Thái tử của vương quốc vàng đen bị đánh cắp Kim cương Xanh
Vụ án “ Kim cương xanh” là một vụ trộm 90kg đá quý với tổng trị giá lên tới 20 triệu USD, trong đó có một viên kim cương xanh 50 carat, được xem là một trong những viên kim cương xanh lớn nhất thế giới.
Viên kim cương xanh- ảnh minh họa.
Thậm chí, suốt gần 30 năm qua, vụ án vẫn là một trở ngại cho quan hệ ngoại giao giữa hoàng gia Saudi Arabia và Vương quốc Thái Lan.
Vụ trộm táo tợn
Theo đó, trong khoảng thời gian từ ngày 20/6 đến ngày 8/8/1989, một người làm vườn quốc tịch Thái Lan tên là Kriangkrai Techamong, làm việc cho hoàng tử Ả Rập Faisal bin Abdul Raish, con trai Vua Fahd, trong lúc mở rộng bức tường của cung điện, Techamong được cho là đã “tranh thủ” trèo lên cửa sổ tầng hai và mở két an toàn bằng một cái tuốc nơ vít và lấy đi hơn 90kg đá quý. Vào năm 1982, theo Reuters, số đá quý này trị giá khoảng 20 triệu USD.
Techamong giấu những thứ lấy được trong túi bụi của máy hút bụi để không ai nhận biết những gì bên trong máy vì không có bộ quét trong cung điện thời điểm đó và đẩy nó ra khỏi cửa trước một cách êm thấm.
Thái tử Faisal nói với tờ Washington Post rằng, người làm vườn Thái Lan đã lấy trộm đi “những viên hồng ngọc to cỡ quả trứng gà” cùng với một viên kim cương to màu xanh gần như không có vết rạn nứt nào trị giá hàng triệu USD. Viên kim cương xanh 50 carat được coi là một trong những viên kim cương xanh lớn nhất thế giới và là của gia truyền vô giá của Hoàng gia Ả Rập.
Người làm vườn tên Kriangkrai Techamong sau đó đã gửi số trang sức, đá quý nặng 91kg theo đường hàng không về quê ở ở tỉnh Lampang, miền Bắc Thái Lan, rồi lập tức trốn biệt tăm biệt tích khỏi Ả Rập Saudi.
Một cuộc điều tra do một nhóm thuộc tổ xung kích Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan tiến hành, sau khi Chính phủ Ả Rập cung cấp thông tin cho phía Thái Lan. Không lâu sau đó ngày 10/1/1990, người làm vườn tham lam Kriangkrai bị cảnh sát bắt giữ và thu hồi được nhiều món nữ trang đắt tiền.
Lúc này, anh ta đã kịp bán một số viên đá quý vô giá này với giá chỉ khoảng…30 USD/món. Kriangkrai bị tuyên án 7 năm tù nhưng được giảm án xuống còn 3 năm do đã thành thật khai báo trước tòa án.
Video đang HOT
Rạn nứt ngoại giao
Vụ án kim cương đáng lý ra có một kết thúc tốt đẹp giữa chính quyền Ả Rập và cảnh sát Hoàng gia Thái Lan. Tuy nhiên, vụ án càng trở nên rắc rối, khi đội thuộc cảnh sát Hoàng gia Thái Lan dưới sự điều động của Trung tướng Chalor Kerdthes bay đến Ả Rập trong một chuyến thăm chính thức để hoàn trả các đồ trang sức bị mất cắp mà Kriangkrai chưa kịp bán, với hi vọng vụ việc sẽ êm xuôi.
Nhưng phía Ả Rập nhanh chóng tuyên bố hầu hết số đá quý được trả lại là… đồ giả, thậm chí một số rất thô thiển, trong khi viên kim cương xanh vẫn mất tích một cách bí ẩn.
Cùng từ đây hàng loạt những tình tiết phức tạp diễn ra và vụ án cho đến nay vẫn đi vào ngõ cụt. Đầu tiên, không lâu sau vụ trộm, báo chí Thái Lan công bố những hình ảnh cho thấy một số mệnh phụ nước này – bao gồm vợ của những vị tướng và chính khách hàng đầu của Thái Lan – hãnh diện khoe với nhau những chiếc vòng cổ nạm kim cương tại một lễ hội từ thiện. Một điều khiến cho Hoàng gia Ả Rập tức giận là một số vòng cổ này trông rất giống với số nữ trang của họ đã bị lấy trộm.
Tên trộm Kriangkrai Techamong đã hoàn lương và trở thành một tu sĩ Phật giáo.
Theo báo Bangkok Post, ngay lập tức chính phủ Saudi Arabia đã cử doanh nhân Mohammad al-Ruwaili cùng với phái đoàn ngoại giao đã đến Thái Lan để điều tra vụ trộm kim cương. Ông Mohammad al-Ruwaili nghi ngờ, một nhà kinh doanh nữ trang đá quý có tầm cỡ ở Thái Lan là Santi Sithanakan được cho là người đã mua phần lớn số châu báu ăn cắp của tên trộm làm vườn Kriangkrai và làm giả toàn bộ số trang sức trả lại cho chính quyền Ả Rập.
Tuy nhiên một năm sau, vào ngày 1/2/1990, ba nhà ngoại giao đi cùng với Mohammad al-Ruwaili bị hạ sát trong hai vụ tấn công cùng một buổi tối ở Bangkok. Hai ngày sau đó, doanh nhân Mohammad al-Ruwaili cũng bị bắt cóc và biến mất từ đó. Vụ án mạng vẫn chưa được sáng tỏ cho đến ngày nay.
Để trả đũa, tháng 6/1990, Ả Rập quyết định ngừng thay mới visa cho hơn 250.000 người lao động Thái Lan đang làm việc ở nước này. Hành động này của Riyadh đã khiến Thái Lan mất đi hàng tỉ USD tiền gửi về nước từ số lao động này. Thêm vào đó, Ả Rập cũng ngăn cấm công dân nước họ du lịch đến Thái Lan.
Nabil Ashri, nhà Ngoại giao Ả Rập cho tờ Time biết quyết định của Riyadh nhằm mục đích an ninh và phản ứng lại sự việc chính quyền Thái Lan đã không giải quyết đến nơi đến chốn cũng như không giải thích rõ ràng cho phía Ả Rập về những vụ án đã xảy ra.
Dưới sức ép của Ả Rập, Thái Lan tiếp tục điều tra vụ án. Nhưng đến tháng 8/1994, thợ kim hoàn Thái Santi Sithanakan – người doanh nhân Ả Rập Mohammed Khoja từng nghi ngờ là đứng sau vụ làm giả những viên ngọc trả lại – bị bắt cóc và giết chết.
Hai tuần sau đó, vợ và đứa con trai 14 tuổi của Santi được phát hiện chết trong chiếc Mercedes ở bên ngoài thủ đô Bangkok của Thái Lan. Lúc đó, cảnh sát Thái nói vợ con người thợ kim hoàn chết trong tai nạn giao thông nhưng ông Mohammad al-Ruwaili không đồng ý.
“Họ nghĩ rằng chúng tôi ngốc nghếch. Đó không phải là một vụ tai nạn”. Trước khi mất tích, ông cũng từng tiết lộ rằng những nhà ngoại giao Ả Rập bị giết chết do nắm giữ thông tin quan trọng liên quan đến số đá quý bị mất trộm, bất chấp Cơ quan điều tra đặc biệt của Thái Lan (DSI) luôn nhấn mạnh rằng những vụ giết người và bắt cóc không liên quan đến vụ trộm kim hoàn.
Chính quyền Ả Rập càng nghi ngờ cảnh sát Thái Lan liên quan đến số đồ kim hoàn giả mạo này. Bởi, chỉ vài tháng sau đó Trung tướng Chalor Kerdthes, người lãnh đạo cuộc điều tra ban đầu và giao trả số đá quý giả cho Saudi Arabia bị bắt giữ và bị buộc tội đã ra lệnh sát hại vợ và con trai của thợ kim hoàn Santi Sithanakan.
Tuy nhiên, Chalor vẫn một mực kêu là mình vô tội và nói: “Không phải tất cả những người ngồi tù là có tội”. Chalor Kerdthes bị tuyên án tử hình, nhưng bản án không được tiến hành và hiện ông ta vẫn ngồi tù. Năm 2004, DSI tiếp nhận điều tra những vụ giết người từ Cảnh sát Thái Lan và tháng 6/2006, Chalor Kerdthes bị kết án 20 năm tù. Sáu nhân viên khác cũng bị kết tội liên quan đến cái chết của gia đình nhà kim hoàn.
Thêm nữa, một trong năm cảnh sát dính líu đến vụ việc có trung tướng Thái Lan Somkid Boonthanom. Nhân chứng chính trong vụ án là đại tá Suvichai Kaewpluek khai rằng, ông Somkid đã ra lệnh cho cấp dưới bắt cóc doanh nhân Mohammad al-Ruwaili, đem đến một khách sạn ở Bangkok trước khi giết ông này và đốt xác tại huyện Si Racha, tỉnh Chon Buri.
Ông Suvichai hiện đang ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất ( UAE) và từ chối xuất hiện trước tòa tại Thái Lan vì sợ trả thù. Tuy nhiên, đến ngày 31/30/2014, Tòa án hình sự Thái Lan đã bác vụ án, nói không đủ bằng chứng để xét xử. Quyết định này cũng bãi bỏ việc sử dụng lời khai của đại tá Suvichai.
Đại diện ngoại giao của Ả Rập ở Bangkok tuyên bố sẽ gửi phán quyết mới về thủ đô Riyadh, để chính phủ xem xét các biện pháp đáp lại phán quyết mà họ nói là “gây thất vọng” này. Trong khi đó Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Thái Surapong Tovichakchaikul cho biết “lấy làm tiếc” về kết luận của tòa nhưng ông cũng không thể làm được gì hơn…
Vụ án này đã kéo theo nhiều hệ lụy về vấn đề ngoại giữa hai nước, gần 30 năm sau vụ án quan hệ giữa Ả Rập và Thái Lan vẫn dậm chân tại chỗ, không có thêm tiến triển khả quan nào. Quan hệ ngoại giao hai nước bị đẩy xuống mức thấp nhất. Đại sứ quán Ả Rập ở Bangkok chỉ bổ nhiệm một số vị trí phụ trách theo dõi tiến triển vụ án và cấp thị thực cho người Hồi giáo Thái Lan đi hành hương.
Còn về phần tên trộm Kriangkrai Techamong, mặc dù bị kết án về hành vi trộm cắp, nhưng siêu trộm này chỉ phải ngồi tù trong một thời gian ngắn, do được “che chắn” bởi nhiều người Thái nổi tiếng được hưởng lợi từ hành động trộm cắp của Techamong. Sau đó, siêu trộm này hoàn lương và trở thành một tu sĩ Phật giáo.
Hoài Thu
Theo baophapluat
Kim cương xanh hoàng gia lần đầu được bán đấu giá sau 300 năm
Viên kim cương xanh 6,16 carat từng qua tay hoàng gia từ 4 triều đại châu Âu trong hơn 300 năm qua sẽ được bán đấu giá lần đầu tiên trong lịch sử.
Vào tháng 5, viên kim cương Farnese Blue 6,16 cara sẽ được bán đấu giá lần đầu tiên trong lịch sử tại cuộc đấu giá của Sotheby's.
Viên kim cương màu xanh đậm hình giọt nước được tìm thấy từ mỏ Golconda ở Ấn Độ. Ban đầu, nó được trao tặng cho Elisabeth Farnese, nữ hoàng Tây Ban Nha, vào năm 1975, sau khi bà kết hôn với Vua Philip V của Tây Ban Nha.
Viên đá quý được truyền lại qua hơn 7 thế hệ. Khi hậu duệ của Elisabeth kết hôn với thành viên các gia đình châu Âu khác, viên kim cương đã theo họ du hành khắp châu lục, từ Tây Ban Nha sang Pháp, Italy và Áo.
Kim cương Farnese được bán đấu giá kèm phần viên có thể tháo rời, hộp đựng và tấm thẻ giải thích nguồn gốc của nó. Ảnh: Sotheby's.
Viên kim cương từng được sử dụng để trang trí trên kẹp cà vạt của Charles II, công tước Lucca, và được cho là từng được gắn trên vương miện của Marie Antoinette.
Vào tháng tới, một gia đình thuộc dòng dõi Nữ hoàng Elisabeth sẽ bán viên đá quý này tại phiên đấu giá của Sotheby's ở Geneva, Thụy Sĩ với mức giá ước tính là 5,27 triệu USD.
David Bennett, chủ tịch bộ phận đồ trang sức quốc tế của Sotheby's, cho biết viên kim cương có thể bán được với giá cao hơn dự tính.
"Các nhà sưu tập hoàng gia và quý tộc thường được tiếp cận những viên đá quý tốt nhất, vì vậy những viên đá quý được tạo tác từ chúng thường có chất lượng, kích cỡ tuyệt hảo và rất hiếm có", ông cho biết.
Farnese Blue được trưng bày tại phòng triển lãm Sotheby's Hong Kong vào ngày 29/3 và sẽ được trưng bày tại London, New York, Singapore, Đài Bắc và Geneva trước khi bán đấu giá.
Theo Danviet
Kim cương xanh cực hiếm lần đầu được bán sau 3 thế kỉ Trong suốt 300 năm qua, viên kim cương này chưa từng được đem bán. Viên kim cương Farnese Blue sắp được bán đấu giá Trong vòng 300 năm qua, viên kim cương hiếm tên Farnese Blue đã được truyền tay trong các gia đình hoàng gia của châu Âu. Nhưng tháng 5 này, viên kim cương nặng 6,16 cara sẽ được bán đấu...