nga trong trận Friedland, ngày nay thuộc vùng Kaliningrad của Nga. Hai bên sau đó ký Hiệp ước Tilsit để chấm dứt chiến tranh.
Là người bận rộn, Napoleon giao cho tướng Alexandre Berthier tổ chức một cuộc đi săn để mừng thắng lợi trước người Nga. Tuy nhiên, Berthier hiểu rõ rằng hoàng đế của mình không phải là một tay thiện xạ, nên đã quyết định thu mua thật nhiều thỏ cho cuộc săn, để đảm bảo Napoleon có cơ hội bắn trúng con mồi cao hơn.
Napoleon và các tướng Pháp trong trận Austerlitz năm 1805. Ảnh: Wikimedia Commons .
Video đang HOT
Tuy nhiên, vì quá háo hức lập công với hoàng đế, Berthier đã thu mua số lượng thỏ quá mức cần thiết, ước tính bầy thỏ mà ông cho nhốt trong lồng lên tới 3.000 con.
Vào ngày diễn ra cuộc săn, những binh sĩ do Berthier chỉ huy tập hợp số lồng thỏ lại và đặt ở rìa một cánh đồng lớn. Khi Napoleon và khách mời đến nơi, những con vật được thả ra.
Cuộc đi săn bắt đầu khi Napoleon bước xuống khỏi xe ngựa và sẵn sàng dùng súng hạ những con thỏ. Tuy nhiên, một chuyện kỳ lạ đã xảy ra. Những con thỏ không bỏ chạy mà nhảy bổ vào Napoleon và nhóm thợ săn.
Ban đầu, họ được một trận cười sảng khoái trước điều vô lý này. Tuy nhiên, sự kinh ngạc nhanh chóng chuyển thành lo lắng và sợ hãi thực sự, khi hàng nghìn con thỏ dường như không biết sợ hãi là gì lao thẳng vào họ.
Hoàng đế Pháp và các thợ săn cố gắng đẩy lùi cuộc tấn công dữ dội của bầy thỏ bằng bất cứ thứ gì có trong tay như dây quất ngựa, gậy gộc và súng hỏa mai.
Napoleon thậm chí cố gắng bắn hạ bầy thỏ nhưng chúng vẫn tiếp tục lao tới. Lúc này, hoàng đế Pháp và người của ông bị áp đảo hoàn toàn về quân số.
Nhận ra đây là trận chiến không thể thắng, Napoleon quyết định rút vào xe ngựa. Tuy nhiên, lũ thỏ vẫn tiếp tục nhảy vào tấn công. “Với sự hiểu biết về chiến lược của Napoleon hơn hầu hết tướng lĩnh của ông ta, bầy thỏ tách ra thành hai mũi tấn công hai bên sườn của nhóm thợ săn và tiến về phía xe ngựa”, sử gia David Chandler mô tả.
Người đánh xe liên tục vung roi để ngăn cuộc tấn công của bầy thỏ nhưng vô ích. Chẳng bao lâu sau, cả bầy thỏ vây quanh xe. Cuộc tấn công chỉ kết thúc khi chiếc xe ngựa lăn bánh, trong khi Napoleon ném những con thỏ ra khỏi cửa sổ.
Nguyên nhân khiến lũ thỏ tấn công Napoleon bắt nguồn từ Berthier. Dù giỏi về quân sự, viên tướng Pháp này rõ ràng không am hiểu về chăn nuôi động vật. Thay vì bắt những con thỏ hoang, Berthier lại ra lệnh cho binh sĩ thu mua những con thỏ thuần hóa được nông dân gần đó nuôi.
Những con thỏ sống trong tự nhiên thường chạy trốn theo bản năng. Tuy nhiên, thỏ nuôi lại không sợ người. Khi nhìn thấy Napoleon bước xuống xe, chúng tưởng rằng ông sắp cho chúng ăn giống những gì nông dân làm hàng ngày. Khi nhận ra không có thức ăn, lũ thỏ đã trở nên hung dữ và tấn công người.
Quần đảo thừa nhận sai lầm thảm sát 1.400 cá heo
Giới chức Quần đảo Faroe thừa nhận việc săn bắt và giết hơn 1.400 cá heo là "sai lầm lớn" sau làn sóng phản đối kịch liệt trên mạng.
"Khi đàn cá heo được tìm thấy, họ ước tính chỉ có khoảng 200 con", Olavur Sjurdarberg, chủ tịch hiệp hội cá heo Quần đảo Faroe, giải thích trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tuần. "Đó là sai lầm lớn".
Sjurdarberg cho hay đến khi bắt đầu giết, các thợ săn mới biết quy mô thực sự của đàn cá heo. Tuy nhiên, ông thừa nhận "ai đó lẽ ra nên biết rõ hơn". "Hầu hết mọi người đều sốc vì những gì đã xảy ra", Sjurdarberg nói.
Đàn cá heo hông trắng Đại Tây Dương bị giết trên Quần đảo Faroe hôm 12/9. Ảnh: AP
Hôm 12/9, 1.428 con cá heo hông trắng Đại Tây Dương đã bị giết lấy thịt tại bãi biển Skalabotnur của Quần đảo Faroe, vùng lãnh thổ thuộc Đan Mạch nằm giữa Iceland và Na Uy. Theo nhóm bảo tồn Sea Shepard Global, các thợ săn đã sử dụng môtô nước và xuồng cao tốc để dồn đàn cá heo vào vùng nước nông rồi giết chúng bằng dao.
Đây là cuộc săn cá heo lớn nhất trong một ngày từng diễn ra ở Quần đảo Faroe với 500 người tham gia, truyền thông địa phương đưa tin. Sjurdarberg cho biết hoạt động này đã được chính quyền cấp phép và không vi phạm điều luật nào.
Những cuộc săn bắt như vậy là phong tục tại khu vực từ hàng trăm năm trước, được tổ chức ở cấp độ cộng đồng, phi thương mại và thường là tự phát mỗi khi ai đó phát hiện một đàn cá heo. Các thợ săn muốn tham gia phải có chứng chỉ đào tạo.
Tuy nhiên, vụ thảm sát hơn 1.400 cá heo vẫn làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở cả địa phương và quốc tế sau khi Sea Sheperd Global đưa tin. "Đây là sự sỉ nhục tuyệt đối. Đan Mạch cần chịu trách nhiệm về chuyện này. Thật kinh khủng và đáng xấu hổ", nhà hoạt động vì quyền động vật Dominic Dyer nêu ý kiến.
Đấu giá chiếc mũ của Hoàng đế Napoleon được xác định nhờ công nghệ ADN Ngày 6/9, nhà đấu giá Bonhams đã đưa ra trưng bày ở Hong Kong (Trung Quốc) một chiếc mũ mới được xác nhận là có dấu vết ADN của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte. Chiếc mũ được xác nhận là có dấu vết ADN của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte được đưa ra đấu giá. Ảnh: Reuters Bonhams cho biết chiếc mũ đầu...